cho mình hỏi về phổ raman với IR

mình đang làm serminar về phổ raman,nhưng ko rõ raman ưu và khuyết điểm so với ir chỗ nào,?phổ này ít dùng,tài liệu nước ngoài thì đọc ko hiểu ah còn vài thuật ngữ chuyên ngành tiếng pháp mình ko hiểu “raman pulsé” , “respiration symétrique” và “adsorption de molécule sondes” ,cảm ơn các anh chị nhiều!!!

“adsorption de molécule sondes” cái này dịch là hấp phụ phân tử dò đó bạn!!! phân tử dò như CO hấp phụ lên chất cần khảo sát. Bạn có thể tìm hiểu thêm những bài về phổ dao động để so sánh 2 loại phổ này, và ưu điểm khuyết điểm của nó!!!

mà nhắc bạn nè: ai đọc tài liệu tiếg nước ngoài mới đầu cũng khó hiểu cả, bạn phải tập wen để nâng level mình lên, tài liệu về phần này thì ít thật, nhưng tui thấy sách tiếg Việt giới thiệu vè 2 loại 2 phổ này nhìu mà, bạn có thể đọc và rút ra ưu khuyết điểm của 2 pp này từ cái tài liệu đó cũng được!

Chúc bạn làm đề tài tốt! Thân:hutthuoc(

Bạn nên đọc kỹ nguyên tắc cơ bản của phổ Raman và IR sẽ thấy có sự khác biệt.

Raman: dựa trên sự phân cực ( polarizability, ko biết mình dịch có chính xác ko) IR: dựa trên sự thay đổi moment lưỡng cực

Dựa trên những nguyên tắc này thì có những dao động sẽ ko nhìn thấy được bằng phổ Raman trong khi có thể quan sát rõ trên IR và ngược lại.

à mình hiểu rồi cảm ơn các bạn nhiều, nhưng vẫn còn 1 thuật ngữ mình ko hiểu "“raman pulsé” , “respiration symétrique” ai biết giúp mình với merci par avance

mình nghĩ là raman và IR đều cung cấp thông tin về các tần số dao động theo cách tuơng tự nhau,1 vài dao động vốn yếu trong phổ IR lại mạnh trong raman,và dao động raman là mạnh nếu liên kết là cộng hóa trị, IR là liên kết ion.còn vài điểm khác nữa nhưng mình đọc chưa hiểu.

hihix, theomình thấy thì IR mạnh về cộng hóa trị nhiều à, mình đã làm cái này oỳ, có thể nhầm lẫn j đây:hutthuoc(

mình thấy trong sách :quang phổ raman" của thầy Huỳnh Mẫn Đạt nói vậy, mình cũng chưa hiểu lắm vể phổ này

theo tui bít trên thư viện trườg KHTN có vài cuốn sách cả khoa Lý lẫn khoa Hoá đều nói rất nhiều về loại phổ này, nếu mún chắc bạn nên tham khảo những cuốn này, cũg hay lắm!!!:hutthuoc(

raman pulsé có lẽ là phổ raman xung động

còn respiration symétrique từ respiration jống trong cụmtừ respiration cycle vẫn dịch là “hô hấp” đó, tui đọc sách thấy vậy:nhamhiem hok bít có đúg ko :hutthuoc(

Hi! Hey, câu hỏi của bạn thật khó trả lời, thật ra không nên có việc so sánh ưu và khuyết điểm của Raman so với IR vì bản chất hok có giống nhau. Cũng hok có nhiều thời gian đào sâu cái này lắm nên mình sẽ nêu một số ý cơ bản nhất để bạn từ đó mà hoàn thiện seminar của bạn nhé Đầu tiên về năng lượng: pt của Born-Oppenheimer E= E(electronic) + E(vibration) + E(rotation)

Trong vùng năng lượng thì E(r) khoảng 250 J/mol < Ev (khoảng 2,5E4 J/mol)< Ee (khoảng 2,5e5 J/mol) IR xa, IR trung bình và IR gần nằm chủ yếu trong vùng Ev trong khi đó nguồn Raman nằm trong vùng khả kiến và UV gần, nghĩa là trong vùng Ev. Nói chung, Raman khảo sát sự thay đổi về độ phân cực, còn IR là thay đổi về moment lưỡng cực nên dùng cả 2 pp này sẽ bổ trợ cho nhau, giúp có thông tin toàn diện và đầy đủ hơn. Đối với H2O thì cả 2 pp đều cho kết quả như nhau. Sau đó bro phải có cả kiến thức về tinh thể, về đối xứng để biết cái vibration đó có active raman hay không? có active Ỉ hay không? hok biết em muốn làm đến đâu nên gửi đến em vài ý thế thôi. Nhớ! ko nên bắt đầu bằng suy nghĩ “ưu hay nhược của raman so với IR”, ok! Thân!

Hi all ! If u are studying at HCMUNS, u can go to “B building”, I don’t remember exactly which is the room (seem that B26). U can ask or discuss with any-researcher who work on Raman Spectroscope at there. Raman is the cheapest price (my knowledge). Good luck !

  • Khi chiếu một nguồn sáng đơn sắc vào mẫu ( thường dùng là nguồn laze, chứ không phải nguồn đa sắc như ở quang phổ hồng ngoại) thì phần lớn tia tới mẫu bị tán xạ với bước sóng đi ra có bước sóng giống như của tia đi tới, hiện tượng này gọi là tán xạ Rayleigh. Tuy nhiên, một tỷ lệ rất nhỏ của chùm tia tới ( chỉ chiếm khoảng một phần chục triệu ) bị tán xạ mà bước sóng đi ra bị “dịch” đi so với bước sóng laze tới, có thể dài hơn hoặc ngắn hơn. Đây chính là cơ sở lý thuyết của phổ Raman.
  • Trạng thái dao động đo được từ quang phổ Raman cũng tương tự như đo từ quang phổ hồng ngoại. Tuy nhiên 2 kỹ thuật này lại bù trừ nhau, những dao động mà mạnh trong phổ hồng ngoại ( tức là có mô-men phân cực lớn ) thì thường yếu trong phổ Raman. Dao động của những nhóm chức không phân cực mà cho tương tác Raman rất mạnh thì thường cho tín hiệu hồng ngoại yếu. Ví dụ: dao động Hydroxyl- , các nhóm Carbonyl, hay dao động co/giãn trong Amine thường cho phổ hồng ngoại mạnh và phổ Raman yếu. Các dao động co/giãn của các liên kết carbon nối đôi hoặc nối ba và dao động đối xứng của các nhóm thơm sẽ cho tín hiệu Raman mạnh.
  • Thủy tinh, nước và nhựa cho phổ Raman yếu khiến cho kỹ thuật này trở nên dễ áp dụng. Mẫu dễ dàng được phân tích trực tiếp ngay khi đang để trong lọ thủy tinh, túi nhựa nên không bị nhiễm bẩn từ bên ngoài. Những mẫu có lẫn nước cũng phân tích được mà không cần phải loại nước và cũng không cần phải đuổi không khí trong buồng đo. Điều này thì quang phổ IR có vẻ hơi “đuối” … còn tiếp…
  • Không giống như các kỹ thuật dao động khác, dải bước sóng hoạt động của phổ Raman thường độc lập với các chế độ dao động được nghiên cứu. Bởi vì nó đo sự dịch chuyển tần số từ tần số của laze kích thích, và có thể sử dụng bất cứ dải sóng nào từ vùng UV tới NIR ( tử ngoại tới hồng ngoại gần ). Tức là cho phép can thiệp vào thông tin dao động gắn với dải bước sóng 2 – 200 um. Điều này cho thấy phổ Raman lý tưởng để nghiên cứu các vật liệu vô cơ mà có những tần số dao động thuộc vùng hồng ngoại xa. Hiển vi Raman phân tán bước sóng kích thích ở vùng nhìn thấy cho độ phân giải không gian cỡ 1 um được sử dụng rộng rãi trong phân tích nhiễm bẩn mẫu ở mức độ micro.
  • 2 kỹ thuật thông dụng là “Raman phân tán” và “Raman chuyển đổi Fua-ri-ê ’’, mỗi kỹ thuật đều có những thế mạnh riêng của nó.

3. Quang phổ Raman phân tán

  • Để quan sát được phổ Raman, cần thiết phải tách tia tán xạ thu được thành những bước sóng kết hợp. Trong quang phổ Raman phân tán, điều này thực hiện bằng cách hội tụ chùm tia tán xạ Raman lên một cách tử nhiễu xạ, cách tử này có nhiệm vụ tách chùm tia thành những bước sóng thành phần, rồi định hướng tia vào bộ thu CCD.

  • Loại quang phổ Raman này thường sử dụng bức xạ laze nhìn thấy, với bước sóng điển hình là 780nm, 633nm, 532nm và 473nm, các bước sóng khác cũng có thể được sử dụng. Cường độ tán xạ Raman tỷ lệ với 1/λ4 , nên bức xạ laze có bước sóng ngắn sẽ cho tín hiệu Raman lớn hơn nếu dùng bước sóng dài. Vì điều này, bước sóng laze sử dụng trong quang phổ Raman càng ngắn được thì càng tốt.

  • Nhưng hiện tượng huỳnh quang cũng dễ xảy ra khi sử dụng laze có bước sóng ngắn. Ta có thể khắc phục bằng những tính năng của phần mềm cũng như những cách khác để hiệu chỉnh lại những ảnh hưởng huỳnh quang ở mức độ ít. Tuy nhiên, huỳnh quang mạnh sẽ làm nhiễu detector CCD khiến cho việc đo phổ Raman không thể thực hiện được. Hiện tượng huỳnh quang chỉ xảy ra ở một số bước sóng nhất định đối với một mẫu cụ thể ( có chọn lọc ), do vậy khi chọn máy quang phổ Raman, việc tích hợp nhiều nguồn laze là cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng.

4. Quang phổ FT-Raman- Quang phổ FT-Raman sử dụng một laze trong vùng hồng ngoại gần, thường là ở 1064nm. Ở bước sóng này hiện tượng huỳnh quang gần như không xuất hiện, tuy nhiên do tương quan cường độ tán xạ Raman tỷ lệ với 1/λ4 cho nên tín hiệu Raman ở đây sẽ yếu. Hơn nữa loại detector CCD sẽ không dùng được ở dải phổ này. Do đó quang phổ Raman phải sử dụng các detector nhạy ở vùng hồng ngoại gần như InGaAs hay detector Ge được làm mát trong nitơ lỏng.

  • Bộ giao thoa kế bên trong máy sẽ chuyển đổi tín hiệu Raman thành một phổ giao thoa, cho phép detector có thể thu toàn bộ phổ Raman một cách đồng thời. Bởi vì ở các mức tín hiệu thấp nhiễu phổ chủ yếu là nhiễu từ chính detector và nhiễu này độc lập với tín hiệu Raman, cộng với việc phổ giao thoa được chuyển tới detector một cách tức thời giúp cải thiện tỷ lệ tín hiệu/nhiễu tốt. Phép chuyển đổi Fourier giúp chuyển phổ giao thoa về phổ Raman truyền thống để đánh giá kết quả.
  • Một ưu điểm nữa trong quang phổ FT-Raman là: do không bị ảnh hưởng bởi hiện tượng huỳnh quang nên người ta thiết kế thêm một laze He-Ne để hiệu chuẩn độ chính xác hệ giao thoa giúp thu được bước sóng dịch rất chính xác.
  • Nhờ những ưu điểm trên mà phổ FT-Raman rất ổn định, chính xác và phương pháp này được dùng để thu lấy những thư viện phổ chuẩn.

lần tới:

  1. Surface Enhanced Raman Scattering (SERS ) – Tán xạ Raman tăng cường bề mặt
  2. Ultraviolet Resonance Raman Spectroscopy ( UVRRS ) – Raman cộng hưởng UV