Hình thức thi trắc nghiệm đã dần trở nên quen thuộc với học sinh chúng ta. Tuy nhiên để có thể có kĩ năng tốt để giải nhanh bài thi trắc nghiệm thì không phải ai cũng có. Chính vì điều này mà mình muốn chia sẻ cho các bạn 1 số clip bài giảng luyện về mảng này (môn Hóa)
Lưu ý: một số file trong phần bài tập đi kèm có đòi password > các bạn chọn chế độ readonly để đọc > mình không có thời gian để gỡ pass (mà thực ra cần read only là được rồi, tài liệu chuẩn được cục khảo thí xác nhận rồi, yên tâm, sửa làm gì cho mệt )
mình thấy rằng kỹ năng trắc nghiệm không thể chỉ qua bài giảng mà có thể có đâu, nói thật đấy. Kỹ nằng làm bài thực sự chỉ có thể rèn luyện và đúc kết từ chính các bài tập mà bạn làm. làm thật nhiều rôi bạn sẽ tự “ngộ” ra rất nhiều.(nếu xuất quỷ nhập thần thì chỉ cần nhìn lướt qua đề bài bạn có thể loại ngay được 3 đ/a). Mình nghiệm từ chính bản thân mình mà ra, góp ý với các bạn như vậy thôi, nghe giảng thì mau quên lắm, phải tự tay làm thì mới nhớ lâu được
Đương nhiên là học xong bài giảng thì phải làm bt rồi > có làm bt thì mình mới nhuần nhuyễn cách giải của thầy chứ > trong đó mình đã cung cấp bộ bài tập của thầy rồi còn gì, bài tập ứng với từng bài giảng (file .zip chứa toàn bộ bài tập của cả mỗi phần)
Đúng là tự làm bài nhiều thì mình sẽ ngộ ra nhiều (mình đã ngộ cực nhiều với việc phát minh nhiều công thức > ai cần pm mình > công thức chưa ai phát hiện ra), nhưng mà tốc độ “ngộ” của bạn có nhanh bằng việc kết hợp với nghe đống bài giảng này không :?? > nó thực sự là bộ clip sẽ giúp bạn nhiều, không chỉ việc thành lập thêm kĩ năng làm bài mà còn ở khoản hệ thống lại kiến thức, cách nhớ kiến thức hoá vốn đã rất rộng rồi (nếu bạn là dân chuyên thì mình không thèm đụng mảng này ^^) > nghe xong bài giảng rồi làm bt thầy cho, thích thì kiếm thêm bt nữa mà làm, càng tốt chứ sao > mình đâu nói là chỉ có kĩ năng khi nghe đống clip này, ý mình là nó chỉ bổ trợ thôi
:), ý của bạn rất đúng, nhưng chỉ 1 phần thôi,trong học hóa(ko chỉ hóa mà gần như với tất cả các môn) điều đại kỵ chính là tiếp thu quá nhiều luồng kiến thức, khi tiếp thu quá nhiều luồng kt khác nhau, quá nhiều cách hiểu, cách suy nghĩ khác nhau sẽ dẫn đến việc bạn ko còn khả năng phân biệt (trong môn Toán, cô mình bảo là Toán Loạn :D), hiện giờ chính mình cũng đang phải đối mặt với vấn đề đó, đang phải cố gắng tự hệ thống lại kt của mình (trong khi còn vài ngày nữa là thi ĐH rồi hic). tất nhiên mình không nới tiếp thu kiến thức mới là sai, ý mình ở đây là với những kthuc đã quen thuộc thì tốt nhất chỉ nên theo 1 hướng, ko nên chia ra quá nhiều lối rẽ để cuối cúng phải loạn
Cảm ơn sự chia sẻ của bạn LAMpro. Mình đã xem được tới phần Phân biệt và nhận biết chất vô cơ. Xem bài giảng thầy Sơn giảng vui tính mà cũng dễ hiểu thật :). Mà cũng nhờ một phần là clip này free nên down không sợ tốn gì cả ^^. Nếu có thêm vài mấy clip free thế này thì bạn có thể post lên nhé!
:), ý của bạn rất đúng, nhưng chỉ 1 phần thôi,trong học hóa(ko chỉ hóa mà gần như với tất cả các môn) điều đại kỵ chính là tiếp thu quá nhiều luồng kiến thức, khi tiếp thu quá nhiều luồng kt khác nhau, quá nhiều cách hiểu, cách suy nghĩ khác nhau sẽ dẫn đến việc bạn ko còn khả năng phân biệt (trong môn Toán, cô mình bảo là Toán Loạn :D), hiện giờ chính mình cũng đang phải đối mặt với vấn đề đó, đang phải cố gắng tự hệ thống lại kt của mình (trong khi còn vài ngày nữa là thi ĐH rồi hic). tất nhiên mình không nới tiếp thu kiến thức mới là sai, ý mình ở đây là với những kthuc đã quen thuộc thì tốt nhất chỉ nên theo 1 hướng, ko nên chia ra quá nhiều lối rẽ để cuối cúng phải loạn
Việc học cũng có thể so sánh như quá trình tiêu hóa “kiến thức” của bạn vậy.
Bạn ăn được càng nhiều chất khác nhau thì cơ thể càng được bổ sung 1 nguồn dinh dưỡng phong phú. Nói cho cùng thì nó vẫn bao gồm đồng hóa và dị hóa. Kiến thức, thông tin từ bên ngoài, dù theo cách hiểu nào chăng nữa vẫn cần phải được xử lý và lưu trữ lại theo cách của riêng bạn. Tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn không phải là ko tốt. Nếu bạn chỉ tiếp thu mà ko tự biến chúng thành kiến thức của bạn (by thinking - brainstorming) thì chắc chắn sẽ dẫn đến hiện tượng loạn.
Còn việc biết thêm càng nhiều cách hiểu, càng nhiều lối suy nghĩ, là càng có lợi. Nó giúp con người ta nhìn nhận vấn đề từ nhiều mặt, và có thể còn giúp ta hiểu sâu vấn đề hơn là chỉ với 1 cách tiếp cận. Tiếp thu nhiều nguồn nhưng phải biết so sánh và phân biệt. Học không chỉ là quá trình tiếp thu, mà còn gồm có cả nhận thức - suy nghĩ.
Từ ngày bắt đầu thi trắc nghiệm đã xuất hiện vô số các kỹ năng kỹ xảo để giúp học sinh đánh bại cái đề thi. Nhưng mình tin không nhất thiết phải học thêm học nếm tất cả mấy cái kỹ xảo đó Biết cho vui thì cũng tốt, còn lại 99% dựa vào background knowledge của các bạn. Hãy tiếp tục bồi đắp nó và đến ngày thi, thành quả xứng đáng sẽ đến vs các bạn!
:)), đâu phải cứ học thêm ngoài nhiều mới có suy nghĩ như thế, sai lầm của mình chính là tiếp thu vô tội vạ quá nhiều sách và tư liệu với nhiều trường phái, nhiều hướng khác nhau thôi, mình không có ý chê trách bộ clip của bạn đâu, đừng hiểu nhầm, mình chỉ chia sẻ để mọi người biết thôi, việc thi là quan trọng với mỗi hs, nên cần phải có cách đi đúng thì mới có thể an tâm được