cho em hỏi dạng cis và trans của anken có thể chuyển hóa cho nhau như thế nào?cho em biết cơ chế trong môi trường axit với!help me@:24h_057::24h_057:
cis và trans là hai đồng phân quang học của nhau, có thể chuyển hóa cho nhau khi được cung cấp (hay phóng thích) năng lượng . Thông thường dạng cis kém bền hơn dạng trans (do 2 nhóm lớn nằm cùng phía có tương tác lập thể đẩy nhau, trừ khi có yếu tố khác như tương tác hydrogen, lực đẩy tĩnh điên… thì có trường hợp dạng cis sẽ bền hơn dạng trans). Do đó năng lượng của dạng cis sẽ cao hơn dạng trans, khi được cung cấp năng lượng thì dạng trans sẽ chuyển thành dạng cis, khi năng lượng được phóng thích trở lại thì dạng cis lại chuyển về dạng trans bền . Ngày nay người ta dùng danh pháp đồng phân E-Z thay thế cho danh pháp đồng phân cis-trans. E tương đương với trans, Z tương đương với cis. Ngoài danh pháp cis - trans áp dụng cho alken (nối đôi nói chung) thì còn áp dụng cho vòng, nhưng nếu vòng có cầu thì còn dùng danh pháp endo-exo. Do đồng phân cis - trans có độ phân cực khác nhau nên tính chất vật lý khác nhau và có thể tách riêng ra được . Một số đồng phân cis trans của alken “thú vị”: cyclooctene, maleic acid … Việc xác định đồng phân cis trans dựa vào qui tắc Cahn-Ingold-Prelog. Dựa vào dữ liệu phổ NMR ta cũng có thể xác định 2 đồng phân này . Thân!
Trong môi trường acid thì 1 đồng phân (ví dụ 100% dạng cis) sẽ bị proton hóa (theo qui tắc Marconicov) và sau đó khử proton (theo cơ chế E1 nếu không có sự chuyển vị) và tạo thành hỗn hợp E-Z có tỉ lệ bằng nhau (50:50 theo lý thuyết). Thân!
Chỗ này nên chữa lại là hai đồng phân hình học, hay chuẩn xác hơn chúng là các diastereoisomer (xuyên lập thể phân), chứ không thể là quang học được ^^ Mặt khác hai đồng phân này có thể chuyển hóa cho nhau ngoài xúc tác axit như tigerchem đã nói thì còn có thể chuyển hóa được bằng con đường quang hóa gốc tự do (với điều kiện có kích thích sinh gốc). Ở hai quá trình này có một điểm chung là cơ chế đi qua trạng thái liên kết đơn để từ đó xảy ra sự quay tự do xung quanh liên kết này để chuyển hóa đồng phân. Điều khác nhau là nếu như xúc tác axit đi qua cơ chế ion thì xúc tác tạo gốc đi qua cơ chế tạo gốc tự do Vậy nhé ^^
có thể cho pu thành epoxit rồi cho pu với PR3 tách oxi theo tt chuyển betain thì cố thể chuyển hóa trans thành cí và ngược lại
Hình như đồng phân quang học có ở axit lactic thì phải, còn đồng phân cis-trans thì là đồng phân hình học.
À, mà cho em hỏi thêm, ở anken thì có đồng phân cis-trans với nối đôi làm gốc, còn những hợp chất có 2 nối đôi trở lên hoặc có nối 3 thì sao ạ? VD: buta-1,3- đien, isoprene,…
cái đó thì đọc cis,cis hay cis,trans… hoặc đọc theo cách đánh số vậy đó 1-cis , 2-trans … chắng hạn