tại sao khi dùng chất C để chiết chất A ra khỏi dung môi B người ta chia ra nhiều lần thể tích mà ko dùng một lần
To Zoro R = (1- (1/(1+K(VC/VB)))^n trong đó R là chất C, VC: thể tích C, VB: thể tích dung môi B, n là số lần chiết. Từ công thức này zoro có thể trả lời tại sao. thân ái
Có thể giải thích dựa vào cân bằng như sau: khi chiết ta có sự cân bằng giữa 2 pha, sau 1 lần chiết thì vẫn tồn tại 1 cân bằng, nghĩa là vẫn còn chất A trong dung môi B, tức là luôn có cân bằng giữa A trong B và C, vấn đề là C có ái lực (độ phân cực)với A mạnh hơn B nên A bị chuyển dịch về C nhiều hơn B. Muốn càng có nhiều A trong C thì phải thực hiện chiết nhiều lần để chuyển dịch cân bằng về C càng nhiều càng tốt. Thân.
ủa thầy ơi vậy cái hằng số K thì ta giải quyết nó ra sau ? khi chiết tách để đạt hiệu quả cao ta nên lưu ý những gì ? nếu lỡ có nhũ thì ta dùng chất phá nhủ hiệu quả nhất là chất nào ạ ? thân
chào napoleon những cái bạn hỏi theo mình là cơ bản ( xin nỗi nếu hơi quá lời ) bạn có thể tìm hiểu trong cuốn phân tích của pác hồ quý việt tập hai mới xuất bạn .
Công thức của bác giotnuoc… có vấn đề. Bạn Zoro hỏi chiếc A ra khỏi B hiệu quả, vậy mà không thấy chổ nào trong công thức trên nói về phần A thu được cả. Vả lại để chứng minh công thức này phải giả sử K là hệ số phân bố của A trong B và C, A phải phân bố trong C nhiều hơn trong B thì chiết mới hiệu quả. Và phải giả sử chia V(C) thành n phần bằng nhau nữa chứ. Hay là em chưa hiểu công thức của bác.
hê ở đaay cũng đâu có nói là A hay B nhiều hơn đâu mà bạn yêu cầu là cái này hay cái kia phân bố như thế nào?
To mọi người Công thức của tôi ghi ở phần trên có thể đuợc hiểu như thế này: chiết chất A ra khỏi dung môi B sang dung môi C. Khi chọn dung môi phải chọn dung môi C sao cho chất A phân bố trong dung môi C nhiều hơn trong dung môi B (có thế mới gọi là chiết chứ). Hằng số K là tỷ số nồng độ chất A trong dung môi C và dung môi B, dĩ nhiên K > 1. K càng lớn thì sự chiết càng hoàn toàn. Ví dụ như khi K = 99 thì chỉ cần chiết 1 lần đã chiết được R = 99% chất A từ B sang C. Tuy nhiên trong trường hợp K khá nhỏ (vẫn >1) thì không thể chuyển định lượng (>99%) chất A từ dung moi B sang dung môi C, lúc này ta phải chiết nhiều lần (n lần). Câu hỏi của Zoro là nếu với một thể tích dung môi C nhất định thì số lần chiết nhiều (tức là thể tích dung môi cho mỗi lần chiết ít đi) ta có thể chứng minh được là chiết hoàn toàn không. Câu trả lời là đuợc. Từ công thức trên ta có thể giả thiết là thể tích dung môi C cho giới hạn là V, nếu chiết n lần thì mỗi lần cần thể thích dung môi C là Vc = V/n. Chúng ta có thể so sánh 2 trường hợp: n = 1 và VC = V với n = 5 (chẳng hạn) với VC = V/n. Giả sử K và VB là giá trị nhất định nào đó thì chúng ta có thể tính ra R trong 2 trường hợp n = 1 và n = 5. Thân ái
em có làm bài chiết caphein từ trà đắng khi chiết nó tạo nhủ thì em dùng Na2SO4 khan để phá nhủ , có phải là khi thêm Na2SO4 khan vào thì sẽ làm tỷ trọng của các hỗn hợp thay đổi tách nhau triệt để hơn phải ko ? khi cô quay để thu được sản phẩm thô thì để đạt hiệu quả cao hơn em thấy hình như ta cho thêm vào Na2SO4 khan , vậy khi đó thêm vào nó có tác dụng gì thế ạ !
- vậy trong những trường hợp khác khi phá nhũ có nhất thiết là phải dùng Na2SO4 khan ko ạ ! hay còn cách nào khác ? nếu được cho em ví dụ ? em biết là mình còn yếu về mấy cái thực nghiệm này lắm nên có những câu hỏi gà quá mong thầy cô và anh em thông cảm , vì thực hành ở đây ko được nhiều như ở trên tp được. thân
Vấn đề hệ số phân bố: Gọi g là khối lượng ban đầu của chất tan cần chiết, V là thể tích dung dịch chứa chất cần chiết, V’ là thể tích dung môi dùng mỗi lần chiết, n là số lần chiết, g’ là khối lượng chất chiết được, K là hệ số phân bố của chất cần chiết trong 2 dung môi. Ta có công thức: g’ = g{1-[KV/(KV+V’)]^n} Ta thấy KV+V’>KV nên phân số sẽ nhỏ hơn 1, 1 số nhỏ hơn 1 mũ n sẽ nhỏ hơn 1, khi n tăng (kéo theo V’ tăng, tức chiết nhiều lần) thì phân số càng rất nhỏ nên g’ càng tiến về g. Vấn đề kĩ thuật chiết: Khi chiết ta dùng bình lóng. Khi chất lỏng tách 2 pha ta lắc thật mạnh nhiều lần để sự tiếp xúc giữa các tác chất là tốt nhất. Sau đó để yên trên giá để 2 pha cân bằng rồi tiến hành chiết chất. Trong quá trình này nếu có sự tạo nhũ (nhũ là hệ keo gồm 2 pha lỏng-lỏng), nghĩa là có pha lỏng bên trên nằm dưới trong lòng pha lỏng ở dưới thì quá trình chiết không được tốt, ta phải phá nhũ. Có 2 cách phá nhũ. 1 là tăng tỷ trọng của chất lỏng bên dưới khiến cho chất lỏng bên trên nhẹ hơn hẳn, phần nhũ bắt buộc phải nổi lên trên. Để tăng tỷ trọng thì ta thêm vào muối điện ly như NaCl, khi thêm Na2SO4 còn nhằm làm khan phần dung môi hữu cơ nhưng cách này không cần thiết vì sau khi chiết bắt buộc ta phải làm khan dịch chiết bằng Na2SO4. Cách thứ 2 là dùng đũa thủy tinh. Dùng đũa chọc thật mạnh vào lớp nhũ bên dưới nhưng tránh khuấy mạnh làm ảnh hưởng cân bằng hệ. Sau đó lớp nhũ sẽ được phá và nổi lên trên. Cách này hơi thô bạo nhưng hiệu quả và đơn giản. Giống như cách lắc bình lóng ở trên cũng vậy, càng lắc mạnh và thô bạo càng tốt ^___^ Khi cô quay nghĩa là lọc với áp suất kém, bạn tách dung môi ra khỏi dịch chiết và thu được phần rắn còn lại, thường gọi là cao. Cao này bạn sẽ hòa tan tiếp vào dung môi hữu cơ khác và tiến hành phân lập các hợp chất mong muốn (thường bằng sắc kí cột hoặc kết tinh lại). Do đó trong trường hợp này không nên cho Na2SO4 vào. Trước hết là khi cô quay có 1 áp suất giữa bình cô quay và hệ thống máy bơm, nó sẽ dễ dàng cuốn theo các hạt Na2SO4 khi dung dịch bắt đầu khan và bịt màng lọc của máy cô quay, hơn nữa sau khi cô quay bạn sẽ phải xử lý 1 lần nữa với Na2SO4 này, do đó nên loại bỏ Na2SO4 trước khi cô quay, đơn giản là lọc qua 1 lớp bông gòn trên phễu lọc. Thân
cảm ơn tigerchem về thông tin thực nghiệm của bạn . mình xin các pro cho biết thêm tại sao khi phs tan mẫu người ta thường hay dùng muối Na2so4 hơn rất ít dùng Nacl ( nếu giải thích hộ khi nao dùng cái nào thì tốt quá )thanks!
-Thực tế ở dạng khan hoặc trạng thái hút nước. Dạng bột hoặc tinh thể lớn trong suốt. Thăng hoa ngoài không khí (hòa tan trong nước, khi nhiệt độ tụt xuống). Dạng 10H2O (Na2SO4.10H2O) được biết với tên “Muối Glauber”
- tinh thể NaCl ko có ngậm nước vì thế khi ta chiết 1 một chất nào đó thì nó ko có thể rút nước để chiết dễ dàng được. vd nhu khi chiết caphein từ trà đắng thì trước hết ta hòa tan trà đắng trong nước sôi , sau đó thì loc lấy dung dich và tiến hành chiết vì thế để đảm bảo sự phá nhũ và làm khan nước trong dich chiết thì ta cho thêm tinh thể Na2SO4 khan vào để hút nước và làm thay đổi tỷ trọng để phá nhũ dễ dàng hơn.
- theo mình được biết thì sách của thầy HỒ viết quý thường được dich từ nhứng cuốn sách tiếng Nga nên nó viết khó hiểu ( như sách phân tích (co trắc quang ma mình đã từng đọc để làm báo cáo chẳng hạn)) thân