Collection of chemistry websites

Mình thấy trong box này cũng có đề cập đến nhiều website tạp chí hóa học nhưng chưa tập trung và chưa có sự đánh giá.

Ngày nay các ngành khoa học đang ngày càng xích lại gần nhau. Để giải quyết một vấn đề khoa học cụ thể, phải có sự hổ trợ của nhiều ngành khoa học. Cho nên khi giải quyết một vấn đề hóa học, không có nghĩa là chúng ta chỉ tìm tài liệu liên quan trong các tạp chí hóa học; mà phải có sự liên hệ đến các ngành khác: vật lý, sinh học, khoa học vật liệu, môi trường… Khi các nhà hóa học công bố công trình của họ cũng vậy, không chỉ công bố trên các tạp chí hóa học, mà có thể công bố trên các tạp chí ngành khác; miễn là được chấp nhận.

Các website dưới đây chứa hầu như tất cả các tạp chí mà các nhà hóa học có thể liên quan đến. Mỗi website chứa các tạp chí riêng, thường thì mỗi tạp chí chỉ có trên một website thôi. Bởi vậy phải dùng tất cả website mới có thể tìm đầy đủ các tạp chí.

Hai tạp chí hàng đầu mà mọi ngành khoa học đều có thể đăng ở đây. Nhà khoa học nào có bài trên hai tạp chí này, thì xứng đáng được mọi người ngã mũ bái phục. Ngay cả nhà khoa học hàng đầu VN (tầm cỡ thế giới) hiện nay, GS. VS. Nguyễn Văn Hiệu, cũng chưa có bài nào trên 2 tạp chí này. Phần lớn các công trình đoạt giải Nobel, xuất phát từ 2 tạp chí này.

Nature (UK): http://www.nature.com Science (USA): http://www.sciencemag.org

Kế đến là các tạp chí của Hội Hóa học Mỹ (ACS). Chất lượng các bài báo, các công trình Hóa học ở đây thì miễn bàn, mọi nhà hóa học đều ao ước có bài báo trên các tạp chí này. VN ta chưa thể có bài báo trên này, trừ những người VN làm đề tài bên nước ngoài (không phải ai cũng được).

http://pubs.acs.org/about.html

Kế đến là các tạp chí của Hội Hóa học Anh (RSC). Impact factor nhỏ hơn ACS một chút.

http://www.rsc.org/Publishing/Journals/Index.asp

Những trang web sau không thuộc hội hóa học nào, mấy cái này chỉ là các nhà xuất bản danh tiếng, tập hợp các tạp chí lại. Bao gồm tạp chí của tất cả các ngành: khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, khoa học xã hội, kinh tế, y dược… Với số lượng tạp chí khổng lồ.

http://www.sciencedirect.com/ (sv mình quen dùng cái này). http://www3.interscience.wiley.com/ (số tạp chí ít hơn sciencedirect một chút) http://www.ingentaconnect.com/ Cái này số tạp chí còn nhiều hơn sciencedirect nữa, nhưng có một số tạp chí trùng với bên sciencedirect. http://springerlink.com (cái này có mấy tạp chí về material science, và mấy tạp chí của Nga bằng tiếng Anh rất hay) http://www.blackwell-synergy.com/ (Mấy cái ceramics hay) Taylor & Francis - Harnessing the Power of Knowledge (Francis & Taylor) http://search.epnet.com (cái này trường mình vào cũng được, có mấy tạp chí của China)

Ngoài ra còn có tạp chí của Viện Vật lý Mỹ (IoP). Cái này có mấy tạp chí Physica và Nanotechnology hay (gần với Hóa).

http://journals.iop.org/.

Anh em nào biết Website tạp chí của các hội khác thì bổ sung nhé !

PS. Cái Scifinder ông shampa nói chỉ là công cụ tìm kiếm thôi (giống CA vậy). Muốn lấy được bài báo thì phải đăng ký database của các Hội, hay Publisher ở trên thì mới lấy được.

Mình thì không đọc tạp chí như aqhl, ở chỗ làm thì thường đọc các article rồi thấy reference nào quan tâm thì đi tìm đọc. Đúng là có nhiều bài không có trên Science Direct, nhưng abstract thì có khá đủ. Sau khi đọc abstract nếu thấy hứng thú thì tìm bản full. Ở lab mình có một phần mêm hỗ trợ việc tìm này (không nhớ rõ tên, hình như là scifinder hay sao đó), và thường là tìm được. Nên cũng không có nhiều kinh nghiệm về các trang tạp chí khác. Nói vậy chứ trên sciencedirect cũng không đầy đủ các reference chút nào cả, đôi khi đi tìm cũng mệt. Ah quên, có cái SAE Paper cũng có nhiều bài quan trọng lắm

Cách của nguyencyberchem, chỉ phục vụ tốt cho nghiên cứu. Còn khi giảng dạy thì khó lắm. Khó thấy hết sự phát triển của một hướng nào đó, khó thấy những ứng dụng liên quan…

PS. Như đã nói sciencedirect chỉ là một website thôi, làm sao có hết reference được.

trời, nhờ aqhl mới biết đó chứ lâu này cũng giống như nguyency@, toan la đọc abstract, cái nào cần mới lấy không àh, hiihi,

Cái này cũng còn tùy à nha. Vì trên source của sciencedirect vẫn có các bài báo dạng resume rất có ích cho giảng dạy. Vd như các bài này nè

  • Photovoltaic performance and long-term stability of dye-sensitized meosocopic solar cells
  • Recent advances in automobile exhaust catalysts Mấy bài dạng short review có rất nhiều thứ hấp dẫn có thể trích ra để giảng dạy

Ặc ặc, khoa học phát triển như vũ bão, resume thế nào cho kịp. Mấy ông GS đầu đàn nhiều khi còn thấy chưa hết. Mà nếu có thấy hết, cũng khó viết resume kịp ! Vì viết một bài resume phải đọc mấy trăm article khác. Híc, ổng còn hướng dẫn nhiều TS nữa ! Không phải chỉ sciencedirect mới có resume, bất cứ tạp chí nào cũng có những bài resume hết (chất lượng nhất là Chem. Rev. và Chem. Soc. Rev.). Ngoài ra còn có những resume dạng book (không phải textbook), monograph, series…

Aqhl có thường down trên nature.com không,? BM máy lần search trên trang này, thấy nó đòi user name và password, một hai lần đầu tưởng là do ip của máy, nhưng bị nhiều lần trên nhiều máy khác nhau thì chắc đã vướng security của trang này rồi ! Aq biết thông tin gì về pass cũng như user name không !!? :treoco (

Hehe…Đây là tạp chí khoa học uy tín nhất trên thế giới, sao mà nó cho BM down không được, một bài là 30$ nhé. Đăng ký làm member của nó thì chắc cũng phải vài ngàn USD một năm. Đây là tạp chí chỉ mang tính chất thông báo những phát hiện mới trong tự nhiên, nói rất chung chung.

Bên mình cũng không access online được, chỉ có bản hardcover thôi. Tìm hơi mệt một chút. Trên thư viện Khoa học Tổng hợp cũng có những số mới của tạp chí này đó. BM cần thì lên đó copy nhé. Mỗi lần mình cần, thì cũng làm biếng đi tìm lắm. Mail qua North America, nhờ người lấy nhanh hơn.

Báo xịn fulltext nhưng free nha các bạn. Tập hợp các báo cáo khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học Mỹ từ 1915-2006

http://www.pnas.org/contents-by-date.0.shtml

Các bạn học hữu cơ làm đề tài liên quan đến sinh học thì vô trang này nha, rất nhiều tạp chí free về life sciences.

http://www.pubmedcentral.gov

Những tài liệu tham khảo được xem là có độ tin cậy là sách xuất bản bởi những nhà xuất bản có uy tín và những sách này đã được thông qua quá trình phản biện nghiêm ngặt như các cuốn textbook mà các bạn tải từ các đường dẫn trên internet. Thường tên của người phản biện sẽ được cám ơn trong lời cám ơn nếu phản biện có đóng góp nhiều ý kiến xác đáng.

Nguồn tài liệu quan trọng nhất trong nghiên cứu khoa học là các bài báo của các tạp chí có quy trình phản biện kín. Thường quy trình này chỉ có ở tạp chí quốc tế. Tức là người gửi bài sẽ không biết ai là phản biện (referee) cho bài báo của mình. Tùy mức độ nổi tiếng của từng tạp chí mà phản biện sẽ là 03 hay 05 người. Thường số phản biện là số lẻ. Giả sử chỉ có 03 phản biện, tỷ số sẽ có các khả năng: (chấp thuận) 3-0, hay 2-1 hay 1-2 hay 0-3 (không chấp thuận): mà bài báo đó sẽ được nhận đăng hay từ chối.

Do đó nếu các bạn trích dẫn từ các tạp chí (nhất là tạp chí quốc tế) thì được chấp nhận vì chúng là tài liệu tham khảo chính thống đã qua phản biện. Về phía ngành hóa học có những nhóm tạp chí nổi tiếng và phổ biến sau theo hệ thống quốc gia và châu lục:

Ngoài ra còn có dạng tổng hợp các tạp chí như Sciencedirect: http://www.sciencedirect.com/, và rất rất nhiều tạp chí riêng lẻ khác chẳng hạn như Science (http://www.sciencemag.org/), và tạp chí riêng lẻ cùa từng quốc gia, như ở Việt Nam chúng ta có Tạp chí Hóa học (cũng được kết nối vào Scifinder search nhưng không cung cấp bản PDF hay HTML).

Các bạn nên xem thêm trong http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=401&page=1&pp=10 vì alhq đã viết khá đầy đủ về phần này mà mình không biết. Mình cũng bỏ sót một số tạp chí hay dùng trong phần ở trên và chúng đã được alhq trình bày.

Các bạn phải hết sức cẩn thận khi sử dụng wikipedia để viết luận văn và luận án, chỉ nên trích từ các tài liệu gốc mà tác giả đã dùng để viết bài cho wikipedia. rồi sau đó mới đến đường dẫn của wikipedia (hoặc ngược lại) nếu có lấy thông tin từ bài này. Bạn nào biết các website lớn về tạp chí hóa học thỉ bổ sung thêm nhe. Enjoy and Happy New Year!

Linh tinh mấy ý:

1/ Giới thiệu lại cái Journal này, rất HOT trong lĩnh vực mình đang làm Tạp chí Lab-on-a-chip:

2/ Thực ra thì impact factor cũng không phải là một chỉ số đánh giá chất lượng Tạp chí Hoàn hảo, tuy nhiên hệ thống các Tạp chí của ACS đúng là rất có giá trị Khoa học cao trong ngành Hóa. Ngoài ra là của RCS của Anh và nhiều tạp chí có chữ European. Những cái này Scooby-Doo và aqhl đã nói rõ.

3/ Theo mình biết thầy Đỗ Quang Hiền bên Hữu cơ hiện là PhD student ở USA đã đăng được 2 bài trên JACS rồi.

4/ Đối với các nhà công nghệ Hóa học thì đăng Journal chỉ là phụ thôi. Xịn hơn đăng Journal là patent, hơn patent là prototype (quy trình sản xuất 1 thành phẩm), hơn prototype là mass production. Do vậy để đi từ Phòng thí nghiệm (khảo sát phản ứng, tìm ra chất mới …) và đăng báo đến việc đưa ra quy trình sản xuất rõ ràng với các điều kiện tối ưu để sản xuất lượng pilot (kg, chục kg tới trăm kg) rồi đến sản xuất đại trà hàng loạt là một con đường vô cùng chông gai. Nó giống như việc học về các phản ứng lọc hóa dầu với việc xây nhà máy Lọc dầu (chưa phải Hóa dầu) Dung Quất 3 tỷ USD vậy .

5/ Theo mình biết với PhD student ở USA thì các Giáo sư không cho phép dùng các bài review làm Tài liệu tham khảo vì chúng không phải là Tài liệu gốc . Tuy nhiên không ai cấm đọc review để định hướng cả .

Đưa topic này lên cho để mọi người tham khảo !!!