Chú ý khi dùng hoá chất

  1. Axit Nitric: Axit Nitric đậm đặc gây bỏng nặng. Axit loãng mà đổ nhiều lên da có thể gây chàm. Nguy hiểm nhất là khí dioxyt Nitơ thoát ra từ axit nó làm tổn thương hô hấp và mắt. Axit Nitric đđ có thể nổ khi tiếp xúc với các chất khử như: Dihydro sunfua, nhựa thông, rượu. Khi tiếp xúc với các chất cháy được thì có thể bốc cháy thoát ra dioxyt Nitơ. Nên nếu chữa cháy axit này cần dùng mặt nạ. Trong trường hợp bị ngộ độc axit này hoặc các oxit của nó cần cho người ngộ độc nằm hít khí oxi và nằm yên. Cho uống 2g Norsuntazol, sunfazol.
  2. Axeton: Là chất lỏng bay hơi. Hơi axeton tạo hỗn hợp cháy nổ với không khí. Khi cháy bạn nên dùng nước để dập. Cũng có thể dùng khí cacbonic. Bảo quản nó trong các chai thủy tinh, đặt các chai đó trong thùng sắt, cần chú ý chống cháy. Nếu ngộ độc khí axeton thì cho nạn nhân thở không khí trong lành, thoáng mát. Nếu bị ngất thì cần hô hấp nhân tạo ngay.
  3. Bari nitrat: Nếu nuốt nhầm sẽ rất độc. Nó là chất oxi hóa mạnh. Không được bảo quản chung với các chất cháy được. Khi nuốt phải cần gây nôn và tẩy độc bằng magie sulfat hay natri sulfat uống 15-30g với nước rồi đưa đi cấp cứu.
  4. Brom: Brom gây bỏng da. Hơi brom gây tổn thương đường hô hấp. Tiếp xúc với các chật hữu cơ thì dễ cháy. Khi bảo quản cần cách ly, chứa trong chai thủy tinh hoặc gốm rồi để trong bao bì không cháy.
  5. Kiềm ăn da: Tác dụng mạnh lên da và niêm mạc. Rất nguy hiểm nếu để rơi vào mắt dù hạt nhỏ. Làm việc với kiềm ăn da nên mang kính bảo hộ. Bảo quản nơi khô ráo, tránh nước và nhiệt độ cao. Còn tiếp… Post trước 5 chất xem phản ứng pà kon thế nào đã hì hì hì:welcome (

Mình rất ủng hộ topic này. Về vấn đề các chú ý khi dùng hóa chất thì ở các hãng hóa chất lớn và theo quy định chung của quốc tế sẽ có một số đăng ký cho hóa chất đó gọi là Chemical Abstracts Service (CAS). Hiện đã có hơn 33 triệu chất được đăng ký mã số CAS (Xem thêm ở đây: CAS Registry Number - Wikipedia)

Các nhà sản xuất (như www.sigma.com) và các hiệp hội sẽ thống nhất với nhau để đưa ra các cảnh báo với người sử dụng và có 3 tài liệu đi kèm cho từng chất là:

  • Các nhãn (label): như hình đầu lâu tượng trưng cho chất độc (toxic), ngọn lửa là chất dễ cháy…Những nhãn mác này rất quan trọng và được đưa vào dạy từ rất sớm trong chương trình hóa học. Các bạn tham khảo ở đây (mình không biết cách đưa hình lên diễn đàn) Hazard symbol - Wikipedia

  • Các nguy cơ tiềm ẩn (risk) khi sử dụng hóa chất đó

  • Các chỉ dẫn cụ thể về bảo quản hóa chất

Mình đọc sách thấy có nói khi làm việc với P trắng cần rất cẩn thận,vì chỉ cần 1 ít P trắng rơi vào da thì sẽ bị bỏng rất sâu vào xương và còn ăn mòn các chất hữu cơ trong xương!!!Vì thế cần rất thận trọng!!!:24h_113: Bên cạnh đó thì khi làm việc với acid acetic thì cần mặc quần áo bảo vệ,bởi acid acetic có mùi rất đặc trưng là mùi …hôi:24h_055:

đề tài này hấp dẫn đấy, bác tiếp tục post tiếp nhé. Ah, bác có thể trả lời giúp em bản chất khác nhau giữa P đỏ và P trắng ko, tại sao P đỏ rất độc còn P trắng thì ko?

Ớ, em tưưởng thằng P trắng còn kinh khủng hơn P đỏ gấp chục lần chứ. So với P đỏ thì nó còn nguy hiểm hơn nhiều chứ

gốm ý nho nhỏ , " Kiềm nói chung với mọi nồng độ đều ăn mòn thũy tinh nên bảo quản trong chai lọ nhựa " ; và " Photpho đỏ thường đc bảo quản bằng cách cho thêm nước vào trong dụng cụ chứa ( chai lọ thủy tinh , nước ngập bột P ) "

theo mình biết photpho có 4 dạng thù với 4 màu khác nhau là trắng, đỏ, đen và tím. photpho đỏ kị nước mà bạn thường là bảo quản trong điều kiện khô có thể có bột chống nổ(vẫn chưa biết thành phần hóa học). Trước khi làm việc với bất kỳ hóa chất nào thì các bạn nên mạng tìm MSDS (Material Safety Data Sheet) của hóa chất đó khá là đầy đủ thông tin về độ độc, khả năng cháy, nổ, cách sơ cấp cứu khi bị dính hóa chất đó…

Phốt pho trắng hơi bị kinh khủng đấy các pác. Bộ đội ta ngày xưa mà gặp bom phốt pho thì chỉ có rút thui. Bom đó khi nổ thì bắn các hạt bụi P ra. Cái đó rất dễ bám váo người và … cháy mạnh.