Chỉ số H (H-Index) của các nhà Hóa học

Năm 2005, nhà vật lý người Mỹ Gorge Hirsch đưa ra chỉ số H để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhà khoa học đối với các nhà khoa học khác trong cùng lĩnh vực. Một nhà khoa học có chỉ số H (ví dụ 100), có nghĩ là trong số tất cả các công trình (research paper, ví dụ 1000) có H công trình được trích dẫn ít nhất H lần trong các công trình của các nhà khoa học khác. http://en.wikipedia.org/wiki/Hirsch_number

Ví dụ Prof. Somorjai ở UC Berkeley (có chỉ số H = 92) có tổng cộng 1013 papers, nhưng có 92 paper được trích dẫn ít nhất 92 lần. http://www.cchem.berkeley.edu/gasgrp/

Chỉ số H không đồng nhất cho tất cả các lĩnh vực. VD người có chỉ số H cao nhất trong vật lý là 110, trong hóa học là 135, trong khoa học máy tính là 70.

Trong vật lý, chỉ số H từ 10-12 tương đương Associate Prof., 18 tương đương Full Prof., 45 tương đương với Viện sĩ hàn lâm khoa học.

Một số bài viết Tiếng Việt để tham khảo thêm:

http://www.tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=100&News=884&CategoryID=32

http://www.coltech.vnu.vn/coltech/index.php?option=com_content&task=view&id=568&Itemid=664

Danh sách các nhà hóa học còn sống có chỉ số H >= 50. http://www.rsc.org/images/H-index%20ranking%20of%20living%20chemists(Feb%2009)_tcm18-85867.pdf

Nếu ko vào được link trên có thể tải ở link sau: http://new.flyupload.com/index.php?/files/view/mCgGpbWpSuP8RByDXZrK

Một số cách tìm chỉ số H của các nhà khoa học

1, Dùng Web of Science. Trang này thống kê rất đầy đủ tất cả các paper của các tạp chí chuyên ngành và Conference Proceedings. Tuy nhiên trang này phải trả tiền thì mới dùng được. Các trường ĐH bên nước ngoài đều vào được trang này.

Cách dùng: chỉ cần vào trang www.isiknowledge.com điền thông tin tác giả, refine cho đúng institution, đúng field… (trường hợp các tác giả trùng tên) sau đó chọn vào nút “Create Citation Report” sẽ cho kết quá H-index và nhiều kết quả khác.

2, Dùng phần mềm “Publish or Perish” free. Link để tải: http://www.harzing.com/pop.htm

Cách dùng cũng khá đơn giản, chỉ việc đánh tên tác giả vào là xong. Tuy nhiên do phần mềm này lấy dữ liệu từ Google Scholar, nên rất không đầy đủ và rất thiếu chính xác (chỉ tham khảo cho vui thôi) vì Google ko thể liệt kê các bài báo cũ không có trên internet, và nhiều khi 1 bài báo được lặp lại nhiều lần ở nhiều trang web.

Hic, lúc nãy ngồi tán dóc với thằng đệ của G.A. Somorjai. Mình bày đặt tỏ ra hiểu biết, bèn khen thầy nó là H-index của thầy mày là 92, cao vãi. Nó cười bảo 97 chứ 92 cái gì. Mình về nhà xem lại thì 97 thật. Năm 2007, giải Nobel về solid surfaces chỉ trao cho Gerhard Ertl ở Đức đã làm thất vọng không biết bao nhà khoa học ở <st1:city><st1:place>Berkeley</st1:place></st1:city> và Mỹ nói chung. Lẽ ra, G.A. Somorjai đã được chia đôi giải này, thậm chí người ta đánh giá G.A. Somorjai cao hơn. So về pub thì ngang ngửa, G.A. Somorjai nhỉnh hơn vì viết vài cuốn sách kinh điển trong surface chemistry. Có lẽ G.A. Somorjai thua vì không politic. Whitesides G.M. có lẽ là ứng cử viên sáng giá cho giải Nobel Hóa về khoa học vật liệu hoặc vật liệu nano trong vài năm tới. Trở lại chuyện H-index, người ta thường nói rằng “if your H-index is higher than your age, you are legend”.