khả năng polimer hóa là gì? dựa trên những tiêu chí nào để xác định một chất có khả năng polimer hóa hay không? help me!!
Định nghĩa Polyme là từ có gốc từ tiếng Hy Lap. Poly-meros: đa phần. Thay vì gọi là polyme thì có thể gọi là cao phân tử - macromolecule. Đặc trưng của polyme là có kích thước phân tử lớn và có chứa các đơn vị tái lặp trong suốt chiều dài mạch.
Dựa vào định nghĩa trên thì ta có thể thấy rằng khả năng polyme hóa là khả năng của một hay nhiều đơn phân tử phản ứng với nhau tạo thành đa phân tử.
Trong hữu cơ, có hai loại phản ứng polymer hóa là polyme hóa mạch và polyme hóa bậc:
Polyme hóa bậc: Thường đối với những phân tử có các nhóm chức cuối mạch. [ul] [li]Bất kỳ hai phân tử có thể phản ứng được với nhau ( thường là những phân tử có các nhóm cuối mạch là -OH, -COOH, -NCO, -NH2…)[/li][li]Monome cho phản ứng hết sớm.[/li][li]Phân tử lượng của polymer tăng trong suốt quá trình phản ứng.[/li][li]Mạch phát triển thường chậm (từ vài phút đến vài ngày)[/li][li]Thời gian phản ứng càng dài thì phân tử lượng càng tăng nhưng hiệu suất thay đổi rất ít.[/li][li]Tất cả các phân tử đều có mặt trong suốt quá trình phản ứng.[/li][li]Thường đơn vị tái lặp của polymer có ít nguyên tử hơn so với monome.[/li][/ul]Những chất có nhóm cuối mạch là alcol
Polyme hóa mạch: thường đối với những phân tử có chứa nhóm vinyl trong phân tử (có chứa nối đôi C=C trong phân tử, vòng epoxy…). [ul] [li]Phát triển mạch chỉ xảy ra bằng cách cộng monome vào cuối mạch có hoạt tính.[/li][li]Monomer luôn tồn tại trong suốt quá trình phản ứng nhưng có nồng độ giảm.[/li][li]Phân tử lượng polyme được phát triển rất nhanh.[/li][li]Phân tử lượng và hiệu suất phụ thuộc cơ chế phản ứng.[/li][li]Chỉ có monomer và polyme có mặt trong quá trình phản ứng.[/li][li]Thường đơn vị tái lặp polyme có cùng số nguyên tử như monome (một vài trường hợp ngoại lệ)[/li][/ul]Những chất có chứa nối đôi C=C trong phân tử
Chút ý kiến. Thân.:matkinh (