Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt?

bạn nhớ Nguyễn khuyến có hỏi trong chùm thơ thu câu này không? Đố các bạn tại sao bầu trời mùa thu lại xanh vậy? mình đọc được điều này lúc chat thú vị lắm! ( mà theo mình thôi nghe _ mình là dân ngoại đạo nên cái gì cũng thấy thú vị. Dân hóa các bạn có thể biết rồi !)

Da trời có màu xanh do bạn này thấy nó màu xanh ^^ (just joke) Thực ra nếu bạn hỏi con mèo nhà bạn coi bầu trời có màu gì, nó sẽ nói màu đen vào buổi sáng và màu xanh vào buổi tối. Còn bạn, bạn sẽ thấy màu xanh vào buổi sáng (bình minh) và màu đỏ vào buổi tối (hoàng hôn) trong điều kiện không bị ngoại cảnh ảnh hưởng. Nếu bạn ở thành phố bạn chỉ thấy bầu trời buổi sáng màu trắng và buổi tối màu đen, cái này do ngoại cảnh là khói bụi và ánh sáng từ các nhà cao ốc ở dưới đất phản chiếu lên bầu trời. nếu bạn ở biển thì dễ quan sát nhất vì không có ảnh hưởng bên ngoài. ánh sáng mặt trời đi đến trái đất theo chiều ngang dưới dạng các chùm tia song song. do bầu khí quyển có mật độ không khí khác nhau nên ánh sáng bị tán sắc, khúc xạ và phản xạ thành nhiều màu. chúng ta biết rằng màu xanh và màu đỏ là hai màu có bước sóng ngắn nhất và dài nhất trong dãy quang phổ nhìn được của mắt người, vì vậy ở buổi sáng, mắt người nhìn tốt nhất do có ánh sáng mặt trời hỗ trợ, cường độ ánh sáng lớn, màu xanh có bước sóng ngắn nhất được nhìn thấy. các màu còn lại không được thấy vì bị tán sắc. buổi tối cường độ sáng ít nhất nên ánh sáng dài nhất là màu đỏ được nhìn thấy, các màu còn lại không thấy được.

Mùa thu và mây trắng, tại sao lại ko cùng chung bước nhĩ ? Có lẽ những cơn mưa mùa hạ đã làm khô cạn bầu trời rồi chăng !? :yeah (

Híc, hôm trước đi máy bay có để ý, khi vượt qua 9 tầng mây rồi thì bầu trời lúc nào cũng xanh ngắt. Chứ có riêng gì với mùa thu đâu !?

Bầu khí quyển là hỗn hợp các phân tử khí, các hạt bụi, hạt sương…Ánh sáng là tập hợp các bức xạ có bước sóng khác nhau. Từ màu tím đến màu đỏ, bước sóng tăng dần. Kích thước các hạt bụi, hạt sương thường lớn hơn bước sóng của ánh sáng khả kiến, khi ánh sáng chạm vào các hạt này thì bị phản xạ theo các hướng. Các phân tử khí có kích thước nhỏ hơn bước sóng của ánh sáng khả kiến, khi ánh sáng chạm vào các phân tử này, ánh sáng có thể bị hấp thu và sau đó được giải phóng theo các hướng. Bức xạ có bước sóng càng nhỏ (màu tím) thì càng bị “vùi dập” nhiều và giải phóng theo mọi hướng. Các bức xạ có bước sóng dài (màu đỏ) thì có thể dễ dàng đi qua.

Tùy vào hướng nhìn của ta lên bầu trời mà thấy màu khác nhau:

Nếu nhìn trực diện mặt trời, thì sẽ thấy màu vàng, do màu tím đã bị tán xạ, màu còn lại của ánh sáng đến mắt là màu vàng. Nếu nhìn ko trực diện thì ta thấy màu xanh tím do ánh sáng tím bị tán xạ theo mọi hướng, vì tại vị trí ta nhìn có thể là nguồn phát bức xạ xanh tím.

Khi chiều hoàng hôn, mặt trời ở hướng chân trời. Ánh sáng từ mặt trời phải đi qua lớp khí quyển dày đặc (so với hướng thẳng từ trên xuống), bức xạ tím và các bức xạ khác bị “vùi dập” không thương tiếc, đến nỗi ko còn sức để đi đến mắt chúng ta. Và chỉ còn ánh sáng đỏ, yếu nhất nên được buông tha, và bình yên đi đến mắt chúng ta.

Thật là dễ hiểu phải ko !? Đến đây các bạn có thể giải thích các màu này không ?

1, Màu rất đỏ của mặt trời lúc bình minh trên bãi biển

2, Màu đỏ của sao Hỏa

3, Cặp mắt màu xanh quyến rũ của tài năng âm nhạc AVRIL LAVIGNE

Màu tím mới là màu có bước sóng ngắn nhất, do đó nó sẽ bị tán xạ mạnh nhất. Theo lẽ thì bầu trời phải màu tím chứ tại sao lại xanh? Mình có nghĩ đến khả năng là : Màu tím do có bước sóng quá ngắn nên đã bị cản lại, tán xạ từ các lớp không khí ngoài cùng nhất rồi. Giải thích như một vị giáo sư đã nói (mình quên tên mất tiêu ^^!) : Mắt người không có khả năng phân biệt ánh sáng xanh và hỗn hợp ánh sáng xanh với tím. Cả hai con người đều thấy nó màu xanh cả. Tựa như với con người thì trắng nào cũng như trắng nào, nhưng con bướm thì khác.

nghe các bác nói về bầu trời như vậy em mới để ý… những ai ở HN chắc đã nghe tới 1 lần là ngắm bầu trời đêm trên đường Hoàng Diệu sẽ thấy màu xanh lơ.

Nếu nhìn trực diện mặt trời, thì sẽ thấy màu vàng, do màu tím đã bị tán xạ, màu còn lại của ánh sáng đến mắt là màu vàng. Nếu nhìn ko trực diện thì ta thấy màu xanh tím do ánh sáng tím bị tán xạ theo mọi hướng, vì tại vị trí ta nhìn có thể là nguồn phát bức xạ xanh tím. Chỗ này em thấy không thuyết phục lắm, nếu giải thích như anh thì buổi sáng và chiều tối sẽ giống nhau. Tuy nhiên buổi bình minh thì bầu trời màu tím mà chiều hoàng hôn thì bầu trời màu đỏ.