Chất chỉ thị ngoài vườn và trong rừng

Trong nhiều loại quả và hoa có chứa những chất màu, mà màu sắc thay đổi tùy theo độ axit của môi trường. Như vậy có nghĩa là chúng có thể dùng làm chất chỉ thị. Vào mùa hè, bạn hãy hái hoa và quả ngoài vườn và trong rừng. Có thể là hoa rẻ quạt, hoa panxe, hoa tuylip, hắc mai, mâm xôi, quả dâu dại, v.v… Bạn hãy phơi khô những cánh hoa và quả ấy, để dành đến mùa đông và giữ trong những chiếc hộp riêng biệt. Cần điều chế dd chất chỉ thị ngay trước khi làm thí nghiệm, bởi vì chúng bị hỏng rất nhanh. Lấy một ít quả hoặc cánh hoa tươi hay đã phơi khô cho vào trong ống nghiệm và đun cách thủy. Lọc lấy nước và cho vào 1 lọ thủy tinh sạch. Để biết được dd nào làm được chất chỉ thị cho môi trường nào, màu sắc của nó thay đổi ra sao, hãy chuẩn bị nước sắc từ tất cả các loại cây đã thu hái và thử chúng trong môi trường axit và kiềm. Chẳng hạn, nước sắc của hoa rẻ quạt màu xanh trong môi trường axit sẽ thành đỏ, còn trong môi trường kiềm thành xanh lá cây đượm xanh da trời. Các bạn hãy lập 1 bảng, ghi nhận xét màu của các nước sắc đã thử thay đổi như thế nào trong axit và kiềm. Một số nước hoa quả cũng là nước chỉ thị tốt, thí dụ nước củ cải, nước bắp cải đỏ. Các bạn hãy kiểm tra và ghi kết quả vào bảng. Các bạn sẽ có trong tay cả 1 bộ sưu tập về các chất chỉ thị dùng cho các trường hợp khác nhau trong đời sống, và hãy lưu ý rằng các bạn thậm chí chẳng cần ghé qua cửa hàng thuốc thử hóa học nữa :cuoimim (…

Cho mình hỏi về chất chỉ thị có tên là " Đỏ công gô" là gì vậy.

Ồ, nếu bạn biết được cái tên ĐỎ CÔNG GÔ thì đã là 1 kì tích rồi, cần j phải hỏi nó là cái j, phải ko

Chỉ biết nó là 1 thuốc thử có khoảng pH chuyển màu từ 3,0-5,0. Làm cho dd axit chuyển màu xanh, bazơ chuyển màu đỏ. Ngoài ra còn có một số chất khác cũng không biết như: alizarin đỏ S/vàng briliăng vàng… Nhưng dù sao mấy cái chất đó dùng tên hóa học thông thường, còn đỏ công gô thì không có cấy chi cả.

thế nào là chất chỉ thị ngoài thế nào là chất chỉ thị trong