Chào cả nhà. Mình có 1 chút kiến thức về Composite muốn chia sẻ: Nhựa composite là một loại nhựa không no, đây là loại nhựa nhiệt rắn, có khả năng đóng rắn nếu có điều kiện tổng hợp. Composite có kết cấu gồm 2 phần chủ yếu là vật liệu nền và vật liệu tăng cường. Vật liệu nền Có 3 loại nhựa chủ yếu được sử dụng trong công nghệ này là Polyester, viny ester và Expoxy. Mỗi loại có một đặc điểm riêng còn vật liệu tăng cường gọi là cốt là các loại sợi thủy tinh. Tùy vào yêu cầu đặc điểm mà sử dụng loại nhựa thích hợp. Hiện tại mình biết có một số công ty có bán loại nhựa Polyester không no này như: Tân viễn đông(HCM), hóa chất Oxy(HCM), ANA( Hải Phòng)Bạn nào có quy trình công nghệ, một số nhà cung cấp khác, có thể share mọi người tham khảo. Chúc cả nhà một ngày tốt lành:bepdi(
Cảm ơn Haikd đã đưa ra nhận định cá nhân về loại vật liệu này. Xin bổ sung với bạn là Composite là vật liệu được phân loại rất rộng. Thuật từ này nói đến vật liệu có sự kết hợp, tổ hợp, lai hóa giữa hai yếu tố chính là thành phần gia cường và nền gắn kết.
Nhựa làm Nền ( Matrix) cho composite có thể là nhựa tổng hợp ở dạng nhựa nhiệt rắn, cũng có thể là nhựa nhiệt dẻo hoặc polymer thiên nhiên. Khi đi sâu và chi tiết hơn trong thực tế ứng dụng, nếu nền là nhiệt nhiệt rắn thì người ta có thể dùng nhựa polyester không no, hoặc có thể dùng nhựa phenolformaldehyde, hoặc nhựa epoxy, hoặc nhựa vinyl ester. Nếu nhựa dùng làm nền là nhựa nhiệt dẻo thì trong ứng dụng dân dụng, chúng ta có nhựa PE, PVC, PP, PS, PET. Ngoài nhựa để làm nền cho vật liệu composite, chúng ta còn có thể dùng đến cao su thiên nhiên lưu hóa, cao su butadien nitril,v.v…Bạn đã có từng biết đến polymer từ đậu nành hiện nay đang được dùng rộng rãi như nền trong vật liệu composite dân dụng lần nào hay chưa?
Đối với vật liệu dùng như thành phần gia cường ( hay bạn đang gọi là làm cốt) thì cũng rất đa dạng chứ không chỉ có sợi thủy tinh. Trong ứng dụng dân dụng, ngoài sợi thủy tinh , người ta còn dùng sợi carbon, sợi thiên nhiên ( sợi dứa, sợi đay, xơ dừa, sợi bông…), sợi tổng hợp (Nylon, Kelvar, …). Ngoài ra, rất thông dụng trong mỹ nghệ hiện nay, người ta dùng các bột độn gia cường như bột đá năng, bột sỏi, bột granite,bột than graphite…
Ứng dụng vật liệu composite nền polyester không no/ sợi thủy tinh có mặt tại Sài gòn bắt đầu vào những năm 1985, phát triển thịnh hành vào những năm 2000-2002. Kế đến, với nhu cầu cao trong sản xuất công nghiệp, các sản phẩm chịu ăn mòn do acid hay xút xuất hiện từ việc ứng dụng vật liệu composite nền vinyl ester / cốt sợi thủy tinh. Nhu cầu về chúng tại các KCN VN rất cao vào những năm 2002-2004. Cao cấp hơn một chút,chúng ta có sản phẩm cán vợt tennis dùng sợi carbon đã được sản xuất tại một nhà máy thuộc KCN VSIP. Sản phẩm kỹ thuật như bạc trượt dùng nhựa PF gia cường với than graphite cũng như bố thắng xe Honda dùng PF với sợi đồng/amiang hay vỏ xe từ cao su lưu hóa với sợi vải bố cũng là ứng dụng composite.
Còn đối với sản xuất hàng mỹ nghệ thì ta có sản phẩm giả đá, tượng poly, giả da thú-da cá quý hiếm, giả cây cảnh,… dùng chất liệu này. Các sản phẩm xuất hiện đa dạng lai rai từ những năm 2001 đến nay.
Trong công nghiệp, composite có gia cường là sợi gỗ với nền nhưa UF-Melamine được sản xuất và dùng rất là nhiều và đang phát triển ở VN. Đó là vật liệu composite MDF. Hiện cũng đang có nhà máy Mitsubitshi ( Long An ) đang được khẩn trương xây dựng để dưa vào sản xuất trong năm tới bên cạnh MDF Gia Lai, MDF Miền Trung, plywood Tân Mai, và một số nhà máy sản xuất MDF cũa Mã lai và Trung quốc tại các KCN ở VN.
Ứng dụng của composite là rất đa dạng: Tùy vào ứng dụng - môit trường sử dụng mà ta sẻ chọn lựa nguyên vật liệu cho phù hợp nhất. Ví dụ: Sản xuất thuyền thì dùng nhựa UPE là ok rồi. Nhưng nếu làm bể chống ăn mòn hóa chất, bể xi mạ thì phải dùng Vinyl ester. Còn về sợi gia cường thì có rất nhiệu loại. Sợi thủy tinh, cacbon, kevlar… Nguồn góc thì có đủ : Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật - Mỹ… Về công nghệ thì phổ biến là handlay up , Spray up, RTM … (Bạn nào muốn tìm hiểu về công nghệ và máy móc cho các công nghệ này thì có thể liên hệ với mình nhé).
Hiện tại Tín cũng có 1 tí kinh nghiệm về mãng composite. Rất vui được làm quen và trao đổi với các bạn.
Mọi chi tiết về nguyên vật liệu sản suất - công nghệ - máy móc ngành composite các bạn có thể liên hệ : Mr Tín 0933 418 723 (chuyên cung cấp nguyên vật liệu và công nghệ ngành Composite).
Chào các bạn, L đang cần tài liệu về công nghệ sản xuất tôn lấy sáng bằng composit. Các bạn có tài liệu hoặc kiến thức liên quan thì share cho L với, L đang rất cần và mong hồi đáp của các bạn. Cảm ơn các bạn nhiều nhiều lắm!
Chào pexin,
Sản xuất tôn lấy sáng thì có gì mà cần dùng đến từ đao to búa lớn " Công nghệ " nghe ghê thế!
Nhiều cơ sở người ta làm rất đơn giản và đã có từ năm 2002 rồi. Ở đây chỉ nên gọi là quy trình bán thủ công mà thôi.
Bạn chịu khó đi mua tôn thiếc về để làm khuôn. Sử dụng bao nylong phủ lên để làm mặt chống dính. Rồi quét nhựa và trải vài thủy tinh (mat 300-400) lên bằng con lăn nhựa sắt.
Làm 2-3 lớp tùy theo yêu cầu độ bền. Chờ khô thì tháo ra khỏi khuôn tôn/nylon. Cắt bỏ bavia, cạnh gờ.
Muốn tôn màu gì thì pha thêm màu vào nhựa để có màu mong muốn.
Bí quyết ở chổ là làm sao tôn đừng bị đục, đừng có bọt, màu đồng nhất, láng mịn và lâu lộ sợi.
Vấn đề sắp xếp bố trí sản xuất giúp năng suất cao, chất lượng ổn định lại là chuyện khác.
Thân
Teppi
Hic! Bác Teppi biết nhiều lĩnh vực thế. Mình thì nghe nói lớp chống dính khuôn thường dùng 1 loại sáp(Wax), nếu là khuôn mới dùng lần đầu thì có loại Wax 3 còn dùng nhiều lần rồi thì dùng wax 8. Nó vừa để chống dính, vừa để đánh bóng bề mặt. Mình có 1 tài liệu tương đối hay về sản xuất Composite nhưng ko biết share kiểu gì. có gì Pm mình mình gửi cho nhé. chúc cả nhà cuối tuần vui vẻ Thân! Haitkd
L cảm ơn Teppi nhiều lắm. Nhưng theo bạn thì chỉ có sản xuất thủ công thôi à. Thế còn những công ty lớn với những đơn đặt hàng lớn về tôn lấy sáng bằng composit thì sao. Họ phải có quy trình hoặc công nghệ quy mô hơn chứ. Mình không rành nên xin bạn chỉ giúp. Có những tài liệu gì bạn email cho mình được không bạn. Mình thật sự mong sự giúp đỡ của bạn. anhlinh_hien@yahoo.com là mail của L. Cảm ơn Teppi nhiều nhiều!
Pexin thân mến,
Như đã nói, cách làm thì vẫn không đổi, các nhà sản xuất chỉ có thay đổi thiết bị và bố trí sản xuất theo quy mô. Nghĩa là vẫn ứng dụng phương pháp hand-lay-up trong sản xuất tôn sáng.
Bạn cần phân biệt giữa quy trình -công nghệ- thiết bị và bố trí sản xuất.
Nhà sản xuất nhỏ thì tính chất thủ công sẽ nhiều. Ví dụ như dùng con lăn tay để lăn trải nhựa, dùng máy cầm tay để cắt bỏ ba via…
Nhà sản xuất lớn, quy mô hơn thì máy móc sẽ dùng nhiều hơn. Ví dụ như sử dụng thiết bị phun nhựa sợi hoặc thiết bị lăn trải nhựa lên vải trước khi xếp khuôn, dùng máy cắt bàn với các chi tiết kẹp, định vị để cắt cạnh, sủ dụng thiết bị hút chân không để tháo sản phẩm, xếp thành phẩm, sử dụng khuôn ép bằng nhôm nhiều tầng…
Thân,
Teppi
Haitkd thân mến,
Nếu dùng Wax thì chỉ dùng cho các trường hợp không có phải sơn phủ lại bề mặt composite thành phẩm. Còn bề mặt thành phẩm sau đó cần phủ tiếp các lớp gelcoat thì chỉ có nước phải mài bỏ. Như thế rất tốn kém và mất thời gian, chưa kể chuyện độc hại do bụi mài thủy tinh silic cao. Do vậy, Wax chống dinh chỉ dùng cho khuôn như thành phần nền. Còn với lớp chống dính thực tế bên trên, tôi thường hay dùng PVA pha với cồn. Bí quyết là làm sao để nó không bị loang lổ hay có bọt trên lớp Wax đã quét.
Trong sản xuất tôn sáng, bạn mà quét Wax này lên thì càng tốn kém lại còn sinh chuyện mờ đục tôn không kiểm soát được.
Bạn nên share kiến thức cho mọi người bằng các bài viết từ bạn ( dịch hay tóm lượt) về sản xuất vật liệu , thành phẩm bằng composite ( case study, giới thiệu, thiết bị mới, quy trình mới,…) từ tư liệu bạn đang có thay vì pm cho từng cá nhân. Như vậy, bạn sẽ được lợi hơn vì sẽ có phản hồi về điều bạn đang hiểu để hiểu thêm cũng như có thêm các kết nối chuyên môn trong lĩnh vực này.
Thân,
Teppi
chào các bạn! Sản xuất tole lấy sáng thì không có gì khó cả. Quan trọng là năng suất thôi, mà muốn có năng suất cao thì phải cần sự hổ trợ của máy móc thiết bị phụ trợ. Ví dụ : Bạn có thể sử dụng máy phun chopper để để phun sợi và nhưa —>tăng năng suất lên rất nhiều. Còn về phần định hình sản phẩn tole bạn có thể dụng máy ép nhiều tần như bác Teppi nói hay có thể dùng máy cán kéo (cho năng suẩt cao). CÒn về kỹ thuật tạo láng 2 bề mặt nữa cũng không có gì ghê gớm lắm. Hiện tại Việt Nam có thể làm được hết. Một phần quan trọng không kém của sản phẩm tole lấy sáng là độ trong, truyền sáng… thì phần này phụ thuộc vào 70% cách chọn loại nhựa sử dụng , phần còn lại phụ thuộc vào phụ gia, thiết bị và tay nghề công nhân.
Mong được phản hồi trao đổi với các bạn! Mr Tín JC - chanhtinbk0501@gmail.com - 0933 418 723
Bác ơi vậy sợi có ảnh hưởng đến độ trong suốt không vậy Bác? Còn vấn đề 2 mặt láng thì nếu không có gì ghê gớm thì bác có thể nói luôn trên đây để mọi người cùng biết với.
Cám ơn Bác nhé.
Theo bạn hỏi thì chứng tỏ là bạn chưa có bao giờ thí nghiệm tạo ra mẫu composite từ nhựa polyester và sợit hủy tinh. Bạn chịu khó mua một ít về rồi thí nghiệm đi. Chi phí độ chừng 80.000 đồng VN. Dùng vải khô và vải bị ẩm. Hiện tượng cho thấy sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này.
Còn để láng thì bạn cần có một bề mặt láng để làm nền mà quét trải nhựa lên. Vậy bạn cần làm cái nền đó làng, bằng nhiều cách tùy theo khả năng cơ khí, công cụ và điều kiện tay nghề.
Thân,
teppi
Em chỉ muốn biết là ngoài nhựa ra thì sợi có ảnh hưởng đến độ trong suốt của sản phẩm không? vấn đề ẩm và không ẩm là như thế nào? có chỉ số nào đánh giá không? khi mua ngoài làm sao đánh giá?
Còn vấn đề láng thì em cũng biết là láng khuôn thì láng sản phẩm, tuy nhiên em cũng muốn biết thêm nên hỏi vậy thôi.
Ảnh hưởng của sợi –> tất nhiên là có chứ em.
Vải mua về, tất nhiên là khô. Tạo mẫu vải ẩm, em phun màng sương nước lên vải rồi để qua đêm rồi lăn nhựa lên. Thực tế, đi làm nhiều, nhìn vào hay rờ tay vào là biết ngay. Còn để đánh giá thì người ta có thiết bị đo ẩm , hay kiểm tra bằng sấy -cân. Nhưng vấn để đánh giá không phải ở đây. Ý tôi muốn bạn tìm hiểu về ảnh hưởng của ẩm lên độ trong suốt của sản phẩm.
Có kết quả, em chụp hình và gửi vào đây bàn luận tiếp. Vậy nghen.
Thân,
Teppi
Bác làm khó em trong việc làm thí nghiệm rồi. Cái thời mày mò tìm hiểu nó qua lâu mất rồi. Thực ra ở đây ai cũng biết Bác (hay các Bác!?) luôn luôn truyền đạt hết những kiến thức mà mình biết. Đó là sự đáng quý. Tuy nhiên em có nhận xét nho nhỏ là những ý kiến của Bác có vẻ giống như những nghiên cứu ở phòng thí nghiệm, hay trường đại học chứ không thể hiện hết thực tế sản xuất.
Những câu hỏi em đưa ra thực tế là không dành cho Bác, Em chỉ muốn một vài người nếu biết thì làm ơn nói ra luôn trên diễn đàn để mọi người cùng nhau bàn luận, chứ không phải cho số điện thoại bắt gọi điện … Em thấy nó không hay lắm.
Vài dòng có gì không phải mong các Bác bỏ qua.
Trở lại vấn đề trong và không trong trong tole lấy sáng: thật sự có những loại sợi mà nhà sản xuất rất thích vì làm tole trong hơn; đương nhiên trong quy trình không có chuyện làm ẩm hay làm khô sợi. Vấn đề em muốn đề cập là chọn loại sợi nào? nhà sản xuất composite hiện nay có chú ý đến vấn đề sợi C hay E không? có chú ý đến binder của sợi không? đó là những yếu tố đó phần nào giúp chúng ta có thể dễ dàng hơn trong vấn đề chọn lựa nguyên liệu. Cái khó của thị trường Vn rất khó tìm kiếm nguyên liệu theo đúng yêu cầu mình mong muốn, mà điều này ai cũng biết vì sản xuất mà cứ thay đổi nguyên liệu hoài thì làm sao mà làm dc? mà sản xuất composite thì thôi rôi, hư coi như là bỏ.
Đúng là sợi thủy tinh được phân thành nhiều loại cho các ứng dụng. Tuy nhiên , trong thực tế, bạn không có thể nào trực tiếp chọn đúng cái loại vải bạn cần theo chỉ số gì gì đó tại chợ hay công ty. Mà nếu có thì phân biệt làm sao là vải đó đúng hay sai với data sheet? Tại sao vậy? Vì họ không phân biệt được theo những chỉ số như sách giáo khoa hay trong trường mà bạn học đâu. Vậy làm cách nào? Qua vấn đề nhận biết ẩm trên vải như thế nào. Đó là thực tế đấy bạn à. Và một thực tế hơn nữa là không ai mua vải với lượng lớn ngay về dùng . Hỏi mua, thử mẫu với lượng nhỏ hợp lý, rồi mới đánh giá quyết định chọn hay không chọn.
Trong diễn đàn có nhiều dạng câu hỏi của nhiều người khác nhau. Nếu hỏi cơ bản thì tất nhiên sẽ có câu trả lời cơ bản. Nếu hỏi bằng thực tế quan sát và có sự chia sẻ nghiêm túc thì câu trả lời sẽ cũng được đáp lại tương ứng.
Tôi thấy đa phần các bạn là sinh viên và hay thích hỏi câu hỏi từ bài thi hay thực hành kiểu như giải thích cơ chế này nọ hoặc là thành phần cấu tạo gì gì đó. Thế thì tất nhiên câu trả lời cũng phải sát với điều các bạn ấy quan tâm cùng với chút mở rộng trong thực tế.
Người trả lời cũng sẽ rất chú ý với những kiểu câu hỏi không được đầu tư hay dạng biết rồi mà còn thách đố…thì sẽ không được trả lời như ý.
Các dạng trả lời cũng phong phú. Nếu để ý thì bạn sẽ thấy rằng, người làm tư vấn kỹ thuật thì gợi mở hướng đi mới và giải pháp kỹ thuật nhưng không muốn trả lời hết cho những ai cố ý móc bí quyết kỹ thuật. Người làm sale thì sẽ trả lời rất chi tiết vấn đề về cách sử dụng máy móc nhưng không đề cập đầy đủ đến sữa chữ hay cách bảo trì máy vì đấy là dịch vụ giá trị tăng thêm cho họ.
Vậy hỏi để làm sao cho có câu trả lời tốt và góp ý kiến chuyên môn sao cho phong phú thêm là điều mà tất cả chúng ta cần đầu tư suy nghĩ.
Thân,
Teppi
Rất thú vị khi trao đổi với Bác, tuy nhiên để tránh loãng topic em chỉ góp thêm vài câu nữa thôi
-
Vấn đề chất lượng sợi thực tế thì hiện nay hết 70% công nhân đánh giá theo cứng mềm, theo xơ và không xơ, lợi nhựa hay hao nhựa… vậy những cái này có phải từ ẩm mà ra hay là từ yếu tố nào khác (cái này em hỏi thiệt tình chứ không dám đánh đố ai hết).
-
Thật sự thì nhà sản xuất phải trang bị những kiến thức căn bản để có thể chọn lựa và định hướng được loại nguyên liệu nhằm tránh trường hợp bị thuốc. Một thực tế là tại VN là chỉ cần làm công nhân một thời gian là có thể mở một xưởng sản xuất Composite. và như vậy thì để có được những kiến thức căn bản cũng cần phải nỗ lực và học hỏi rất nhiều.
-
Một người sale thì họ muốn bán dc hàng nên việc hướng dẫn có đảm bảo là đúng hay không? có thể làm tole trong nhưng tính chất khác thì như thế nào, họ có nói ra không? những gì em hỏi chẳng qua cũng là mong muốn trên diễn đàn ai đó có những kiến thức gì thì chia sẻ, để mọi người cùng bàn luận (vì chắc gì cái đó đúng), chứ không phải nói tôi biết; muốn biết thì phải gọi điện thoại phải mua hàng rồi mới chỉ…
-
Diễn đàn là nơi công cộng nên một câu hỏi của một người công nhân có thể không trau chuốt như một tiến sĩ được nên cũng không nên so sánh!
-
Em đồng ý với những câu hỏi thì người kỹ thuật sẽ trả lời khác người sale. Tuy nhiên, trong ngành hóa chất thì sale phải rành kỹ thuật! anh chào hàng thì anh phải trả lời hết những câu hỏi của tôi về mặt hàng anh cung cấp! Tôi là người mua hàng thì tôi có quyền thắc mắc để được biết thêm. Như vậy cũng không thể gọi là đánh đố hay moi móc kỹ thuật phải không Bác?
Hy vọng sẽ gặp lại Bác trong những topic khác.
Thân
các bác tranh luận căng thế nhĩ! Sao lại phải phân biệt kinh doanh hay kỹ thuật này nọ. Dù làm dì thì cái đích cuối cùng cũng là ra sản phẩm tốt nhất thôi mà. Thật sự ở Việt Nam theo tôi thấy, ở các xưởng sản xuất composite đa phần là nhỏ lẻ, nên rất hiếm chổ có kỹ thuật viên phụ trách. Mình nghĩ cách sản xuất tốt nhất là bạn cần chọn được nguyên liệu tốt, phù hợp và để làm được điều đó bạn nên test nguyên liệu ở mỗi lần mua nguyên liệu ----> liệu các chủ doanh nghiệm đã ai nghiêm túc làm chuyện này chưa?
Tham gia diễn đàn cho vui thôi! cởi mở là chính, chỉ trả lời được một số câu hỏi đã có trên diễn đàn thôi, còn muốn biết thêm + giao lưu làm quen cafe trò chuyện. Hoặc gọi điện thoại trao đổi thêm, chẳng lẽ lại tiếc…
Tín JC!
Hi,
Để cho bạn hiểu, mối quan hệ nhân quả về vấn đề trên có thể diễn tả như sau:
tỷ lệ silic - natri –> xử lý bề mặt sợi + chất keo gắn giữ sợi đơn –> tính hút ẩm của bó sợi –> tính cứng -mềm-xù hay không xù- lợi -hao nhựa.
Chắc chắn 2 cái đầu rất khó để cho công nhân, người đi mua biết. Nhưng hai cái sau thì dễ cảm nhận hơn.
Thân,
Teppi
Chào các bạn ! Hiện tại tai việt nam đã có dây chuyền sản xuất tấm lợp lấy sáng tự động rồi nhé ! 1 giờ có thể sản xuất 300md thành phẩm . muốn biết thêm xin liên hệ mình .