Chiến lược Hữu cơ năm cuối!

Năm cuối để làm đề tài tốt nghiệp nhưng tới giờ em vẫn chưa biết làm như thế nào. Xem các luận văn đã trình thì thấy công việc rất nhiều, thí dụ làm 1 đề tài Hợp chất thiên nhiên thì gồm 3 phần Tổng quan về cây, Cô lập, xác định thành phần hoá học có trong cây dựa trên dữ liệu phổ, sau đó là kết luận. Em chưa hình dung một đề tài như thế cần mất thời gian bao lâu. Giả sử mìh muốn làm 1 đề tài có chất lượng thì ngay từ khi mới vào chuyên ngành phải học kĩ những kĩ thuật, kiế thức cần có. Vậy cho em hỏi nếu muốn làm về hợp chất thiên nhiên thì cần học những môn nào là quan trọng (ý em hỏi là những môn tự chọn cần học) và thời gian làm đề tài mất bao lâu. Nên bắt đầu làm đề tài vào thời gian nào? Kinh phí ra sao? Thời gian đăng kí đề tài với thầy cô hướng dẫn? Thầy cô phản biện được chọn hay chỉ định? Hướng nghiên cứu của các thầy cô hiện nay (làm về cây mới hay nghiên cứu thêm những cây đã có ? Khi nào có thể đăng kí đề tài với thầy cô hưuờng dẫn, khả năng thầy cô nhận là bao nhiêu? Nếu thích làm về hợp chất thiên nhiên và ứng dụng thì nên theo ai?

Em có thể gặp trực tiếp cô Liên Hoa

Ko ai biet va co the giup do sao? minh cung co cau hoi nhu ban tigerchem. Den gio nghi tet ma chua xin de tai nua minh k biet co sao ko, nghe ban minh noi se ko lam kip nen minh thay lo qua’ T_T

Hy vọng là các bạn như Tigerchem hoặc Misty đã nhận được đề tài rồi chứ!!! Băn khoăn về đề tài TN là việc ai cũng trải qua khi vào năm cuối.

Để làm tốt đề tài các bạn nên chuẩn bị tốt về ba mặt chính: Tài liệu, Sức khỏe và Kinh phí làm đề tài.

  • Về mặt tài liệu: Thường khi giao đề tài, thầy cô hướng dẫn đã có chuẩn bị một số tài liệu nhất định nào đó. Nếu đề tài của các bạn là sự tiếp nối của Seminar Hóa 3 thì coi như đã gần xong phần Tổng Quan. Nếu là đề tài mới hoàn toàn, bạn nên sử dụng internet để search Sciendirect hay Google theo những từ khóa liên quan đến đề tài thì chỉ cần khoảng 1-4 tuần là các bạn có thể tìm đủ tài liệu cần thiết cho việc làm đề tài và viết bài (tùy thuộc vào khả năng đọc tài liệu tiếng nước ngoài và kỹ năng vi tính!!!). Nếu bạn nào có điều kiện thì có thể nhờ người quen, anh chị hay thầy cô search dùm bằng Sci-finder hay Beilstein http://www.beilstein-institut.de/englisch/1024.htm thì sẽ được rất rất nhiều tài liệu tham khảo trong thời gian rất rất ngắn. Nhưng quan trọng nhất là sự nỗ lực của các bạn chiến đấu trên internet.

  • Về mặt sức khỏe: Vì thời gian làm đề tài ở trong nước khác với ở nước ngoài: đa số các bạn chỉ có vài tháng (3-5 tháng) trừ các bạn được vào làm sớm. Nên các bạn phải chuẩn bi đầy đủ sức khỏe để có thể làm trong lab ít nhất 10-12 giờ mỗi ngày. Ngay cả ở nước ngoài, nếu các bạn làm dưới 10 giờ mỗi ngày, thường không thấy kết quả đâu hết. He He. Ở nước ngoài, nếu SV thích làm đề tài, có thể vào lab từ năm nhất, có thể chỉ cần 2-3 buổi/tuần hoặc làm trong học kỳ hè. Và khi đến năm tư đã được một khối lượng công việc rất đáng kể (thông thường 1-3 bài báo khoa học). Nói tóm lại các bạn phải có kế hoạch làm việc va nghỉ ngơi hợp lý để hồi phục nhanh. Nên tránh tuyệt đối việc làm 20 tiếng hôm trước để rồi nghỉ bù ba ngày sau! Và quan trọng là tạm gác bỏ “thú vui trần thế” để hy sinh vì “thế giới hóa học” trong 3-4 tháng thì chắc chắn các bạn sẽ hoàn tất luận văn đẹp như mơ và không sợ nửa đường gãu gánh. Nói vật thôi, khi làm đề tài cũng để lại rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ đó các bạn bên cạnh chút xíu đáng sợ. He He.

Về mặt kinh phí: vấn đề này đôi khi là bài toán khó giải cho một số bạn. Các bạn nên chuẩn bị sẵn một số tiền nhất định hoặc chỗ nào có thể mượn được trong khoảng thời gian để chi cho những khoản thiết yếu chẳng hạn như: hóa chất, lỡ làm bể dụng cũ, in ấn luận văn…party trong lab, thư giãn cuối tuần trong lab…Biết đâu trong lúc làm đề tài lại phát hiện ra một nửa của mình mà lâu nay “ai nào biết, ai nào có hay”. He He

Các bạn có quan tâm về hướng hợp chất thiên nhiên thì có thể liên hệ trực tiếp với rất nhiều thầy cô trong bộ môn Hóa Hữu cơ có kinh nghiệm về hướng này như cô Sương, cô Phụng, cô Liên Hoa, thầy Quan, thầy Nhân và nhiều thầy cô khác nữa. Hoặc thầy Thạch, Trưởng Bộ môn để có thể biết là: mổi thầy cô sẽ nhận khoảng bao nhieu SV cho học kỳ này. Các bạn có thể đọc luận văn của các anh chị khóa trước nhưng gần đây, sẽ biết được hướng của thầy cô đang làm để mà có thể chọn hướng mình thích. Việc chọn thầy cô phản biện thường là do thầy cô hướng dẫn mời.

Khi đã vào lab, yếu tố quan trọng nhất là “tính cẩn thận và kiên trì”: “LOVE CHEMSITRY, CHEMISTRY WILL LOVE YOU”. Những kỹ thuật cơ bản khác như làm phản ứng, tách chiết, cô lập, các bạn nên cố gắng để ý, hỏi thầy cô, các anh chị cao học và ngay bạn bè của mình. Ví dụ làm phản ứng nên theo dõi TLC đều đặn. Khi chạy cột không nên bỏ sót bất kỳ phân đoạn nào. Lựa chọn giữa chạy cột sắc ký nhanh và thông thường hay tách bằng bản dày (PLC Plate Chromatography). Trước khi đổ bất cứ dung dịch, hóa chất … đi, bạn phải chắc chắn rằng đó “KHÔNG LÀ SẢN PHẨM CỦA MÌNH”. Tránh tình trạng đổ mất rồi “ngồi khóc một mình”. Nếu không chắc, cứ tạm để đó đến khi kết quả phân tích đã đúng. Khi làm TN, các bạn nên luôn tự đặt câu hỏi cho chính mình: tại sao phải làm như vậy? ưu điểm và khuyết điểm ra sao? Phải chuẩn bị nhửng gì cho bước kế tiếp vào ngày mai, ngày kia hay cả tuần. Tránh tình trạng sáng sớm vào mất hết nửa ngày để đi kiếm dụng cụ và hóa chất, hay để quên tài liệu ở nhà…

Chúc các bạn năm mới nhiều sức khỏe, Tết được nhiều lì xì, kiếm được nhiều tài liệu để làm tốt đề tài.