Cơ hội học bổng Master, PhD về công nghệ nano

Các bạn ơi! Mình đang muốn làm đề tài về công nghệ nano nhưng lại không biết tương lai sau này thế nào? Xác xuất thành công đề tài không biết có lớn không? Nghe mấy thầy cô nói làm về hướng này ít xin được học bổng du học nước ngoài lắm vì trên thế giới ít người làm? Mình đang phân vân không biết có tiếp tục theo hướng này hay chuyển sang hướng khác có tương lai hơn. Nói chung giờ mình có rất nhiều hướng để chọn. Hoặc giả sử ở lại Việt Nam thì cơ hội xin được việc làm khi nghiên cứu theo hướng này có dễ không? Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn. Mình xin cảm ơn.

  • Nếu bạn học hữu cơ thì chuẩn bị tinh thần để ly trích, cô quay, siêu âm, vi sóng, chạy phổ, giải phổ… Vì chọn đề tài phải phụ thuộc vào thầy cô, chứ không phải bạn thích làm gì thì làm.

  • Nếu muốn học cao học về Công nghệ Nano ở VN thì xem ở link sau: http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=2303

  • Nếu muốn xin học bổng học master và PhD ở nước ngoài thì cố gắng điểm ĐH cao (từ 8.0 trở lên). Nếu nhỏ hơn 8.0 có thể xin sang Hàn, cũng là nước có nền công nghệ nano rất mạnh. Điểm ngoại ngữ Toefl iBT 80, IELTS 6.5. Hiện rất nhiều trường ĐH trên thế giới có chương trình master và PhD về công nghệ nano. Hầu như tất cả các trường ĐH lớn trên thế giới đều có trung tâm hay viện nghiên cứu về Công nghệ Nano, nên không sợ không xin được học bổng nếu CV tốt. Xem thêm ở link sau: Một số chương trình PhD về Nanotechnology trên thế giới - Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

  • Học chương trình này về nước có thể xin làm việc ở các viện nghiên cứu, trường đại học, các tập đoàn như Intel…

Em biết là việc xin đề tài phải tùy thuộc vào thấy cô. Nhưng mà em muốn hỏi việc xin học bổng có nhất thiết phải là giảng viên ở trường ko a Q? Các giáo sư có dựa trên cơ sở đề tài mình làm lúc học đại học hay cao học để xét không? Hay là người ta chỉ quan tâm đến ngành mình học? Theo anh thì sau này đi làm nghiên cứu theo hướng nào thì dễ xin học bổng nhất. Chẳng hạn về lĩnh vực hóa môi trường có được không ạ? Trên thế giới em nghe nói nhiều người làm về vấn đề này lắm nên xin cũng dễ? Không biết ở các nước châu Á như Hàn Quốc hay là Singapore thì tình hình sao ạ? Trên trường mình sao em hay thấy học bổng của Thụy Điển hay Đan Mạch là nhiều thôi. Nếu sau này được qua bên đó học như anh thì tốt quá! Cảm ơn anh nhìu!

Học bổng Đan Mạch hay Thụy Điển là do Khoa Hóa ĐH KHTN hợp tác với các trường bên đó, có thể xem là trường hợp đặc biệt. Chứ bên Châu Âu thường không cho học bổng cho master, trừ một số chính phủ các nước giàu như Pháp, Đức, Hà Lan, Thụy Điển muốn viện trợ cho các nước thế giới thứ 3 để tăng thêm tình hữu nghị. Các học bổng dạng này thường cho 1 nước như Việt Nam khoảng vài suất cố định, nên tính cạnh tranh là rất cao. Gần đây Ủy ban Châu Âu có trích 1 số tiền để cho Học bổng master (Học bổng ERASMUS MUNDUS), họ cho học bổng rất nhiều chương trình và cho hầu như tất cả các nước trên thế giới. Mỗi chương trình thì VN cũng được 1-3 suất, nên đương nhiên là tính cạnh tranh rất khốc liệt.

Học ngành nào thì cũng nhiều học bổng cả. Các ngành thiên về Lý thuyết như Toán, Vật lý lý thuyết, Hóa lý thuyết thì dễ xin học bổng hơn. Vì đơn giản, những ngành này ít người học. Họ cần người làm, thì đương nhiên họ cho học bổng. Các ngành khác nhiều người học, thì khó xin hơn.

Tốt nhất là nên cố gắng điểm ĐH cho cao đi, tập trung vào English cho tốt. Nếu chọn được thầy cô có khả năng publish paper trên các tạp chí quốc tế nữa thì tuyệt vời. Còn học ngành nào, làm cái gì, thì cơ hội xin học bổng là ngang nhau và học bổng thì rất nhiều (nhất là học bổng cho PhD). Các đề tài ở đại học hay cao học mà không có Publication quốc tế, thì cũng vậy thôi. Không có ai kiểm định thì họ không đánh giá cao đâu.

Còn chuyện là giảng viên hay không cũng không quan trọng. Chuyện này chỉ quan trọng khi xin học bổng từ chính phủ VN (học bổng 322), nếu là giảng viên thì xin rất dễ. Nhưng học bổng này chỉ tốt với trường hợp đi Mỹ. Đi các nước khác, thì tiền cho rất ít, thường chỉ vừa đủ chi phí ăn ở, học tập, không có dư giả gì. Nếu xin được học bổng trực tiếp từ các nước bên này, nếu tiết kiệm, thì có thể dư chút ít và đủ tiền để đi du lịch thoải mái.

Mình nhớ có lần ngồi nói chuyện phím với các anh chị đi trước thì họ nói làm nghiên cứu theo hướng dễ xin học bổng nhất thì chắc là làm về mấy hóa chất phóng xạ hay mấy chất cực độc. Nói đùa vậy thôi, chuyên nghành nào trong môn hóa cũng có cơ hội xin học bổng cả. Hãy mạnh dạn chọn ngành mình thích. Yếu tố quan trọng để một ứng viên được nhận học bổng là trình cho hội đồng xét duyệt thấy sự yêu thích và năng lực của mình trong lĩnh vực nghiên cứu đó, chứ không phải cho hội đồng thấy anh ta chọn hướng nghiên cứu dễ xin học bổng, hay hướng nghiên cứu đang thịnh hành. Trên thực tế, không phải qui trình xét duyệt nào cũng đánh giá được sự yêu thích của thí sinh trong lĩnh vực anh ta muốn nghiên cứu. Học bổng ENRECA của Đan Mạch của sẽ kết thúc vào năm 2010, đến 2009 là tuyển ứng viên lượt cuối cùng. Học bổng này hổ trợ cho các nước nghèo, nhưng hiện nay chỉ số tăng trưởng của Việt Nam khá cao nên không được hổ trợ thêm nữa. Để xin được học bổng thì bạn phải có sự chuẩn bị thật tốt về mọi mặt: ngoại ngữ, điểm, bài báo, quan hệ với giáo sư, hướng nghiên cứu, publication, tiền, tâm lý, thông tin trường, điều kiện của học bổng v.v…Những thông tin này có đầy trên mạng, google một phát là đọc mệt luôn. Đa số các bạn chỉ chuẩn bị việc cải thiện điểm nên khi apply rớt liểng xiểng.

Mình đang muốn làm đề tài về công nghệ nano nhưng lại không biết tương lai sau này thế nào? Xác xuất thành công đề tài không biết có lớn không? Nghe mấy thầy cô nói làm về hướng này ít xin được học bổng du học nước ngoài lắm vì trên thế giới ít người làm? cái câu cuối bậy hoàn toàn.

mấy anh cho cho em hỏi là những thầy cô ở trường mình những thầy cô nào có publish paper tốt ạ có thể cho em biết để tham khảo được kô?

Vấn đề này đáng lẽ phải được công bố trên trang web của khoa Hóa, để sinh viên có thể biết và dễ dàng lựa chọn thầy cô. Tuy nhiên từ nhiều năm nay, hình như trang web khoa không hề có tiến triển nào, cũng khó biết được nguyên nhân tại sao !

Ở cấp độ mà ở Khoa tự nghiên cứu và publish paper trên các tạp chí quốc tế thì chưa có thầy cô nào cả. Chỉ có những trường hợp liên kết với các nhóm nghiên cứu ở nước ngoài, rồi đứng tên chung trên bài báo thì có. Một số nhóm mình biết như nhóm Cô Phi Phụng, Thầy Bùi Thọ Thanh, thầy Lê Quan… Tuy nhiên cũng rất khó để sinh viên có thể đứng tên chung trong những bài báo như vầy… Đây là tình hình chung ở VN, chứ không riêng ở Khoa Hóa. Chỉ 1 số ngành như Vật Lý Lý Thuyết, Toán và một số Viện nghiên cứu lớn ngoài Hà Nội… mới có khả năng tự publish các paper trên tạp chí quốc tế mà không cần sự hợp tác bên ngoài.

Ủa vậy là bên chỗ mấy Viện làm về hóa ở TP.HCM như Viện Khoa học vật liệu hay Viện công nghệ hóa học cũng ko có khả năng publish paper hả a? Nếu là học viên cao học mình trình luận văn ở Việt Nam thì có được các thầy cô cho đứng tên chung ko? Khi xin học PhD ở nước ngoài thì người ta đòi bao nhiêu publish paper thì mới xét cho mình a? Khả năng xin được học bổng khi mình chỉ học cao học ở Việt Nam có lớn ko? Ngoài ngoại ngữ và điểm ra thì còn có tiêu chí nào nữa ko ạ? Em mới tìm hiểu về cơ hội du học nên cũng khá ngu ngơ. Mong a chỉ giáo! Cảm ơn a!

Trong năm vừa qua, cả Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam (vast.ac.vn) do Viện sĩ Đặng Vũ Minh quản lý, bao gồm hơn 30 viện nghiên cứu lớn nhỏ, chỉ công bố được hơn 40 bài báo quốc tế. Đầu năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã bổ nhiệm một GS khác vào vị trí chủ tịch Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam (ngang cấp với Bộ trưởng). Hy vọng tình hình sẽ sáng sủa hơn.

Viện Khoa học Vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ Hóa học ở Mạc Đĩnh Chi chỉ là những viện nhỏ do Viện khoa học Công nghệ Việt Nam quản lý, nên không có công trình trên tạp chí quốc tế cũng không có gì lạ cả.

Đề tài thạc sĩ thì cũng khó được đăng báo quốc tế lắm. Nếu xin được làm ở Đan Mạch thì có khả năng hơn. Nếu có 1-2 bài thì rất là dễ xin học bổng ở Mỹ hay Châu Âu. Nếu không có paper cũng có thể xin được nhưng xác suất fail rất cao. Bạn có thể xem thêm bài viết về xin học bổng ở Mỹ: Diễn đàn Thế Giới Hoá Học

Ặc, nghe chữ “công nghệ nano” bạn có thể thấy to tát, nhưng nếu nghiên cứu tài liệu publish đầy trên các database articles, chắc bạn sẽ có cách nhìn khác. Sự thực các lab của Khoa Hóa - KHTN TP nghiên cứu về nano-material cũng đã đạt được các kết quả không thua gì các bài báo đã publish của các group hàng đầu, thế nhưng khả năng publish hơi thấp, do uy tín, tiếng tăm của Prof cũng là một tiêu chí để access publish.

Nghe mấy thầy cô nói làm về hướng này ít xin được học bổng du học nước ngoài lắm vì trên thế giới ít người làm?

Ặc, thầy cô nói vậy thật ư ??? Chắc họ ko nghiên cứu mảng này, một lời khuyên, khi bạn muốn tìm hiểu mảng gì, bạn đừng hỏi vẫn vơ, nên hỏi trực tiếp người đang nghiên cứu mảng đó “thầy/cô đã làm được cái gì” :24h_083::24h_057:, và họ sẽ nói cho bạn (nếu họ rãnh, hứng thú).

Một vài ý kiến cá nhân. :018:

Đúng là “cũng đã đạt được các kết quả không thua gì các bài báo đã publish” nhưng như vậy cũng chỉ là lặp lại, không có tính mới nên rất khó để publish, muốn publish được thì hướng nghiên cứu phải mới, hoặc phải có sự sáng tạo dựa trên những hướng nghiên cứu hiện thời,…thêm nữa là kỹ năng writing paper phải tốt.

Cho dù xem xét ở khía cạnh nào đi nữa thì publication của Việt Nam đang rất thấp. Các đề tài nghiên cứu khoa học trong nước thì nhiều nhưng kết quả đăng trên các international journal thì rất thấp. Tất nhiên, có những đề tài giải quyết những vần đề thực tế trong nước thì không nhất thiết phải đăng trên international journal. Cũng vì trở ngại này nên vị trí xếp hạng của các trường ĐH, Viện ở VN chưa cao và thế giới cũng chưa biết nhiều đến nền hóa học nước nhà. Một điều cần lưu ý là đa số các pub có tên của người Việt thì những người có tên trong pub là những du học sinh, tức là các công trình này được thực hiện ngòai nước, dưới sự hướng dẫn của các giáo sư nước ngòai (cũng có giáo sư VN đồng hướng dẫn nhưng rất ít), trong điều kiện làm làm việc ở các lab nước ngòai. Ở Sing, Thái, Trung Quốc… thì nhiều pub của họ là từ trường và viện trong nước họ làm nên. So sánh như vậy để thấy khi so về số người có tên trên pub không thì chưa đủ (mặt dù mới so như vậy thôi mình đã thua xa người ta), phải so sánh xem ai thật sự làm nên các pub này. Dù khó khăn như vậy, nhưng mình thấy tình hình đã và sẽ được cải thiện rất nhiều. Hàng năm Bộ chi một sồ tiền khủng lồ để cử các du học sinh đi học ở các nước và theo dõi các pub của các du học sinh. Các qũi Học Bổng cử học sinh đi học các trường tốt ngòai nước cũng nhiều. Các du học sinh này khi trở về sẽ tiếp tục phát huy đề có nhiều pub hơn. Các hướng hợp tác với các trường viện ngòai nước cũng đem lại một số lượng pubs đáng kể. Nói chung cơ hội đề có pub rất nhiều. Cái chính là người nghiên cứu phải nổ lực vươn lên, dù điều kiện hiện nay có nhiều khó khăn nhưng cũng sẽ thu được kết quả khả quan. Nếu điều kiện tốt mà không nổ lực thì cũng không làm được gì.