Ximăng (ciment, cement,цемент) là tên gọi chung để chỉ các vật liệu kết dính dưới dạng bột mịn, có khả năng tạo thành khối nhão, dẽo khi trộn lẫn với nước và dưới ảnh hưởng của các quá trình hóa lý sẽ ngưng kết và hóa rắn Phân loại các chất kết dính : Chất kết dính vô cơ : vôi thủy, ximăng portland, ximăng pouzzolan, ximăng xỉ,… Chất kết dính hữu cơ : bitum, nhựa, keo dán hữu cơ … Khác biệt giữa chất kết dính vô cơ và chất kết dính hữu cơ : Chất kết dính vô cơ ưa nước, còn chất kết dính hữu cơ kỵ nước Chất kết dính hữu cơ mềm hoặc chảy khi đốt nóng hoặc hoặc hòa tan trong các dung môi hữu cơ, còn chất kết dính vô cơ có khả năng tạo với nước những khối nhão, dẽo và dần dần đóng rắn biến thành dạng đá bền Phân loại các chất kết dính vô cơ : chia làm 2 loại chính : Chất kết dính trong không khí : thạch cao, magnesial,…chỉ bền trong không khí Chất kết dính thủy lực : ximăng portland, ximăng pouzzolan, ximăng xỉ,…, sau khi hóa rắn sơ bộ trong không khí sẽ tiếp tục hóa rắn và bền trong nước (Nguồn: Giáo trình hóa học silicate. TS Nguyễn Đức Nghĩa)
Xi măng là chết kết dính như vậy. Cho em hỏi tai sao các thánh chăm pa cổ thì người ta dùng gì để kết dính mà nó tồn tại đến hàng ngìn năm như vậy.hay như các viên đá của kim tử tháp tồn tại rất lâuvaayj chúng được kết dính từ cái gì???
Cho đến nay người chăm pa cổ dùng chất kết dính loại gì để kết nối các viên gạch lại với nhau chưa thể giải thích được, một trong những giả thuyết là dùng dầu của cây mù tạc để làm chất kết dính, hoặc là lấy vôi,… Một trong những giả thuyết có vẽ đúng nhất là người ta mài nhẵn những viên gạch lại với nhau sao cho tạo ra một lớp cola cũng là một chất kết dính. Giả thiết này xem ra có vẽ hợp lý nhất.