mọi người giải thích giùm với, hok biết hiện tượng này có thật không hay chi là đùa thôi :tutin (
Hiện tượng khi cho mentos vào cocacola:
Thành phần cocacola: , nước, CO2, chất tạo màu caramel, chất tạo hương vị: vanilla, cinnamon, và citrus, chất làm ngọt: đường, syrup hay chất làm ngọt nhân tạo, chất bảo quản. Cocacola có môi trường acid.
Thành phần mentos: các chất tạo hương vị: bạc hà, cam, dâu, chanh, táo, nho…; đường, tinh bột, chất nhũ hóa, gum arabic, dầu dừa đã hydro hóa, gelatin.
Trong quá trình tạo cocacola, CO2 được ép với áp suất rất lớn để hòa tan vào nước, một phần nhỏ chuyển thành acid carbonic, phần còn lại dưới dạng các bóng khí rất nhỏ. Các bóng khí này bị các phân tử nước nhốt lại. Vì nước có sức căng bề mặt lớn, các bong bóng khí ko thể vượt quá sức căng bề mặt để kết hợp lại.
Khi cho mentos vào nước, gelatin và gum arabic hòa tan, làm giảm sức căng bề mặt của nước, các bong bóng khí dễ kết hợp lại với nhau hình thành bong bóng lớn hơn và nổi lên bề mặt.
Mặt khác, mentos có diện tích bề mặt lớn, là nơi hình thành các mầm cho các bong bóng phát triển lớn hơn (giống như khi chưng cất ta cho đá bọt vào vậy). Khi cho viên mentos vào cocacola, các bóng khí hình thành rất nhiều và viên mentos lại chìm dần xuống đáy, lượng bóng khí lại tăng lên rất nhiều, dẫn tới hiện tượng bùng phát các bóng khí như trên movie.
Nguyên nhân làm chết người có thể được giải thích như sau: Do sự tạo thành bọt CO2 một cách mãnh liệt diễn ra ngay trong miệng của nạn nhân làm cho nước ngọt và cả CO2 lập tức tràn vào phổi của nạn nhân, trong phổi do các niêm mạc rất mỏng manh và dễ tổn thương do vậy có thể khiến nạn nhân chết. Tuy nhiên mình vẫn không ngờ được khi cho mentos vào cocacola thì quá trình thoát khí quá mãnh liệt như vậy. Trong thực tế mình cũng nhận thấy với nước giải khát cocacola thì lượng CO2 nén vào nhiều hơn các loại nước giải khát có gaz khác, đây có thể là một điều cực kỳ nguy hại khi dùng chung với singum
Thế nhưng chính em đã từng dùng singum với Coca mà có bị sao đâu ạ!?!?!
Để hôm nay đi thử xem, nhớ mua loại chai coca còn mới, vì chai để lâu có thể lượng CO2 giảm đi nhiều rồi
Khi đã mở nắp coca, rót từ chai vào ly, từ ly vào miệng thì CO2 đã giảm rất nhiều rồi. mentos có lẽ có bề mặt lớn hơn singum bình thường nhiều và quá trình hòa tan nhanh của gelatin và gum trong mentos cũng có thể là nguyên nhân quan trọng.
Dây là một lí giải khác cho hiện tượng trên từ Viện Hóa học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam: khí CO2 đó có trong thành phần viên kẹo (ở dạng ion) và có sẵn trong nước Coca Cola cũng như các loại nước có gas khác. Để tạo ra cảm giác mát lạnh khi uống, nhà sản xuất thường nạp khí CO2 vào nước giải khát.
Vấn đề là, để đảm bảo an toàn, nhà sản xuất điều chỉnh thành phần sao cho lượng CO2 được giải phóng từ từ trong quá trình uống. Để làm được việc đó, một lượng hóa chất (đương nhiên không độc hại cho cơ thể) được nhà sản xuất đưa vào nước giải khát để duy trì cân bằng hóa học sau đây: HCO-3 <==> H2CO-3 <==> CO2
Nếu thành phần HCO3 tăng hoặc được bổ sung, cân bằng hóa học trên sẽ dịch chuyển sang bên phải và khí CO2 được giải phóng.
Để chứng minh quá trình hóa học này, ông Cát cho một hợp chất hóa học chứa thành phần bicarbonate (HCO-3) vào chai nước Coca Cola. Một cột bọt khí tương tự bắn tóe ra miệng chai.
Không phải loại kẹo bạc hà Mentos nào cũng gây ra phản ứng trên. Bước đầu tìm hiểu, các nhà khoa học nhận thấy chỉ có loại kẹo bạc hà Mentos hình tròn như băng phiến (Chewy Gragees), giá 2.000 đồng/gói 10 viên là gây ra hiện tượng nguy hiểm. Các viên hình vuông và hình con nhộng chưa thấy có hiện tượng đó.
Các nhà khoa học đang tiếp tục xác minh bằng thực nghiệm xem viên bạc hà dạng băng phiến có đúng là chứa HCO-3 không.
Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo không dùng chung nước giải khát có gas với kẹo bạc hà, loại có thành phần hydrogenate.
(Theo Tiền Phong)
Phản ứng này từng là chủ đề của chương trình MythBusters phát trên kênh Discovery vào ngày 9 tháng 8 năm 2006. Khi cho viên kẹo bạc hà vào chai Cola, chai nước sẽ sủi bọt thật mạnh và bắn lên thành một cột nước cao.
Điều này được giải thích là do thành phần CO2 có trong các loại nước giải khát có gas. CO2 sẽ được hòa tan vào nước giải khát với một nồng độ nhất định để tạo cảm giác mát và sảng khoái. Khi ta uống vào, các bọt khí CO2 sẽ thoát ra trên lưỡi, trong miệng, thu nhiệt của môi trường xung quanh làm cho ta có cảm giác mát lạnh. Lượng CO2 được hòa tan vào và được ức chế sao cho có thể thoát ra từ từ.
Theo giải thích của Hoahocvietnam.com, trong nước giải khát sẽ có phản ứng cân bằng giữa các chất như sau:
HCO3- + H+ (aq) <=> H2CO3 <=> CO2 + H2O
Khi cho Mentos vào nước Cola, thành phần HCO3- tăng lên, làm cho cân bằng trên sẽ chuyển dịch sang phải để tạo ra khí CO2. Lượng CO2 tạo ra rất nhiều sẽ tạo thành phản lực bắn cột nước lên cao. http://www.hoahocvietnam.com/home/content/view/66/62/ (sưu tầm hoahocvietnam)
Cách giải thích sự giải phóng mãnh liệt CO2 là do sự giảm sức căng bề mặt bởi các phụ gia có trong kẹp mentos đề xuất bởi alhq cũng là ý kiến hay.
Nếu mentos (màu trắng) là nguồn cung cấp bicarbonate ngoại lai thì phản ứng đề nghị bởi hoahocvietnam.com cũng góp phần giải thích thêm hiện tượng này qua phản ứng tạo CO2 như đã biết. HCO3- + H+ (aq) <=> H2CO3 <=> CO2 + H2O
Nhưng các bạn có thắc mắc tại sao phản ứng trên xảy ra được? Vì các loại nuớc giải khát có ga đều có pH <<7 tức là chúng mang tính acid. Ví dụ như Sprite có pH ~2.5-3.0. Nếu có dịp các bạn cứ thử đo tất các mẫu nước giải khát có ga sẽ nhận thấy điều này. Nên đo bằng pH kế để được kết quả chính xác hơn. Nguyên nhân là có thể do các acid phụ gia pha vào trong nước giải khát như acid citric, acid phosphoric… Acid carbonic là acid rất yếu, nên các acid mạnh hơn đã có sẵn trong nuớc giải khát sẽ phản ứng với bicarbonate (có thể từ mentos) để giải phóng CO2.
Nhưng tại sao lưỡi của chúng ta không nhận ra “sự chua” do các acid được thêm vào? Chẳng qua là vì lưỡi bị đánh lừa bởi vị ngọt của nuớc giải khát tạo ra bởi đường thêm vào. Tuy nhiên, bao tử của chúng ta lại nhận ra được điều này: khi uống nuớc giải khát có gas chúng ta cảm thấy bao tử bị ợ chua hoăc mau đói bụng.
Scooby-Doo need some food for now!!!
Có bác nào làm trong công ty sản xuất mentos thì check hộ thành phần xem có bicarbonate không nào ! Mình tìm rất kỹ về thành phần của mentos, cũng chẳng thấy tài liệu nào nói nó chứa bicarbonate hết…hic… :bepdi(
cái nài có cả hiện tượng vật lí lẫn hiện tượng hóa học, ngoài hiện tượng hóa học như thầy aqhl đã giải thik thì còn do áp suất nữa
T_T lạy em đó là thầy anh đó T_T nhóc ạ
Áp suất à? Theo anh nghĩ thì do sự chuyển đổi trạng thái đột ngột dẫn đến sự tăng thể tích đột ngột ~~> tăng áp suất mạnh ~~> phụt lên cao và... die ^^
hic, sao anh lại phải lạy em nhở :|, Còn cái phần giải thik ấy, lạ lắm cơ, ko phải loại mentos nào cũng gây ra hiện tượng như thế anh ạ “Bước đầu tìm hiểu, các nhà khoa học thấy chỉ có loại kẹo bạc hà Mentos hình tròn như băng phiến (Chewy Gragees), giá 2.000 đồng/gói 10 viên là gây ra hiện tượng nguy hiểm. Các viên hình vuông và hình con nhộng chưa thấy có hiện tượng đó.” nguồn trong nguồn đó có giải thik rõ đó anh ạ Một số hình ảnh thử nghiệm
chậc… bạn có bao giờ xem cái video người ta dùng cái này làm mình trình diễn không thế hả? www.hoahocvietnam.com T_T xin bạn vào mà tìm để ngự lãm… Mà mình cũng xin nói bạn một chút … bạn biết thực chất cái này là do đâu không? Bạn đã xem loại kẹo của bạn và loại nước ngọt ý như thế nào chưa?
ủa, em làm thử rồi nà, phụt lên như phim luôn ý :)), mà chị có dùng đúng lọa mentos hình tròn ko đó T_T
Hôm wa coi trên chương trình Discovery có 2 nhà hóa học đã đưa ra nguyên nhân của hiện tượng này:
1 - Do nước ngọt Coca: khí CO2 + chất tạo ngọt + chất bảo quản, từ các thí nghiệm sau:
- So sánh khi cho kẹo mentos vào 2 chai, 1 chai coca + 1 chai nước bình thường có nén khí CO2 ------> cà 2 chai đều có hiện tượng như nhau.
- Sau đó cho lần lượt các chất có trong nước ngọt vào chai nước (người ta ko đề cập là có nén CO2 hay ko nhưng nghĩ là ko) thì nhìn chung tất cả đều có hiện tượng phun nước ra nhưng chỉ có 2 thành phần là chất tạo ngọt + chất bảo quản mới gây ra hiện tượng phụt mạnh như trên.
2 - Do kẹo mentos: cấu trúc đặc biệt của lớp vỏ ngoài của kẹo + chất cao su + 1 chất gì nữ ko nhớ nữa ^_^!!
- khi xét cấu tạo vỏ kẹo thì người ta nhận thấy nó ~ 1 viên đá sủi bọt @@ - gồm rất nhiều lỗ nhỏ trên bền mặt, để so sánh người ta cho 2 viên kẹo 1 viên mentos thông thường + 1 viên kẹo có lớp màu bên ngoài làm bề mặt kẹo trơn nhẵn —> viên kẹo có lớp sơn phản ứng rất kém thậm chí ko có gì trong khi kẹo mentos thường phản ứng rất mạnh!
- thử với các hóa chất thì như trên thôi.
Tiếc là ko biết tìm đoạn phim hôm wa ở đâu để đưa link, mọi người thông cảm! Nếu ai bíêt down giùm với để lưu lại làm tư liệu
topic này đã bị bỏ hoang hơn 1 năm, h mình moi rác lên :021: cho hỏi là đã tìm ra được nguyên nhân chính xác chưa vậy? nếu ăn kẹo rùi uống coca thì chỉ 1 ngụm liệu có thể gây phụt mạnh như thí nghiệm với nguyên 1 chai 1.5l đầy thế ko? :022: làm sao chết được nhỉ? :1:
Vui lòng đọc trang 1 topic này!!! Thân! :24h_028:
ăn singum vs Cocacola => sủi bọt trong miệng ! ^.^