bạn votuantu bạn biết khá nhiều vè cơ lượng tử vậy có biết về quyển bài tập cơ lượng tử của đặng quang khang ko?
cho đệ hỏi trong nglý bất định Heisenberg thì chính xác là denta x nhân denta px >= h hay là h/2pi (tức là h ngang)
The uncertainty relations can be written a little more precisely in the shorthand of mathematical symbols. But first we must define what these symbols stand for. Here are their definitions:
Dq is the uncertainty or imprecision (standard deviation) of the position measurement.
Dp is the uncertainty of the momentum measurement in the q direction at the same time as the q measurement.
DE is the uncertainty in the energy measurement.
Dt is the uncertainty in the time measurement at the same time as the energy is measured.
h is a constant from quantum theory known as Planck’s constant, a very tiny number.
p is pi from the geometry of circles.
> means “greater than or equal to”
Putting these symbols together, the two uncertainty relations look like this: Dp Dq > h / 4p DE Dt > h / 4p
Let’s say you measure the position of a moving electron with such great accuracy that Dq is very small. What happens to the precision of the momentum Dp, which you measure at the same instant? From the first relation, we have
Dp > h / 4 p Dq
Thanks bạn rất nhiều về những kiến thức mà bạn đưa ra. Tôi xin đặt cho bạn một câu hỏi . Hi vọng được bạn quan tâm trả lời:" Tại sao hạt chuyển động trong giéng thế lại có thể vượt ra khỏi giới hạn của giếng thế, mặc dù năng lượng của nó (theo như bạn nói) thì không bao giờ đủ để vượt ra khỏi giếng thế và nếu vượt ra được trong khoảng thời gian nhanh như vậy thì có thể đo được khoảng thời gian nó vượt ra khỏi giếng thế hay không?" hết. Rất mong nhận được câu trả lời của bạn
Theo mình có thể do hiệu ứng đường hầm mà hạt có thể vượt khỏi giếng thế. Hiện tượng này đã được quan sát thấy trong nhiều dạng cấu trúc hóa học, chẳng hạn sự nghịch đảo cấu trúc amoniac, hay sự chuyển proton nội phân tử malonandehit, và nó mang bản chất thuần túy lượng tử.
Hiệu ứng đường hầm:
Trong lý thuyết lượng tử, có một hiệu ứng khác với lý thuyết cổ điển là hiệu ứng đường hầm. Theo đó, trong hố thế ( rào thế ) hữu hạn, 1 hạt có năng lượng nhỏ hơn thế năng của hố thế vẫn có thể xuất hiện ở vùng cấm cổ điển. Để giải thích hiệu ứng này, ta dựa vào nguyên lý bất định. Như ta biết, có nguyên lý bất định giữa xung lượng và tọa độ, tức ko thể đo đồng thời cả tọa độ và xung lượng. Khi đo năng lượng của hệ, ta ko thể đo đồng thời thế năng ( đặc trưng cho đo tọa độ ) và đo động năng ( đặc trưng cho đo xung lượng ). Muốn biết, hạt có nằm trong vùng cấm cổ điển ko thì ta phải tiến hành quan sát " tọa độ " của hạt trong vùng cấm, sự quan sát này sẽ làm cho hạt xuất hiện 1 độ bất định động năng ( độ bất định xung lượng ) nào đó. Thực tế chứng minh,độ bất định này đủ để cho hạt " xuyên hầm " và lọt vào trong vùng cấm cổ điển. Tuy nhiên,do sự quan sát của ta ko thể phá vỡ cấu tạo hệ lượng tử nên sự " xuyên hầm " này là ngắn.
Hiệu ứng đường hầm không phải được xác định bằng nguyên lý bất định. Khi giải phương trình Schrodinger cho hạt trong rào cản năng lượng thì có cả nghiệm (hàm sóng) ngoài rào cản ấy. Mấy ông làm lý thuyết không biết mô tả bằng thực nghiệm như thế nào nên gọi đại là hạt chui hầm gì đó (tunnelling effect) vì theo classical mechanic thì hạt không thể vượt qua rào cản năng lượng khi động năng của nó nhỏ hơn cái rào đó.
Ví dụ về sự đảo cấu trúc NH3 của Zero là rất rõ. Năng lượng giao động của NH3 ở trạng thái cơ bản (hình tháp) nhỏ hơn năng lượng của NH3 ở trạng thái chuyển tiếp (phẳng) rất nhiều, tuy nhiên người ta vẫn thấy có nghịch đảo cấu trúc của NH3.
Còn làm thế nào để xác định sự đảo cấu trúc này thì các bác chịu khó đọc phổ IR của NH3 gas. Bây giờ tớ làm biếng quá.
Tình cờ đang đọc tạp chí C&EN tháng 9 thì thấy có nói đến tunnelling effect trong HCl. Xưa nay, người ta cho rằng có thể quan sát bằng thực nghiệm tunnelling effect của electron ở HOMO nhưng nhóm nghiên cứu này cho thấy HOMO-1 (có năng lượng thấp hơn) cũng có tunnelling effect, kết quả này cũng phù hợp với tính toán quantum mechanic.
Một nghiên cứu rất đẹp (Science 2009,325,1364). Hic không biết bao giờ Vn mới có những nghiên cứu như thế này.
Theo ngayxua2dua, bạn đã hiểu sai vấn đề mà ngayxua2dua nói. Tất nhiên, bài toán khảo sát hạt trong rào thế thì ta phải dùng Pt Schrodinger để tìm nghiệm là các hàm sóng trạng thái. Và thế ở đây ko đơn giản mà thế có dạng bậc thang ( rào ), nên ta phải khảo sát Pt Schrodinger trong từng miền không gian tương ứng với dạng thế năng có đc ( giống như việc phá dấu trị tuyệt đối ấy ). Vậy, sau khi đưa ra các điều kiện biên cho bài toán thì hàm sóng của ta là hàm sóng chung cho toàn trục và khi tính xác suất bên ngoài rào thế thì ta thấy nó khác 0.Đó là 1 kết quả khác thường so với cổ điển. Để giải thích kết quả này người ta dựa trên nguyên lý bất định.Một lần nữa chúng ta thấy đc sự nhất quán của cơ học lượng tử. Trên diễn đàn mình chắc nhiều thành viên ở Sài Gòn nên bạn có thể tìm đọc quyển cơ lượng tử 1 của Thầy Hoàng Dũng ( bạn vào phòng tài liệu-giáo trình ở trước cổng trường Tự Nhiên có bán đó ). Chào bạn hen.
Nói thế là biết bạn chưa giải hạt trong giếng thế bao giờ. Phải giải bài tập nhiều thì mới hiểu. Tớ không học sách thầy Dũng, tớ học JJ Sakurai, Cohen-Tannoudji
hic…ko biết thuydung nói ngayxua2dua chưa giải hạt trong giếng thế bao h nghĩa là sao?Thật sự ngayxua2dua hơi bất ngờ, thuydung có thể cho ngayxua2dua biết đc ko?Theo mình nghĩ điều thuydung nói đó là khi thấy mình nói hàm sóng là hàm sóng chung cho toàn trục. Thật ra, ngayxua2dua lần ấy đã nói tắt, trong từng miền ta sẽ thu đc các hàm sóng khác nhau nhưng 2 hàm sóng này phải liên hệ nhau. Sự liên hệ này đc lấy từ điều kiện vật lý của hàm sóng: hàm sóng là 1 hàm liên tục nên tại biên, 2 hàm sóng và đạo hàm bậc nhất của chúng phải bằng nhau. Ko biết có phải chỗ đó ko?
À, còn ko quan trọng thuydung học sách nào. 1 lần nữa sorry vì ngayxua2dua nói ko rõ, ý ngayxua2dua đưa dẫn chứng về sách của Thầy Dũng đó là do trong ấy, phần hiện tượng xuyên hầm có lý giải thông qua hệ thức bất định. Chào thuydung hen.
có ai bàn luận tiếp về cơ học lượng tử áp dụng vào trong hóa học không ạ. có ai có thể chỉ cho em rõ hơn về việc khảo sát việc khảo sát phân tử hydro bằng phương pháp VB,MO. nói thêm về phương pháp biến phân nữa ạ.