tiêu chuẩn SA 2.5 là tiêu chuẩn làm sạch bề măt kim loại. Như vậy theo tiêu chuẩn nay mình có các phương pháp làm sạch 1 . làm sạch bằng phung cát với áp lực cao. 2. làm sạch bằng hạt mài kim loại 3. làm sạch bằng nước ở áp lục cao. trong các phương pháp này được sử dụng cho việc làm sạch bề mặt kim loại để sử lý bề mặt kim loại trước khi sơn. Như vậy trong ba phương pháp trên Phương pháp nào theo các bạn là được dùng nhiều, tính ưu điểm và nhược điểm của các phương pháp.Phương pháp nào là dùng có tính kinh tế nhất. Ngoài ba phương pháp trên còn phương pháp nào để sử lý bề mặt kim loại trước khi sơn ko? Một tấm kim loại sau khi đã làm sạch bề mặt rồi làm sao để nhận biết được tấm kim loại đó đã làm sạch theo tiêu chuẩn SA 2.5 chưa? Tiêu chuẩn SA 2, SA 2.5, SA 3 khách nhau như thế nào? Mời các bạn thảo luận và cho ý kiến. Xin chân thành cảm ơn!
Hi,
Vài ý kiến:
-
Chủ đề này rất nóng trong một số diễn đàn thông qua sự kiện một nhà máy đóng tàu Huyndai-Vinashin gây ô nhiễm môi trường bởi bụi chất thải hạt nix.
-
Phương pháp làm sạch bằng hạt mài chính là phương pháp dùng hạt nix đang gây ô nhiễm môi trường - nhưng cho chất lượng bề mặt tôn thép sau khi xử lý tốt hơn đối với trường hợp tôn thép vị rỉ có lỗ từ dạng kim chấm đến đốm to
-
Phương pháp làm sạch bằng nước áp lực cao : không gây ô nhiễm môi trường nhưng lượng nước dùng rất nhiều nên cần thiết bị lọc, tái chu kỳ nước khá phức tạp và cồng kềnh. Ngoài ra pp này không giải quyết được trường hợp tôn bị rỗ hột to.
-
SA không phải là tiêu chuẩn mà chỉ là một phần thông tin về phân loại mức độ chất lượng bề mặt.
SA1- Bề mặt đã sạch dầu, mỡ, bụi, vảy thép, gỉ, sơn, các tạp chất lạ bám dính lỏng lẻo.
SA2- Bề mặt đã sạch hết dầu, mỡ, bụi và hầu hết vảy thép, gỉ, sơn, các tạp chất lạ, Chất nhiểm bẩn còn lại bám dính rất chặt với bề mặt thép.
SA2.5- Bề mặt đã sạch hết dầu mỡ, bụi và các vảy thép, gỉ, sơn, các chất lạ khác. Dấu vết nhiễm bẩn còn lại sáng như thép ở dạng đốm hoặc vết nhỏ.
SA3-Bề mặt đã sạch hoàn toàn dầu mỡ, bụi, vảy thép, gỉ, sơn và các tạp chất lạ khác. Toàn bộ bề mặt có màu ánh kim đồng nhất.
-Hiên tôi đang nghiên cứu và áp dụng phương pháp trung gian nhằm khắc phục hai nhược điểm nói trên bằng việc sử dụng hạt mài bằng nươc đá ( đường kính trung bình 4mm) để xử lý bề mặt tôn thép bị rỉ sét trung bình. Hiệu quả khá tốt. Các kết quả cho các trường hợp bề mặt khác cũng đáng khả quan. Còn lại là yếu tố triển khai ra thị trường và khách hàng quan tâm.
Thân
Teppi
Cách làm sạch tôn mà các nhà máy đóng tàu đang áp dụng. Trước đấy chủ yếu tôn được làm sạch bằng cách phun cát. Công nghệ này gây ra một lượng bụi rất lớn trong không khí nên rất ô nhiễm với công nhân và hiệu quả lại không cao. Cách thứ hai là dùng hạt mài (hay hạt Nix như anh TEPPI đã nói). Công nghệ này có hiệu quả cao hơn rất nhiều nhưng độ ô nhiễm cũng lại càng tăng. Hạt mài có hai loại. Một loại hình tròn và một loại hình trụ. Ở đầu các máy phun được lắp một cái đầu chia luồng tương tự như cái hộp chia gió của điều hoà để tạo ra các luồng hạt mài xoáy tăng hiệu quả của quá trình phun.Các loại hạt mài này cũng nhiều nhà cung cấp lắm. Với phương pháp này thì phải đâu tư lớn và việc phải thu hồi lại các hạt mài để quay vòng và hao hụt trong quá trình cũng phải tính đến. cách thứ 3 là dùng nước ở áp lực cao như Teppi cũng đã nói và hình như cũng được ít dùng. Tôi muốn tìm hiểu về phương pháp của teppi đã nói ở trên và việc đưa vào thị trường là ko khó lắm. Nhờ tippi nói rõ phương pháp của mình. Trên thị trường những phương pháp nào làm cho doanh nghiệp tiện lợi và ít chi phí nhất thì rất rễ được sử dụng. Tôi đã làm và chứng kiến rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng những phương pháp trên nhưng đều có chung một ý kiến chi phí và ô nhiễm môi trường. Nên có một phương pháp nào đó hữu hiệu nhất cho doanh nghiệp. các bạn hãy đóng góp ý kiến!
Chào anh Teppi Tôi co một du án về đề tài này, nếu anh quan tâm thì liên hệ lai với tôi nhé. Quan 0913512552