Bạn đã có biết về đá khô chưa? Một câu chuyện kể về các đặc tính và những ứng dụng của nó.
Tại sao gọi là đá khô? Đá khô (Dry ice) là tên thông thường của cacbon dioxide (CO2) thể rắn. Ở thể này, nó không tan chảy thành dạng lỏng mà chỉ thăng hoa (chuyển trực tiếp từ trạng thái rắn sang trạng thái khí)
Một số đặc tính • Nhiệt thăng hoa của đá khô là -78,5oC. Tại nhiệt độ này đá khô bắt đầu chuyển sang trạng thái CO2 khí. • Tỷ trọng đá khô khoảng 1,2 – 1,6 kg/dm3 • Khối lượng phân tử là 44,01 g/mol • Các tính chất còn lại gần giống với tuyết và nước đá.
Sản xuất đá khô Khí cacon dioxide (CO2) được nén ở áp suất cao khoảng 870 psi ở nhiệt độ phòng đến khi hóa lỏng. Khi áp suất giảm, CO2 lỏng bắt đầu bay hơi ở dạng khí. Khi được làm lạnh, CO2 lỏng chuyển thành đá khô ở trạng thái như sương, tuyết (trạng thái này có thể thấy từ vòi bình chữa cháy CO2). Sau đó, người ta nén thành từng tảng hay cục đá khô. Ứng dụng Đá khô lần đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 1835 bởi nhà hóa học người Pháp Charles Thilorier. Cho tới nay, nó được dùng phổ biến trong: • Tạo hiệu ứng sương khói • Làm lạnh các thứ kỵ ẩm như thuốc men (vì nó không tan chảy nên không làm ướt thuốc). • Làm mầm khơi mào kết tủa • Hạt phun trong xử lý làm sạch bề mặt kim loại (giống như việc làm sạch bề mặt bằng cát phun)
An toàn với đá khô • Đá khô gây bỏng lạnh khi bạn tiếp xúc với nó qua da, mắt hoặc miệng. Vì vậy, không bao giờ nuốt và cũng đừng quên dùng bao tay khi cầm đá khô. • Mặc dù đá khô không đôc hại nhưng cũng có thể gây vấn đề về hô hấp vì nó “tranh chỗ” với oxi và làm giảm hàm lượng oxi trong vùng không khí gần đó. • Không chứa đá khô trong bình kín.
[RIGHT](Theo cyberchemvn.com Nguồn About.com)[/RIGHT]