Chất độn ảnh hưởng thế nào trong sx hạt nhựa PVC compound ?

Nhờ mọi người chỉ giúp cho mấy vấn đề này nhé : 1/ Chất độn (CanxiCacbonat tự nhiên) dùng trong sản xuất hạt nhựa PVC nếu ko được phủ axit thì hút dầu nhiều hơn được phủ phải ko?

2/ Độ hút dầu của chất độn ảnh hưởng như thế nào đến quá trình phối trộn (bằng máy trộn cao tốc) hỗn hợp cũng như chất lượng sản phẩm (gia công bằng máy đùn trục vít)?

3/ hạt độn (CanxiCacbonat tự nhiên) siêu mịn nhưng không phủ axit có ưu và khuyết gì so với hạt kích thước lớn hơn nhưng được phủ axit.

Hình như ở đây có nhiều bạn trong ngành nhựa, rất mong được chỉ giáo.

Trong qua trình gia công nhựa PVC, có các loại chất hóa dẻo khác nhau được dùng. Trong giới bình dân thường gọi là dầu bôi trơn keo. Do vậy, câu hỏi của bạn khá là chung chung khi đề cập đến tính hút dầu của bột đá ( canxi carbonate).

Chất hóa dẻo có thể là BOP, DOP, ESO, … Nếu là DOP,BOP thì thực tế cho thấy không bị ảnh hưởng nhiều. Nhưng nếu là ESO thí có đấy bạn ạ.

Ngoài ra các chất ổn định cho PVC có thể gây phản ứng và ảnh hường lên lớp vỏ áo ngoài stearic acid của hạt bột đá.

Nếu trộn bằng máy trộn cao tốc Bambury , sự ma sát sinh nhiệt sẽ làm tăng tính chảy dẻo của nhựa và có thể sinh hơi phần dầu chưa tan lẫn. Đó là trong thực tế. Còn tùy thuộc vào bạn cho cái gì vào trước cái gì vào sau và lượng cũng như tốc độ và thời gian trộn.

Bột có kích thước hạt nhỏ thì vần đề phân tán sẽ khác và tính chất gia cường cũng sẽ khác hằn bạn ạ.

Nếu bạn đang còn là sinh viên thì cơ hội để tìm hiểu thực tế rất OK. Bạn có thể xin tham quan hoặc thực tập tại nhà máy nhựa Rạng Đông, nhà máy nhựa Bình Minh, nhà máy nhự Đệ Nhất là các nơi gia công nhựa PVC tại Sài Gòn.

-Cái này em không hiểu lắm, anh có thể giải thích ? có người nói quá trình trộn hỗn hợp PVC bằng bồn cao tốc không phải là tạo ra phản ứng hóa học mà là để các pha phân tán đều nhau có đúng không ? -Em có đọc một tài liệu nói như vầy " Chất lượng hõn hợp sau khi trộn phụ thuộc vào tính năng bề mặt của pha phân tán và pha liên tục". Vậy tính năng bề mặt trong trường hợp này (hh PVC) là gì vậy ạ ?

Nguyên văn bởi Teppi

Nếu trộn bằng máy trộn cao tốc Bambury , sự ma sát sinh nhiệt sẽ làm tăng tính chảy dẻo của nhựa và có thể sinh hơi phần dầu chưa tan lẫn. Đó là trong thực tế. Còn tùy thuộc vào bạn cho cái gì vào trước cái gì vào sau và lượng cũng như tốc độ và thời gian trộn.

bạn trộn PVC mà bạn cho bột đá vào trước rồi thì mới cho chất hóa dẻo vào rồi tới chất ổn định nhiệt thì chỉ có nước cháy máy khét lẹt! Trộn cao tốc có nghĩa là tạo lực cắt xé lớn để giảm cấp mạch hoặc vượt lực cản trượt mạch ( cao su, PVC,…) như vậy , bạn nên xem lại vấn đề mục đích nếu ta dùng chỉ để trộn hoặc biến tính hóa học- hóa lý.

bạn nên nêu rõ thêm phần đầu của câu kết luận ( thường là các kết quả khảo sát hoặc nhóm các đối tượng khảo sát) và phần tiếp theo của câu kết luận ( thường là các ứng dụng) nói trên!

  • Đấy chính là vấn đề em đang muốn hỏi, trong nhà máy sx nhựa PVC, người trộn hỗn hợp bột PVC, chất độn, chất hóa dẻo và các phụ gia khác trên bồn cao tốc sau đó đưa vào máy đùn trục vít để tạo ra hạt nhựa. Vậy trộn đây là trộn đều hay là biến tính như anh nói ? Vậy quá trình biến tính này (nếu có) thì cơ bản nó theo trình tự như thế nào ? Theo em thấy hình như người ta đổ các chất vào để trộn theo một trình tự nào đó.
  • Còn cái câu kết luận là đây ạ : trong tài liệu " phụ gia-hỗn hợp vật liệu nhựa và ứng dụng trong công nghệ PVC/ nhựa nhiệt dẻo khác"của trung tâm kỹ thuật chất dẻo, phần " thiết bị tạo Compound PVC" nguyên văn như sau “Mục đích của quá trình trộn là kết hợp hai hay nhiều vật liệu đến một mức độ đồng nhất. Chất lượng hh sau khi trộn phụ thuộc vào tính năng bề mặt của pha phân tán và pha liên tục. Lực liên kết phụ thuộc vào bản chất của plyme và phụ gia. Do vậy với mỗi polyme cần có một chế độ chộn thích hợp, đảm bảo trộn đều mà vẫn giữ được tính chất cơ lý tính của sản phẩm.” vậy ruốt cuộc quá trình trộn là lý tính hay hóa tính ? mong anh giải đáp giúp.

<meta http-equiv=“Content-Type” content=“text/html; charset=utf-8”><meta name=“ProgId” content=“Word.Document”><meta name=“Generator” content=“Microsoft Word 11”><meta name=“Originator” content=“Microsoft Word 11”><link rel=“File-List” href=“file:///C:%5CDOCUME%7E1%5CNGUYEN%7E1%5CLOCALS%7E1%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml”><!–[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:PunctuationKerning/> <w:ValidateAgainstSchemas/> <w:SaveIfXMLInvalid>false</w:SaveIfXMLInvalid> <w:IgnoreMixedContent>false</w:IgnoreMixedContent> <w:AlwaysShowPlaceholderText>false</w:AlwaysShowPlaceholderText> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> <w:DontGrowAutofit/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]–><!–[if gte mso 9]><xml> <w:LatentStyles DefLockedState=“false” LatentStyleCount=“156”> </w:LatentStyles> </xml><![endif]–><style> <!-- /* Style Definitions / p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:“”; margin:0in; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:“Times New Roman”; mso-fareast-font-family:“Times New Roman”;} @page Section1 {size:8.5in 11.0in; margin:1.0in 1.25in 1.0in 1.25in; mso-header-margin:.5in; mso-footer-margin:.5in; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} –> </style><!–[if gte mso 10]> <style> / Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:“Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:“”; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:“Times New Roman”; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} </style> <![endif]–>

<o:p> </o:p>

[quote="“Teppi”]

Hi,

Biến tính polymer có thể là một quá trình hóa lý hoặc thuần túy hóa học. Quá trình trộn = khuấy đảo tăng phân tán tiếp xúc (lý tính) Nhưng, trong quá trình đó, tùy theo các chất tham gia trong hệ mà có hay không có biến đổi hóa lý xảy ra. Trộn PVC với chất hóa dẻo –> gây hóa dẻo ngoại –> biến đổi hóa lý Trộn PVC với bột canxi carbonate–> phân tán hạt –> trộn thuần túy.

Thân,[/quote] <o:p> </o:p>

[quote="“Teppi”]

Có nhiều loại polyester có thể cho vào trong nhựa. Câu hỏi của bạn quá chung chung. Cần cụ thể hơn.[/quote] <o:p> </o:p>

Chào các bạn! Thấy các bạn trong diễn đàn trao đổi về vấn đề trộn cao tốc hỗn hợp pvc, là dân trong ngành mình xin đóng góp một chút hiểu biết nhỏ như sau: Thực chất của quá trình trộn cao tốc hỗn hợp nhựa pvc gần như chỉ là quá trình trộn đều các chất với nhau. Nếu xét cặn kẽ, tường tận các vấn đề nhỏ thì cũng có quá trình hóa học xảy ra nhưng là rất nhỏ. Quá trình hh đó là phản ứng đứt mạch của phân tử nhựa và phản ứng ngăn cản sự đứt mạch, sự cháy nhựa pvc của các chất ổn định nhiệt. ( tuy nhiên ở nhiệt độ trộn thường nhỏ hơn nhiệt độ gia công của nhựa pvc rất nhiều nên quá trình này rất nhỏ gần như không có.)

Good luck!