Vì sao thực tế khi định lượng HCl với NaOH người ta hay dùng chỉ thị metyl dacam mà khồng dùng phenolphtalein mặc dù về lí thuyết đều có thể dùng như nhau?
Theo mình thì người ta hay dùng phenolphtalein hơn và ít dùng metyldacam vì metyldacam chỉ chuẩn được với nồng độ HCl và NaOH > 0,01N
Cái này là do đường cong chuẩn độ, Đơn giản là nồng độ thấp thì khoảng bước nhảy pH càng nhỏ
Ngoài ra metyldacam chuyển từ màu da cam => vàng với nhiều người ít kinh nghiệm thì rất không nhận biết được điểm tương đương. Để chắc ăn dùng chỉ thị từ KHÔNG màu => CÓ màu hồng
Nhưng thầy mình lại hỏi vì sao dùng metyl da cam bạn ạ, mình không biết phải trả lời thế nào nữa
cách xác định chất chỉ thị phù hợp dựa vào yếu tố nào , có công thức ko?
Bạn có thể nói rõ nông độ của axit và bazo được không ??? Mình đọc rất nhiều tài liệu cũng có khi một tài liệu chỉ dùng phenol tài liệ khác chỉ dùng metyl. Bạn theo dõi nhé mình sẽ tìm hiểu thêm để trả lời chính xác câu trả lời này !!!
Chủ yếu dựa vào pH của dung dịch tiến hành chuẩn độ tại điểm tương đương và khoảng đổi màu của chỉ thị
Có công thức nhưng chỉ là công thức cho chỉ thị thôi(tính toán khoảng mắt người có thể nhận ra điểm tương đương ) Khi xác định được pH tại điểm tương đương ta tra bảng tìm chỉ thị axit - bazo phù hợp
Theo mình thì việc lựa chọn chỉ thị pH nào còn tùy thuộc vào khoảng bước nhảy (khi nồng độ Acid, Baz càng nhỏ thì khoảng bước nhảy càng bị thu hẹp, hạn chế sự lựa chọn chất chỉ thị), giá trị pT của chỉ thị (giá trị ph tại đó sự đổi màu là rõ rệt nhất) và khoảng đổi màu của chỉ thị. Chỉ thị đc chọn phải có pT nằm trong khoảng bước nhảy nhưng phải có khoảng đổi màu hẹp để sự chuyển màu được rõ ràng. Ở đây dùng metyl cam có lẽ là vì khoảng bước nhảy bị thu ngắn lại. Mặt khác chỉ thị metyl cam (3.1 đỏ -4.4 vàng) có khoảng đổi màu hẹp hơn phenolphtalein (8.0 ko màu - 9.8 đỏ). Phép chuẩn độ bằng chỉ thị metyl cam kết thúc khi màu chuyển từ đỏ sang cam (màu trung gian) chứ ko phải vàng, màu cam này bền hơn so với màu hồng của phenolphtalein. Nếu khoảng bước nhảy rộng,khi chuẩn độ HCl bằng NaOH, mình nghĩ là nên dùng chỉ thị phenolphtalein vì có pT > pH tương đương (sai số thừa) trong khi metyl cam lại mắc sai số thiếu và sai số của chỉ thị phenolphtalein cũng nhỏ hơn metyl cam (xét về trị tuyệt đối) Thân
theo sách hóa học phân tích ( Trần tứ Hiếu) có nói là để chọn chất chỉ thị cho một phản ứng chuẩn độ thì phải chọn chất chỉ thị có pT gần điểm tương đương nhất( pT là pH mà tại đó chất chỉ thị đổi màu rõ nhất)
Chào bạn, Chỉ thị metyl cam có pT = 4. Chỉ thị phenolphthalein có pT thay đổi tùy thuộc vào lượng chỉ thị bạn dùng trong dung dịch chuẩn độ. Nếu bạn cho nhiều chỉ thị thì nhận ra màu hồng (khoảng pH = 8), nếu dùng ít chĩ thị thì nhận ra màu hồng trễ hơn (pH gần 9). Khi chuẩn độ acid mạnh HCl bằng baz mạnh NaOH, nếu nồng độ 2 chất này cao (0.1N) thì khoảng bước nhảy pH là 4.3 - 9.7 (ứng với độ chính xác >= 99.9%), còn khi dùng nồng độ thấp hơn thì bước nhày pH thu hẹp hơn nữa. Như vậy sẽ thấy methyl cam không phù hợp lắm cho phép chuẩn độ này. Về mặt thực tế, khi nạp NaOH lên buret, methyl cam sẽ chuyển màu từ đỏ sang cam rồi sang vàng, thời điểm kết thúc chuẩn độ nên là màu vàng (dư 1 giọt so với màu cam) sẽ đạt độ đúng cao nhất nhưng bạn vẫn mắc sai số (hệ thống) thiếu. Khi dùng phenolphthalein, nếu bạn dùng nhiều chỉ thị thì sẽ nhận màu hồng ở pH gần 8, nên kết thúc chuẩn độ khi vừa thấy màu hồng nhạt sẽ có độ đúng cao nhất (mặc dù bạn vẫn mắc sai số thừa). Về lý thuyết nếu NaOH chất lượng tốt (không chứa Na2CO3) thì thể tích NaOH chuẩn độ HCl khi dùng 2 chỉ thị này gần như nhau. Dùng chỉ thị nào cũng được (nếu chuẩn độ theo như cách vừa trình bày). Nếu NaOH có lẫn Na2CO3 (NaOH do hấp thụ CO2 từ không khí trước khi pha hoặc/và trong khi bảo quản không đúng cách) thì thể tích NaOH tiêu tốn khi dùng chỉ thị methyl cam thấp hơn so với thể tích tương ứng khi dùng chỉ thị phenolphthalein. Lúc này phải xem lại mục đích chuẩn độ của bạn. Theo ý bạn hỏi, tôi đoán bạn dùng NaOH có nồng độ biết trước để xác định nồng độ HCl. Tuy nhiên NaOH không thể pha chính xác nồng độ mà phải chuẩn độ qua một chất GỐC. Các chất gốc hay dùng hiện nay đều là acid yếu như acid oxalic hay potassium hydrogenphthalate (KHP). Phản ứng chuẩn độ NaOH với chất gốc acid dùng chỉ thị phenolphthalein. Phản ứng chuẩn độ trong trường hợp NaOH có lẫn Na2CO3 như sau: OH- + H2C2O4 –> HC2O4- + H2O CO3(2-) + 2H2C2O4 –> H2CO3 + 2HC2O4. Càng gần điểm tương đương, tính acid của dung dịch trong erlen giảm, có phản ứng sau CO3(2-) + HC2O4(-) –> HCO3(-) + C2O4(2-) + H2O. Như vậy cần phải dùng thêm một thể tích dung dịch NaOH để OH- bù vào lượng HCO3.
Quay lại phản ứng chuẩn độ HCl bằng NaOH (nếu có lẫn Na2CO3):dùng chỉ thị phenolphthalein sẽ cho kết quả đúng hơn. Vấn đề này cần tư duy chút chút, mong các bạn để tâm. Có gì cần trao đổi thì đừng ngại. Thân ái