:mohoi (cho em hỏi:em thực tập hóa hữu cơ 1 có dùng đá bọt để làm cho dung dịch sôi đều,nhưng nếu bỏ vào lúc dung dịch nóng thì có thể làm dung dịch sôi trào,vậy mong mọi người giải đáp giùm em là thành phần của nó là gì mà có 2 công dụng trên,em cảm ơn trước!
Thành phần của nó à? Tôi cũng k biết đâu, nhưng nó có đặc điểm:
- Trơ với các hoá chất.
- Nhẹ, có nhiều lỗ hổng (để tạo bọt) Công dụng thì bạn đã biết rồi đó, nhưng chú ý người ta chỉ dùng nó khi cần thiết thôi (đun dung dịch ở nhiệt độ cao…), nếu không có đá bọt có thể gây nổ do hiện tượng “quá sôi” xảy ra cục bộ. Vì thế luôn nhớ đến nó nhé! Chúc bạn học tốt!
Mình đã tìm hiểu trên wiki thì được biết đá bọt thường có nguồn gốc từ núi lửa.Do dung nham núi lửa nằm dưới các tầng đất đá có hòa tan một số chất khí như CO2;hơi nước,v.v… khi phun ra ngoài đại dương gặp lạnh đột ngột nên chúng hóa rắn lại và hình thành nên rất nhiều lổ trống.Có độ xốp rất cao (>80%).Đá bọt rất nhẹ,đá bọt được coi là thủy tinh bởi vì nó không có cấu trúc tinh thể.Thường được các nhà địa chất gọi là thủy tinh từ núi lửa. Ứng dụng:Khi đun nóng dd ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ sôi thì phải cho thêm đá bọt vào; làm bê tông nhẹ;để mài mòn, đặc biệt là đánh bóng;v.v… Chú ý: nếu dùng đá bọt để điều hòa quá trình đun sôi ta không nên cho đá bọt vào chất lỏng đang sôi hay đang đun nóng vì sẽ làm cho chất lỏng sôi bùng lên trào ra ngoài rất nguy hiểm và đồng thời đá bọt cũng mất tác dụng điều hoà sự sôi.Chỉ cho đá bọt vào chất lỏng khi nguội. Nếu khi đun nóng mà phải dừng lại thì trước khi đun nóng lại phải cho thên đá bọt mới (vì đá bọt cũ đã mất tác dụng). Cái này là do mình tìm hiểu trên mạng không biết đúng không.Có gì mong các bạn chỉ thêm ^^!
tác dụng đá bọt như vậy là đúng rồi, nó đơn giản chỉ giúp cho điều hòa quá trình sôi tránh hiện tượng quá sôi. Vậy nếu các bạn không có đá bọt thì sao, hết rồi thì sao? có cách nào để thay thế đá bọt không?
Nếu không có đá bọt mình thường lấy đá…ngoài sân rửa sạch, cho vào (tất nhiên không có axit mạnh), vì mấy cái đun này chủ yếu bên hữu cơ mà! hihi. Đừng cười tớ nhe, vì nó cũng hiệu quả mà!
hì hì, oke với bạn phúc. Nhưng lần sau bạn thử sài với miếng gạch vụn thử xem. mình nghĩ là độ xốp cua miếng gạch thì tốt hơn là miếng đó( đá tùy loại, đá tổ ong rỗng nhiều nhưng đá mài ,… thì không độ xốp cực thấp)
Hóa học: - Tổng hàm lượng kiềm - silica (biểu đồ TAS) cho phân loại đá mácma được sử dụng khi không có các dữ liệu về quá trình hình thành hay thành phần khoáng vật:
* Các đá mácma axít chứa hàm lượng silica cao, lớn hơn 63% SiO2 (ví dụ riôlit và đaxít)
* Các đá mácma trung tính chứa 52 - 63% SiO2 (ví dụ anđêsit)
* Các đá mácma mafic chứa ít silica (45 - 52%) và thông thường chứa nhiều sắt - magiê (ví dụ đá bazan)
* Các đá mácma siêu mafic chứa ít hơn 45% silica. (ví dụ picrit và kômatiit)
* Các đá mácma kiềm với 5 - 15% chất kiềm (K2O + Na2O) (ví dụ phônôlit và trachyt)
em đọc trên wiki thấy người ta nói về cấu tạo của macma(theo trả lời của mọi người là đá bọt) vậy thì đá bọt thường dùng trong phòng thí nghiệm thuộc loại nào?(cấu tạo hóa học) em cám ơn nhiều
đá mắc ma có nhiều lỗ trống, lỗ xốp, yêu cầu đá bọt là có độ rỗng và xốp cao. theo tôi nghĩ không phải người ta lấy đá măc ma để làm đá bọt (có thể lấy để làm). theo trực quan của tôi thấy nó giống xi măng trắng pha bột đá hay gì đó thì phải. còn thật sự là gì thì tôi cũng không rõ vì không quan tâm, nhưng tôi nghĩ chế tạo đá bọt thì không khó. thậm chí chúng ta có thể lấy miếng gạch để thay thế đá bọt mà. giá thành đá bọt cũng rất rẻ nữa. một bịt mua về khoảng 30k.
Đá bọt chẳng có gì là cao siêu, chỉ là vật nhỏ nhiều lỗ rỗng giúp quá trình sôi dể dàng, tránh sôi cụ bộ và quá sôi làm trào dung dịch khi đun mà thôi. Chắc các bạn không cần tìm hiểu những phần rìa như vậy đâu. ( tuy nhiên biết thì cũng tốt).
dùng gạch vụn được mà, theo mình biết đá bọt được dùng để tránh hiện tượng sôi quá tâm sôi.dùng trong hữu cơ.
Thực ra nó cũng đóng vai trò quan trọng mà, trong một số pứ cũng cần đá bọt có chất lượng cao đấy. Trannguyen có biết là đá bọt chúng ta cũng mua loại tốt từ Đức, Nhật không nhỉ? Một lọ 1kg mà cũng mấy trăm nghìn đó! Đúng là buồn! Nhưng thầy cô chỉ cho sử dụng nó trong trường hợp đặc biệt thôi, ví dụ xác định COD. Hihi Thân!
ủa xác định COD phúc cho đá bọt vào làm gì vậy? tại nghĩa thấy khi làm về COD có đun đun cao (150 oC) nhưng làm trong ống COD nên đâu có sôi được đâu có sợ sôi quá mà trào được. Hay đá bọt ở đây có tác dụng gì khác heng?
Hihi, ở trường bạn có máy móc hiện đại thế! Vẫn làm thủ công. Vì vậy, để chắc ăn vẫn cho đá bọt vào để sôi cho đều thôi. mà làm cái COD khó nhất là tính toán lượng K2Cr2O7 cho dư, bọn mình làm bị thất bại (đun một hồi thấy dung dịch xanh lè…) nên phải làm lại. Hichic
Khi thực tập cất với dung môi hữu cơ được các thầy hướng dẫn cho đá bọt vào để điều hòa việc sôi. Loại đá mình dùng là loại gạch men kính ( trắng) đập nhỏ ra thôi mà. Nếu trong các trường hợp cần sự tinh khiết các bạn dùng các đoạn mao quản thủy tinh nhỏ ( ngắn 1 cm- loại chấm bản mỏng sắc ký) khoảng mươi đoạn là được - Dùng tốt lắm. Chú ý cho ngay vào từ đầu. Nếu đã gia nhiệt mà quên cần để nguội lại nhiệt độ phòng. Không là trào hết đó. By
khi lí bí quá không có đá bọt các bạn có thể thay thế bàng các vun mảnh sành thi tốt hơn. đảm bảm độ sạch mừ. thỉnh thoảng mình vẫn pải sử dụng cái đó thay cho đá bọt
theo như em được biết thì trong kĩ thuật phân tích chất cũng có cho đá bọt nhưng mà có lúc lại dùng các viên bi thủy tinh , các a chị nào cao thủ về phân tích chỉ giáo chon em với
Tác dụng của đá bọt là làm cho dung dịch sôi đều và không bị quá nhiệt. Việc cho đá cũng như bi thủy tinh hoặc là mảnh vỡ của chén nung thuyền nung bát nung (hay gọi là chén sứ, thuyền sứ, …) Tùy điều kiện của phòng phân tích mà cho. Nhưng chú ý đến chất mình cần phân tích yêu cầu cao thì phải dùng đồ ngon như đá bọt hoặc bi thủy tinh