chất điện li

Các anh chị cho em biết Al(OH)3 là chất điện li mạnh hay yếu, và có thể nêu một số chất mà phổ thông hay nhầm không?:24h_077:

Chắc chắn là yếu, cả phương diện axit, cũng như bazơ.

  • Al(OH)3 là bazơ 3 nấc, các hằng số bazơ thì có thể suy ra từ hằng số thuỷ phân của Al3+ (Chú ý: Các hằng số này không phải là tích số tan nhé - tích số tan phức tạp hơn, có liên quan đến cân bằng rắn - dung dịch nữa)
  • Al(OH)3 cũng là một axit yếu đơn chức: Al(OH)3 + H2O <=> H+ + Al(OH)4^-

vậy BaSO4 là chất điện li mạnh hay yếu

yếu vi nó là kết tủa

BaSO4 là chất kết tủa nhưng chất điện ly mạnh.

BaSO4 là chất điện li mạnh. Tuy nó ít tan nhưng hiểu đơn giản là nó tan bao nhiêu thì điện li bấy nhiêu ( Bạn là HS PT thì hiểu đến đấy là được rồi).

  • Còn nếu muốn giải thích sâu hơn thì ta sẽ lí giải bằng sự hydrat hóa mạnh các ion ( dung môi là nước)–> điện li tốt hơn.

Đồng ý với mọi người là BaSO4 là chất điện li mạnh. Đúng như HORIZON thì nó tan bao nhiêu thì điện li bấy nhiêu nhưng nó lại đc xếp vào nhóm chất ko điện li trong chương trình THPT.

Bạn có thể trích dẫn chỗ nào trong SGK ghi “BaSO4 là chất không điện ly” được không???

Hehe, BaSO4 là chất điện ly yếu nhé.

BaSO4 tan bao nhiêu thì điện ly bấy nhiêu, không hiểu lý thuyết này ở đâu ra??? Khi đã nói hằng số điện ly của một chất thì phải nhớ trạng thái của nó là gì trong dung môi nữa nhé, ở đây là BaSO4 thì nó là dạng không tan, chứ dạng tan chả đáng kể gì đâu.

Không có chất nào là kết tủa hoàn toàn cả, chung quy ta chia thành 2 nhóm chất tan nhiều và tan ít mà thôi. Và việc tan nhiều hay tan ít nó không liên quan gì đến độ điện li cả. Ví dụ: C2H5OH tan vô hạn trong nước nhưng khả năng điện li của nó như thế nào nhỉ!

@chem0407p: ai đang dùng nick này vậy nhỉ. Nếu là anh VanToan thì hãy liên hệ TS. Hoàng Đình Bình của trường mình, thầy đã giảng phần này rất kĩ cho SV năm I ĐH Y Dược HCM.

@ Các bạn HSPT hãy xem SGK 11 tái bản mới nhất, ở bài Điện li phía dưới có chú thích dấu (*) rằng BaSO4, AgCl là chất điện li mạnh nên không có gì phải băn khoăn cả.

Nói chung hiện nay có 2 trường phái, cả Việt Nam lẫn nước ngoài. Người thì cho là BaSO4 là weak electrolyte, người thì strong electrolye, chả biết đâu mà lần. Ví dụ: weak electrolyte: http://www.chemistry.mtu.edu/pages/courses/files/ch1110-urnezius/Chapter4/Lecture_Slides_chapter_4.pdf Strong electrolyte: http://bc.barnard.columbia.edu/~schapman/bc2001/handouts/solrules.pdf

Còn bộ giáo dục nói thế, thì khi làm bài ghi thế :slight_smile:

Bên www.olympiavn.org đã có bài phân tích rất rõ ràng [u][b]Ở đây[/b][/u].:24h_001:

Trong một cốc chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+, c mol Cl- và d mol HCO3- Nếu chỉ dùng nước vôi trong nồng độ p mol/l để làm giảm độ cứng trong cốc, thì người ta thấy khi cho V lít nước vôi trong vào, độ cứng bình là bé nhất, biết c=0. Biểu thức liên hệ giữa a, b, và p là: A. V=(b+a)/p B.(2a+b)/p C.V=(3a+2b)/2p D. V=(2b+a)/p Các bạn giải kỉ cho mình với. Thank các bạn trước:24h_048:

a mol Ca2+,b mol Mg2+,c mol Cl-,d molHCO3- bảo toàn điện tích:2a+2b=c+d dùng V(l)Ca(OH)2 p mol +dd trên(c=0)->mất độ cứng hoàn toàn c=0 nên nCa(HCO3)2:amol nMg(HCO3)2=b mol Viết PTPU tổng nCa(OH)2=a+2b=pV–>V=(a+2b)/2.đáp ánD