Cho em hỏi về Phổ hồng ngoại và phổ huỳnh quang

Chào cả nhà, ko biết post câu này ở đây có đúng ko, nếu ko thì em nhờ Mod move hộ em cho đúng nhé! Em là dân kỹ thuật môi trường, cơ quan em đang định mua máy phân tích hàm lượng dầu trong nước (điều kiện cần là phải đi dc hiện trường) nhưng hiện tại theo em dc biết thì đang có 2 loại máy dựa trên nguyên lý hồng ngoại và 1 loại dựa trên nguyên lý phổ huỳnh quang. Sếp có hỏi về cái này nhưng em là dân môi trường nên ko biết rõ về cái này lắm. Mong ace có ai biết thì giải thích hộ em 2 khái niệm này càng rõ nghĩa càng tốt để em có thể đưa ra QD nên mua loại máy nào cho phù hợp với yêu cầu chuyên môn! Chân thành cảm ơn!

Hi, Phổ hồng ngoại là IR, huỳnh quang em đoán là UV, phân tích chất lượng nước thường dùng UV, nhưng 2 cái máy này ko xách đi đâu được (theo em biết là vậy) vì nó khá nạy cảm với shock (vì có bóng đèn bên trong) và cần nguồn điện ổn định để chạy. Tuy nhiên theo qui trình chọn máy nào thì mình xái máy đó thôi, còn nếu đang nghiên cứu qui trình chưa biết chọn máy nào thì cần tìm hiểu kĩ, giá 2 máy này cũng không rẻ, tuy nhiên vì tính thông dụng phổ biến của nó nên có thể có máy xách tay (portable), anh cứ hỏi thêm các công ty cung cấp thiết bị .

Huỳnh quang là Fluorescence spectroscopy chứ nhỉ? Mới đọc sơ qua principle của phổ huỳnh quang, thấy cũng xác định được impurity của sample. Principle:

Virtual lab: http://phys.educ.ksu.edu/vqm/html/fluorescence.html

Với yêu cầu phân tích hàm lượng dầu trong nước thì dùng máy quang phổ Hồng Ngoại (IR) và (hoặc) dùng máy quang phổ Huỳnh Quang (Fluorescence) là chuẩn không cần chỉnh rồi bạn à.

Dùng quang phổ hồng ngoại bạn chỉ làm định tính là chính (tất nhiên, máy của hãng nào cũng nói là có chức năng định lượng nhưng chức năng này chỉ có cho vui vẻ. Sai số trong phép định lượng bằng máy IR là rất lớn). Với yêu cầu phân tích của bạn, thì bạn cần mua bộ đo mẫu lỏng, cuvette mẫu lỏng,… để sau khi chiết dầu từ trong nước ra bằng C2F3Cl3 (trichlotrifluoethan), thì bơm vào cuvette lỏng để đo.

Dùng quang phổ huỳnh quang thì bạn lại làm định lượng là chính. Nguồn sáng của máy này được sử dụng là đèn Xenon, trên máy bạn có thể đặt các bước sóng kích thích, bước sóng phát xạ,…

Lưu ý bạn là cả hai loại máy trên đều phải hạn chế tối đa việc rung lắc để tránh làm sai lệch, hỏng hệ quang. Vì vậy, việc bạn mang đi đo hiện trường là gần như không thể (trừ khi bạn đặt chúng trong xe chuyên dụng - PTN di động).

Chúc bạn thành công.

Phổ huỳnh quang là Fluorescence spec, là một loại phổ emission với nguồn chiếu sáng là UV. Dầu trong nước thường có thành phần là các aromatic hydrocarbon nên sử dụng UV để phân tích.

Cám ơn cả nhà nhưng em muốn tìm hiểu nguyên lý hoạt động của 2 loại trên cơ. Thông thường từ trước đến jo khi học hay làm về cái ji đó em hay tìm hiểu nguyên lý hoạt động hoặc bản chất của vấn đề từ đó khi nó bị hỏng hóc ji thì còn biết đường mà sửa nữa. Còn máy cầm tay dc thì hiện jo thì có máy TD 500D của hãng ji ji đó bên mỹ. Bên em đang chuẩn bị mua 1 con về để chạy thử nếu OK thì mua thêm vài con nữa để làm việc.

Bác hay thích tìm hiểu nguyên lý hoạt động hoặc bản chất vấn đề mà hỏi kì thế???

Em có trích dẫn hai link trên, chẳng biết bác xem chưa (Một principle, một virtual lab + research + …)? Từ đó truy theo các từ khóa liên quan mà tìm thêm tài liệu đọc thôi. :24h_019:

Hai phương pháp này rất phổ biến, trong lúc chờ các pro khác vào tham gia thì bác cũng nên đọc một ít. :24h_096: