cho em hỏi về chu kỳ bán hủy

1)Chu kì bán hủy là thời gian cần thiết để một nửa khối lượng ban đầu của chất phóng xạ bị phân rã. Vậy mọi người cho em hỏi nếu như 1 bài toán là:chu kì bán hủy của Ra là 1620 năm. sau bao nhiêu năm thì 3 g Ra giảm còn 0,375 g? => thời gian để 1,5 g Ra ( một nửa khối lượng ban đầu) phân rã là 1620 năm nếu đề cho là 4g Ra thì thời gian để 2 g Ra ( một nửa khối lượng ban đầu) phân rã cũng là 1620 năm??? Chỗ nầy em chưa hiếu lắm. Mọi người giúp em với. 2)mọi người cho em hỏi cường độ phóng xạ là gì ? Cảm ơn tất cả

Mình tìm được một vài công thức sau đây:

ln(No/N)= λ.t N=No.e^(-λ.t) t<SUB>1/2</SUB> = ln2 / λ A = λ.N A=λ.No.e^(-λ.t) A= Ao.e^(-λ.t) Ao = λ.No

Trong đó:

No: số nguyên tử phóng xạ ban đầu (t=0) N: số nguyên tử phóng xạ tại thời điểm sau (t). λ: hằng số phân rã. t<SUB>1/2</SUB> : chu kỳ bán hủy. Ao: hoạt tính ban đầu (t=0) A: hoạt tính phóng xạ tại t, là số phân rã trong một giây ( số hạt/s), đặc trưng cho tính phóng xạ mạnh hay yếu. Bạn dựa vào những công thức trên và thử tính lại thì sẽ hiểu.

Thân :hutthuoc(

[HIDE][/HIDE]

Mình giải bài toán “chu kì bán hủy của Ra là 1620 năm. sau bao nhiêu năm thì 3 g Ra giảm còn 0,375 g?” như thế này : Gọi chu kì bán hủy là 1 đại lượng t . Gọi số năm lập lại cần tìm là x Gọi khối lượng của 1 mẫu ban đầu là a thì ta có : sau t năm còn a/2 . Như vậy sau x.t năm ta sẽ còn : a/(2^x)
Theo đề cho ; thay số ----> 3/(2^x) = 0,375 –> x = 3 . ----> Số năm cần tính là : 1620 .3 = 4860 năm

sax, có cần nhiều công thức thế không C.H.V, tất cả các công thức trên đều quy về 2 công thức dưới đây. trong hóa hạt nhân cơ bản nhớ 2 công thức sau là làm được hết bài tập nè. T=ln2/k và t= 1/k.ln(Co/C) tiện thể thì công thức thứ 2 cũng là công thức tính hằng số tốc độ của phản ứng hóa học bậc 1 vì phản ứng hạt nhân cũng có thể coi như là 1 phản ứng bậc 1. trong đó T là chu kì bán hủy, k là hằng số phân rã, Co/C là tỉ lệ của nồng độ chất ban đầu trên nồng độ sau phân ra, Co/C = Mo/M = No/N …

Nếu bạn nói như thế thì chỉ cần áp dụng một công thức t= 1/k.ln(Co/C) là được rồi.

Hẳn là bạn thắc mắc tại sao 2 cục Radi sau cùng khoảng thời gian như nhau lại có sự giảm khối lượng khác nhau? Đó là vì khối lượng của chúng khác nhau, nghĩa là cứ có một cục Radi m gam thì sau 1620 năm thì chỉ còn m:2 gam Ra mà thôi, trong SGK vật lí 12 cũng chỉ mô tả lại hiện tượng bán rã như vậy mà thôi, còn để hiểu hết bản chất của hiện tượng này thì bạn cần tìm kiếm từ các cuốn sách Vật lí chuyên sâu. Còn cường độ phóng xạ H là đại lượng đặc trưng cho mức độ phóng xạ mạnh- yếu, là số phản ứng phân rã trong 1 giây, đơn vị là Béc-cơ-ren ( Bq), với chất phóng xạ cường độ lớn thì dùng đơn vị Qui-ri sẽ thuận tiện hơn vì 1Ci= 3,7.10^10 Bq