tớ theo chuyên ngành hợp chất thiên nhiên, dang nghiên cứu nhưng mà thấy khó hiểu về một số điều: khi chạy sắc ký cột, ra được các phân đoạn, kiểm tra bằng bản mỏng, nhưng mà mình không biết nguyên tắc chọn hệ dung môi ntn? mình muốn tìm đọc nhiều sách về hợp chất thiên nhiên, bạn nào có thể giới thiệu giùm mình được không! cảm ơn!
Việc chọn hệ dung môi để giải ly hay thực hiện sắc ký cột không có quy tắc nào cả, tuy nhiên bạn có thể dự đoán hệ dung môi giải ly dựa vào:
1- Tài liệu tham khảo, bạn tìm tất cả các tài liệu liên quan đến cây hay cái bạn đang làm -> xem người ta sử dụng hệ dung môi nào -> làm theo ! ( Nếu cây chưa ai nghiên cứu thì hãy tìm tài liệu về nhóm chất bạn muốn cô lập ở những loại cây khác, mỗi nhóm chất cũng có nhưng hệ dung môi phù hợp riêng ) 2- Nếu không có tài liệu thì có thể tự dò tìm bằng các hệ dung môi thông dụng như : eter dầu - acetat etil, eter dầu - aceton, eter dầu - cloroform, cloroform - metanol ( thường là hỗn hợp giữa một dung môi ít phân cực và một dung môi phân cực mạnh, pha ở các tỷ lệ khác nhau sẽ cho ra các hệ khác nhau ), bạn cũng có thể sáng tạo ra các hệ dung môi của riêng mình , hệ 3 hoặc 4 dung môi miễn sao nó có thể hòa tan với nhau và có thể pha lại là được. 3- May mắn Chọn đại hệ nào đó vô tình nó tách ra được
Tài liệu về các phương pháp cô lập hay sắc ký cột mình có cũng nhiều nhưng quăng lung tung hết bạn muốn biết gì thêm cứ hỏi Chào hen .
Nguyên tắc để chọn hệ dung môi là: Bám theo độ phân cực của mẫu chất mà bạn đang khảo sát sao cho khả năng tách đạt được tốt nhất. Ví dụ: 1, Các chất không phân cực: chọn các hệ không phân cực nHexan:CHCl3 9:1, 4:1, 1:1, hoặc nHexan:EteOAc 9:1, 4:1,…, 2, Các chất kém phân cực cũng có thể chọn nHexan:Aceton các tỷ lệ… 3, Các chất phân cực có thể chọn các hệ dung môi phân cực hơn nữa cho đến hệ phân cực mạnh là hệ CHCl3:MeOH:H2O 65:35:7, hoặc mạnh nhất là có thêm axit acetic.
các đồng chí thân mến mình mới đọc chút tài liệu về chưng ,chiết ,tách trong công nghiệp .thấy họ dẫn ra nhưng hệ dung môi, mà ko hiểu chọn cách nào? khi bắt đầu thì làm thế nào mà họ chọn được vậy? mong mọi người chỉ giúp nếu có tài liệu hướng dẫn thì tốt quá ! mong mọi người giúp ! thân:021_002::chautroi
Tie.pok ơi ! Mình hỏi bạn một câu nha: Chất nào gọi là phân cực ? Chất nào gọi là không phân cực ? Khi cầm trong tay một hỗn hợp cao chiết, bạn làm thế nào xác định được ? Acid acetic khi cho vào không phải làm cho hệ tăng độ phân cực lên đâu vì lượng cho vào rất ít. Một số chất có gắn nhiều nhóm phân cực như OH- , -COOH , khi tương tác với silica gel pha thường sẽ tạo nên những liên kết làm vết khi hiện trên bản mỏng sẽ bị kéo đuôi làm ta lầm tưởng là 2 chất ( cái này thấy rất rõ khi quan sát HPLC, có những chất tương tác với pha tĩnh làm pic sẽ bị kéo đuôi -> vì thế người ta thường cho một lượng acid rất ít vào pha động, hay pha một loại đệm thích hợp" Vậy đó
Hello Shadow Câu hỏi 1 của bạn nằm ở phần 1 các sách hóa hữu cơ đại cương, nhắc tí cho vui nhé: Nếu chia thang của độ phân cực của các dung môi thông thường là 10 thì độ phân cực của nHexan (= 0) < CH2Cl2 < CHCl3 < Etyl Acetat < …< Aceton < …< H2O (=10). Suy luận 1 tí về cấu tạo phân tử thì sẽ biết vì sao lại thế.
Câu hỏi số 2: Đã làm hợp chất thiên nhiên mà bạn lại hỏi vậy thì kỳ quá, chứng tỏ bạn thường xuyên có người khác chiết mẫu cây cho rùi cất quay chân không xong, được cái cao chiết người ta đưa cho rùi bạn mới bắt tay vào lam ah`. Quy trình thông thường nè: (Bạn Thảo tham khảo luôn nhé) 1, Lấy mẫu cây về, phơi khô, thái nhỏ, sấy khô, nghiền mịn, sấy lại, 2, (ngâm chiết 10-20 g trong CH3OH, khảo sát trên bản mỏng với khoảng 10 hệ dung môi để tìm hệ tách tốt nhất và tạm thời ước đoán được mối tương quan định lượng của các chất trong cây - ai lười có thể bỏ qua bước này), 3, ngâm chiết trong nHexan 3 lần - mỗi lần 45 phút nếu có bể chiết siêu âm còn không thì ngâm cả ngày, lọc lấy dịch chiết rồi đem cất quay chân không được cao chiết A1, 4, bã mẫu lọc xong chiết tiếp với CHCl3 hoặc để đỡ độc hơn có thể dùng CH2Cl2 or EtOAc thì tùy, lại lọc và cất quay chân không để thu lấy cao chiết A2, 5, làm tiếp với MeOH 3 lần rồi sau đó thu được cao chiết A3. 6, Trộn A1 với silica gel lượng vừa đủ và xử lý với máy cất quay chân không sao cho thật tơi và đều nhất, gọi là A1a, lấy 1 ít A1a hòa trong Aceton để khảo sát trên bản mỏng với các hệ dm: nHexan:CHCl3 9:1, 4:1, 1:1, hoặc nHexan:EteOAc 9:1, 4:1,…, Bước này sẽ được giảm thời gian với những ai cẩn thận mà làm đủ bước 2. Sau khi chọn được hệ dm tách tốt nhất thì dùng nó mà chạy A1a trên cột. Ví dụ chọn được hệ nHexan:EteOAc 9:1, khi chạy trên cột silica gel pha thường ta nên pha dm ban đầu tỷ lệ 1%EtOAc , nếu thấy chất ra chậm quá thì tăng lên 2%, 3%,…10% (tức là nHexan:EteOAc 9:1) sao cho chất ra từ từ, đều và quan trọng nhất là tách tốt (kiểm tra trên bản mỏng). Tất nhiên việc tách tốt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cột có được nhồi tốt không, lấy các phân đoạn đầu ra của cột không được nhiều quá/1lọ,… 7, Các mẫu A2, và A3 làm tương tự.
Câu thứ 3: Mình nói cho ax acetic vào hệ dung môi chạy bản mỏng ấy, đúng là lượng chút xíu thôi nhưng tăng độ phân cực nhiều đấy, bạn không tin thì thử biết ngay. Nếu bạn pha hệ 65:35:7 mà không chính xác thì nó còn bị không đồng thể (tạo nhũ đục ngầu) nữa cơ, cho ít ax acetic vào sẽ giúp nó đồng thể (trong veo) và tăng độ phân cực. Mình đồng ý với bản là “Một số chất có gắn nhiều nhóm phân cực như OH- , -COOH , khi tương tác với silica gel pha thường sẽ tạo nên những liên kết” nhưng mình có xúi ai cho nó vào dm chạy cột đâu mà có cho 1 ít ax acetic trong dm chạy cột cũng không ảnh hưởng nhiều như bạn nói đâu.
Việc chấm trên bản mỏng mà bị kéo đuôi chủ yếu là do chấm quá nhiều mẫu tại điểm gốc, hoặc dung môi bình triển khai cao quá ngập cả điểm gốc, bản mỏng đặt gần cạnh bên của thành bình khiến hiện tượng sức căng bề mặt kéo lệch 2 bên thành của bản mỏng,…
Bạn Thảo mới bắt đầu làm quen với SKBM và SKC thì chúng mình cứ trao đổi về bản mỏng và cột trước. Còn HPLC thì bạn buộc phải dùng Aceton Nitrin, MeOH,… làm dung môi pha động, cơ chế nó khác nhiều, tiện ích hơn nhiều. Việc cho acid hay muối phophat làm đệm cũng khác, chỉ có điều nếu ai lười mà không thay đệm mỗi ngày thì muối của đệm sẽ làm tắc ống, tắc cột, hỏng check vale, rồi củ hành service của hãng thì đau lòng lắm,hic hic
Hi ! Cám ơn tie.pok rất nhiều, đúng là mình làm cũng 3, 4 đề tài rồi nhưng chưa trích cao bao giờ :24h_104: nhưng bạn không hiểu câu hỏi của mình rồi ! Khi có một mẫu cao trên tay, làm sao biết được đó là những chất không phân cực hay là phân cực ? ( những phân đoạn đang cô lập làm sao biết những chất trên đó ! ). Còn vấn đề thang chia độ phân cực, thực ra nó chỉ biết cái nào lớn hơn, cái nào nhỏ hơn thôi, ví dụ như nhóm flavone gọi là phân cực hơn nhóm triterpen, nhưng flavon là phân cực hay không phân cực, hay gọi là phân cực trung bình ? Không có thang chia nào rõ ràng cả :24h_093:
Còn về quá trình trích cao, quy trình của bạn đưa ra rất chi tiết nhưng không biết bạn có làm chưa hay chỉ nghe nói :hutthuoc( vì có một số điểm lạ lắm !
-
Mỗi lần ngâm cao không ai ngâm 10,20 g cả ! làm như vậy chừng nào mới xong :24h_125: và cũng không ai sắc ký lớp mỏng cao MeOH hết -> vì trong cao MeOH có rất nhiều chất trong đó -> 100% không thể thấy tách gì được !!!
-
Vì không thể tách ra được nên người ta mới từ cao MeOH đó chia thành nhiều phân đoạn có độ phân cực khác nhau, bằng cách trích lỏng-lỏng với từng loại dung môi có độ phân cực khác nhau, hay dùng cách trích rắn lỏng như bạn nói cũng được ( cách này có nghe nói nhưng chưa thấy bao giờ ) -> sau đó mới thực hiện sắc ký lớp mỏng với các phân đoạn thu được -> thường thì chúng ta hay lựa loại cao nào tách đẹp, dễ để làm trước ( đúng ra là không phải lựa chọn như vậy, phải thử hoạt tính từng phân đoạn đó rồi lựa chọn loại cao có hoạt tính cao khảo sát )
3- Cơ chế tách trên cột HPLC và sắc ký cột thông thường là giống nhau, bạn thấy khác nhau vì bạn chưa chạy sắc ký cột pha đảo bằng C18 thôi. HPLC tách tốt hơn vì hạt nhồi trong cột nhỏ hơn hạt nhồi trong sắc ký cột rất nhiều ( nếu bạn dùng loại hạt nhỏ này nhồi trong sắc ký cột thì cũng được nhưng dung môi không thể chảy qua ! Điển hình cho trường hợp này là sắc ký lớp mỏng thường tách tốt hơn sắc ký cột, tại sao nó tách tốt hơn :24h_125: -> đơn giản vì hạt của sắc ký lớp mỏng nhỏ hơn hạt của sắc ký cột thôi.
Mình biết chỉ có vậy :018: có gì đóng góp nha :24h_057:
Hello shadow Cảm ơn bạn đã trao đổi. Mình có một số ý kiến như thế này:
-
Các flavonoid thì ai cũng biết là chúng thuộc lớp chất phân cực (bản chất do sự chuyển dịch điện tử trong vòng thơm và nhóm C=O cũng có đóng góp cho sự phân cực của flavonoid). Cũng chính vì nó phân cực nên gần đây cả làng mới khảo sát các flavonoid trong HCTN (các chất kém phân cực đã được các tiền bối khảo sát hết rồi và cho biết rằng chúng chẳng có hoạt tính j hay ho), mà khi làm loại này, người ta hay vứt ngay đi cái phần chiết ban đầu từ nHexan. Theo kinh nghiệm thì flavonoids thường xuất hiện ở phần chiết Etyl acetat và Metanol. Làm thao tác chiết lỏng lỏng về bản chất ý nghĩa và mục đích cũng chỉ là để cô lập các lớp chất không phân cực, phân cực trung bình và phân cực.
-
Trong bài viết trên của mình, ngâm 10 - 20g mẫu trong MeOH là bước khảo sát ban đầu (để chấm bản mỏng tìm hệ dung môi, sơ bộ đánh giá tương quan hàm lượng giữa chất trong mẫu, và để đưa đi thử hoạt tính kháng nấm kháng khuẩn của mẫu tổng). Chứ không phải chỉ ngâm từng ấy để làm hầm bà lằng các bước sau đó rồi đưa llên cột. Muốn làm để đưa lên cột, ít nhất cũng fải có 200g đến… rất nhiều g mẫu khô. Mà như bạn nói, có rất nhiều chất trong mẫu chiết MeOH nên người ta mới phải thử với SKBM với cả chục hệ dm khác nhau. Khi SKBM dùng hệ dm không phân cực thì các chất không phân cực sẽ chạy lên còn các chất phân cực vẫn nằm nguyên ở vết gốc, sau đó SKBM với các hệ dm phân cực tăng dần cho đến khi trên bản mỏng thể hiện các chất không phân cực và phân cực vừa nằm hết ở tiền tuyến dm còn các chất phân cực được tách bên dưới với các Rf khác nhau còn ở vết gốc chỉ còn mờ mờ là ok. Tất nhiên đây chỉ là bước khảo sát cơ bản ban đầu nên việc tách rõ ràng các chất ra khỏi nhau là 1 điều không tưởng.
-
Đúng như bạn nói việc tách trên CỘT của SK cột (trừ cột Sephadex) và tách trên CỘT của HPLC là hoàn toàn giống nhau về nguyên tắc và cơ chế tách. Mình biết là bạn làm nhiều về HPLC nên bạn hiểu. Nhưng điều mình muốn nói là cơ chế hoạt động của HPLC lại khác nhiều vì có được các điều kiện tuyệt vời như áp suất, gradient nồng độ,…
-
Bạn nhắc đến loại cột C18, có phải cái mà thiên hạ lâu nay vẫn gọi là cột pha đảo không? Vật liệu nhồi trong cột là silica gel có đính với gốc Hydrocacbon no R (chuỗi 18 C) chính thằng R này làm cho loại silica gel này trở nên rất không phân cực. Khi chạy cột C18 người ta chạy bằng H2O, H2O:MeOH, MeOH. Mà loại này có cái hay rất hợp với tính tiết kiệm của người Việt là khi dùng xong có thể rửa đi và lần sau làm thì nhồi cột dùng lại. Uh, nếu đúng là nó thì mình cũng có may mắn dùng hết 1 thùng của Meck rồi.
anh Tie.pok mới dùng hết 1 thùng thôi ah?thần tượng của tớ đấy.cái này tớ đú không nổi
Thấy mọi người bàn về HCTN mình cũng xin góp một số ý kiến thế này. Việc chọn hệ dung môi để chạy sắc kí cột dựa vào kết quả sắc kí lớp mỏng. Sau khi đã có được các cặn chiết từ dịch cồn ( Cặn n-hexan, Điclometan, Etyl Axetat, Metanol), sắc kí lớp mỏng được tiến hành với các hệ dung môi với độ phân cực tăng dần, mình thường làm với N-hexan ( ete dầu hỏa)->Điclometan->etylaxetat->metanol. Các hệ dung môi được khảo sát với tỉ lệ tăng dần chất phân cực hơn. Còn để chọn được hệ dung môi phù hợp thì tùy vào kinh nghiệm của từng người và tùy vào mụch đích phân tích. Trong quá trình SKLM thì có dùng thêm thuốc thử như FeCl3 hay Vanidin/H2SO4 để thử định tính một số chất có trong cặn chiết. Còn việc chạy SKLM sau khi thu được các phân đoạn chủ yếu là để gom các phân đoạn giống nhau lại ( có thể là đơn chất hay hỗn hợp) nếu là đơn chất thì kết tinh và chụp phổ là OK. Còn nếu là hỗn hợp thì tiến hành sắc kí cột lần hai( mình thường làm trong công tơ hút) sẽ thu được chất tinh khiết.
HUyền phải ko? Anh kia thật là đại gia chơi hẳn một thùng hóa chất Merck. Chắc là làm trong viện nào có đề tài lớn, hay là làm ở nước ngoài. Chứ ở VN thì hóa chất chai Tàu đã là đại gia lắm rồi. Dân HCTN toàn mua dung môi công nghiệp về cất lại chứ chưa thấy ai mua hóa chất Merck bao giờ.