Mấy anh ơi! Theo em đc bít cây rau đắng có khả năng trị đc bệnh ung thư, nhưng trong cây rau đắng có chất gì mà trị đc bệnh ung thư mấy anh nhỉ?:24h_093:
Tôi không biết bạn nghe thiên hạ ở đâu đồn đại cái tin rau đắng có thể chữa được ung thư? Nhưng tôi thì biết rau đắng được phát hiện và sử dụng như 1 vị thuốc để chữa 1 số bệnh về tiêu hóa như: đau bụng, lợi tiểu,… người dân tộc dùng laọi rau này nấu canh và ăn chung với món tiết canh Trâu (loại để lâu ngày tới mức có ròi phát triển-nhưng đối với họ thì đây lại là món ăn rất quý chỉ dùng thắp hương trong dịp Tết và tiếp khách quý). Nhưng khi ăn xong món tiết canh đó mà ăn thêm món canh đắng thì bạn yên tâm là hoàn toàn vô sự. Về tên khoa học của cây này thì tôi đã từng tìm hiểu nhưng vẫn chưa xác định được, chỉ biết là nó thuộc họ cây chạc ba. Về thành phần hóa học của cây thì cho đến nay chưa thấy có tài liệu nào công bố.
Chỉ có điều tôi chắc chắn nhất là loại lá cây này nấu canh ăn rất ngon, ăn nhiều có thể nghiện,hehe
Đây là bài mình save lại: nguyên mẫu ko chỉnh sửa na! Những cây thuốc ở Việt Nam có tác dụng chống ung thư Bài từ Tủ sách Khoa học VLOS. • Currently 1.50/5 • 1 • 2 • 3 • 4 • 5 Mời BẠN bỏ phiếu cho bài viết này. Jump to: navigation, search Gần đây Trung Quốc đã công bố rất nhiều nghiên cứu liên quan đến tác dụng điều trị ung thư của các thuốc Trung y, chủ yếu là cây thuốc. So sánh với các tài liệu dược liệu của nước ta tôi bước đầu thấy có các cây thuốc sau đây có mặt ở nước ta: Cây ngưu tất Cây Ngưu tất (Achyranthes bidentata) , còn gọi là cây Cỏ xước, Hoài ngưu tất, twotooth Achyranthes: Sử dụng cành lá và rễ phơi khô Hình:Nguutat.jpg
2-Cây Nam Sa sâm (Adenophora tetraphylla), còn gọi là cây Bào sa sâm, Fourleaf Ladybell: Sử dụng rễ khô. 3-Cây Thiên môn đông (Asparagus cochinchinensis), còn gọi là cây Thiên đông, Thiên môn, Dây tóc tiên: Sử dụng rễ khô 4-Cây Bạch truật (Atractylodes macrocephala), còn gọi là Đông truật, Ư truật, Triết truật, Largehead Atractylodes: Sử dụng rễ khô. 5-Cây Xạ can (Belamcanda sinensis), còn gọi là cây rẻ quạt , la cho, Iris tigré, Blackberrylily: Sử dụng căn hành (thân rễ) khô 6- Cây Rung rúc (Berchemia lineata), còn gọi là cây Rút dế, cứt chuột, Đồng bìa, Lineat Supplejack: Sử dụng rễ khô 7-Cây Đơn buốt (Bidens bipinnata), còn gọi là cây Đơn kim, Cỏ Quỷ trâm, Spanishneedles: Sử dụng phần trên mặt đất. 8-Cây Tâm giá (Capsella bursa-pastoris),còn gọi là cây Rau tề, Tề thái hoa, Shepherdspurse: Sử dụng bộ phận trên mặt đất phơi khô. 9-Cây Cúc hoa trắng (Chrysanthemum indicum),còn gọi là cam cúc hoa, Cúc điểm vàng, Hoàng cúc: Sử dụng hoa khô. 10-Cây Ý dĩ (Coix lachryma-jobi), còn gọi là cây Dĩ mễ, Dĩ nhân, Ý dĩ nhân, Bo bo: Sử dụng nhân hạt chín phơi khô 11-Cây Thài lài trắng (Commelina communis) còn gọi là Cỏ lài trắng, Cỏ chân vịt, Áp chích thảo,Common Dayflower: Sử dụng phần trên mặt đất phơi khô 12-Cây Mỏ quạ (Cudrania tricuspidata), còn gọi là cây Hoàn lồ, Vàng lồ, Xuyên phá thạch, Tricuspid Cudrania: Sử dụng thân cành phơi khô 13-Cây Nghệ (Curcuma longa), còn gọi là cây Uất kim, Khương hoàng, Safran des Indes, Tumeric: Sử dụng thân rễ (củ) 14-Cây Thỏ ty tử, Tơ hồng (Cuscuta sinensis), còn gọi là Đậu ký sinh, Miễn tử: Sử dụng hạt cây tơ hồng 15-Cây Thạch hộc (Dendrobium nobile), còn gọi là cây kim thạch hộc, hắc tiết thảo, hoàng thảo: Sử dụng thân cây tươi hoặc khô. 16-Cây Cúc áo (Eclipta prostrata), còn gọi là cây Hoa cúc áo, Ngổ áo, Nụ áo lớn, Hắc chấp thảo, Cresson de Para, Yerbadetajo: Sử dụng phần trên mặt đất phơi khô. 17-Cây Cỏ mần trầu (Eleusine indica), còn gọi là Cỏ ngưu cân, Sam tử, Tất suất, Cỏ vườn trầu, Cỏ dáng, Cỏ bắc, Chỉ tía, Thiên cân Sử dụng toàn cây phơi khô. 18-Cây Sung thằn lằn, Trâu cổ (Ficus pumila), còn gọi là cây Sung thằn lằn, Trâu cổ, Climbing Fig: Sử dụng đế hoa khô. 19-Nấm Linh chi (Ganoderma lucidum), còn gọi là Nấm mộc chi, nấm Lim, nấm trường thọ, Lucid Ganoderma (đã nuôi trồng nhân tạo được): Sử dụng mũ nấm khô
20-Cây Bồ kết (Gleditschia sinensis), còn gọi là Cây tạo giác, Tạo giáp, Man khét, Thiên đinh, Tạo đinh, Chinese Honeylocust: Sử dụng gai khô 21-Cây Cam thảo bắc (Glycyrrhiza glabra), còn gọi là cây Cam thảo, Sinh cam thảo, Quốc lão, Quang quả cam thảo, Hồng cam, Liquorice: Sử dụng căn hành và rễ khô. 22-Cây Bông vải (Gossypium herbaceum) còn gọi là Miên hoa, Thảo miên, Thổ hoàng kỳ, Levant cotton: Sử dụng rễ khô. 23-Cây Phù dung (Hibiscus mutabilis) còn gọi là cây Mộc liên, Địa phù dung, Hoa cửu đầu, Hoa tam biến, Cottonrose Hibiscus : Sử dụng lá khô 24-Cây Ban Nhật ( Hypericum japonicum), còn gọi là cây Điền cơ hoàng, Cỏ Hoàng hoa, Cỏ Đối diệp, Japonese St. John’swort : Sử dụng toàn cây phơi khô. 25-Cây Bóng nước (Impatiens balsamina) còn gọi là cây Nắc nẻ, Móng tay lồi, Hoa Phượng tiên, Cấp tính tử, Bông móng tay, Garden balsam: Sử dụng toàn cây phơi khô và hạt khô. 26-Cây Ích mẫu (Leonurus heterophyllus), cây Sung úy, Chói đèn , Hồng y ngải, Khôn thảo, Motherwort: Sử dụng phần trên mạt đất. 27-Cây Đạm trúc diệp (Lophatherum gracile) còn gọi là cây Toái cốt tử, Trúc diệp mạch đông, Mễ thân thảo, Sơn kê mễ, Kim kê mễ : Sử dụng cành lá khô. 28-Cây Chua me đất hoa vàng (Oxalis corniculata) còn gọi là cây Tạc tương thảo, Tam diệp toan, Toan vị thảo, Chua me ba chìa, Creeping Woodsorrel : Sử dụng toàn cây phơi khô. 29-Cây Bảy lá một hoa (Paris polyphylla) còn gọi là cây Thất diệp nhất chi hoa, Độc cước liên, Thiết đăng đài, Chi hoa đầu, Tảo hưu, Thảo hà xa, Trọng lâu, Thất tử liên, Đăng đài thất, Paris: Sử dụng củ (thân hành) khô. 30- Cây Sơn từ cô (Pleione bulbocodioides) còn gọi là cây Mao từ cô, Băng cầu tử, Bulbocodioides Pleione: Sử dụng thân hành khô 31- Cây Rau đắng (Polygonum aviculare) còn gọi là cây Xương cá, Càng tôm, Biển súc, Đại biển súc,Trúc tiết thảo , Common knotgrass : Sử dụng phần trên mặt đất phơi khô. 32- Cây Củ cốt khí (Polygonum cuspidatum) còn gọi là cây Hoạt huyết đan, Tử kim long, Ban trượng căn, Hổ trượng căn, Điền thất, Hoa ban trúc, Đại diệp xà tổng quản, Toan đồng trúc, Giant Knotweed: Sử dụng rễ và phần trên mặt đât phơi khô. 33- Cây Má ngọ (Polygonum perfoliatum) còn gọi là cây Nghể xuyên lá, Hà bạch thảo, Lê đầu thích, Xà đảo thoái, Perfoliate Knotweed: Sử dụng phần trên mặt đất. 34-Cây Răm nước (Polygonum hydropiper) còn gọi là cây Nghể, Thủy liễu, Lạt liễu, Red-kness: Sử dụng toàn cây phơi khô.
35- Cây Hạ khô thảo (Prunella vulgaris) còn gọi là cây Thiết sắc thảo, Common Selfheal: Sử dụng chùm quả khô.
36- Cây Phá cố chỉ (Psoralea corylifolia) còn gọi là cây Phá cố tử, Bổ cốt chỉ, Hồ cửu tử, Hà lan hiện, Malaytea Scurfpea: Sử dụng quả chín phơi khô. 37- Cây Seo gà (Pteris multifida) còn gọi là cây Phượng vĩ thảo, Kim kê vĩ, Tỉnh khẩu biên thảo, Chinese Brake: Sử dụng toàn cây phơi khô. 38- Cây Sắn dây (Pueraria thompsoni) còn gọi là cây Cát căn, Cam cát căn, Phấn cát, Can cát, Cát đằng, Kudzuvine: Sử dụng rễ khô. 39- Cây Thạch vĩ ( Pyrrhosia lingua) còn gọi là cây Thạch bì, Kim tinh thảo, Kiếm thảp, Kim thang chủy, Shearer’s Pyrrosia: Sử dụng lá khô. 40- Cây Sinh địa (Rehmannia glutinosa) còn gọi là Địa hoàng, Thục địa: Sử dụng rễ khô.
41- Cây Đại hoàng (Rheum officinale) còn gọi là cây Xuyên đại hoàng, tướng quân, Sinh quân, Hương đại hoàng, Mã đế hoàng, Rhubarb: Sử dụng rễ và căn hành khô. 42- Ngũ bội tử (Galla sinensis) còn gọi là Bách trùng thương, Bách dược tiễn, Chinese Gall- là tổ của sâu Melaphis sinensis, Schlechtenladia sinensis, thường ký sinh trên các cây Muối (Rhus sinensis) còn gọi là cây Diêm phu mộc. Lấy về vào tháng 9, hấp chết sâu rồi phơi khô để sử dụng.
43- Cây Kim anh (Rosa laevigata) còn gọi là cây Thích lê tử, Đường quân tử, Thích đầu, Kim anh tử, Hoàng trà bình, Cherokee Rose: Sử dụng rễ khô 44-Rong Mơ (Sargasum fusiforme) còn gọi là Dương thê thái, Hải đới hoa, lạc thủ, Seaweed: Sử dụng rong phơi khô 44- Cây Hồng đằng (Sargentodoxa cuneata) còn gọi là cây Thuyết đằng, Đại hoạt huyết, Huyết thông, Đại huyết thông, Sargengloryvine: Sử dụng thân cành phơi khô. 45-Cây Hàm ếch (Saururus sinensis) còn gọi là cây Tam bạch thảo, Đường biên ngẫu, Bạch diện cô, Bạch thiệt cốt. Chinese Lizardtail: Sử dụng rễ (căn hành) hay toàn cây phơi khô. 46- Cây Hoàng cầm (Scutellaria baicalensis) còn gọi là cây Sơn trà, Thổ kim trà, Hoàng linh trà, baical Skullcap: sử dụng rễ khô.
Bạn nghỉ sao hả?:24h_115:
Bác đưa hình ảnh của từng cây thảo mộc đi. Chứ Tôi đọc mù cả mắt, mà chẳng hiểu gì hết Bác ạ.
Thưa bà con cùng bạn Chí Xạo Nhân bài viết của bạn đưa lên thì tôi xin mạn phép bàn thêm về THẾ NÀO LÀ UNG THƯ trong Y học cổ truyền và trong Y học hiện đại: Trong Y học cổ truyền của Trung Hoa và của cụ Hải Thượng Lãn Ông nhà ta có đề cập đến 2 loại bệnh khác hẳn nhau là Ung Thư và Nham Chứng và giải thích rất rõ rằng Ung Thư là chỉ các loại ung nhọt phát sinh cấp tính có phản ứng viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) vị trí có thể giữa da và cơ, dễ mưng mủ và dễ vỡ (Ung), cũng có thể chìm sâu bên trong gân và cơ xương, sắc da tối đen, chưa thành mủ thì khó tiêu, khi thành mủ thì khó vỡ, khi vỡ thì khó liền (Thư). Mà phàm là các bệnh cấp tính thì phát nhanh nhưng dễ chữa. Còn Nham Chứng thuộc phạm trù Thũng Lựu - U Cục, trong sách Hòang Đế Nội Kinh hay Vệ Tế Bảo Thư có miêu tả Nham Chứng thuộc dạng ác tính nên liệt vào nan y vì bệnh phát từ nội tạng gây trệ khí, huyết ứ, đàm ngưng,… Biểu hiện của bệnh phát chậm, bệnh nhân lưỡi đa số màu tím, rêu lưỡi vàng, mạch máu dưới lưỡi xung huyết ngoằn nghèo,… Như vậy lâu nay ta vẫn dùng sai nghĩa của từ Ung Thư, và Nham chứng mới chuẩn nghĩa với cancer (nhưng thôi, cái này các bác bên Bộ Y Tế còn cãi nhau dài dài) nhưng có 1 điều mọi người nên lưu ý khi đọc các bài thuốc cổ truyền là phải phân biệt được Ung Thư và Nham Chứng. Bây giờ cả nước dùng từ Ung thư thì em cũng cứ dùng theo vậy, khi nào các bác kia cải cách như Bộ giáo dục thì em sửa theo. Tôi đã kiểm tra lại trong quyển Cây cỏ Việt nam (Phạm Hoàng Hộ) và Các cây thuốc và vị thuốc Việt nam (Đỗ Tất Lợi) cũng không thấy đề cập đến Cây Rau đắng (Polygonum aviculare). Thực tế thì cái mà lâu nay anh em nhà ta cứ bảo là “có tác dụng điều trị ung thư” thì nhiều lắm. Vì Ung thư theo quan điểm hiện đại là do quá trình oxi hóa gây nên rối loạn và đột biến ở các tế bào để tạo nên các tế bào ác tính. Nên bất cứ chất nào có hoạt tính chống ôxi hóa (anti oxidant) đều được coi là “có tác dụng điều trị ung thư”. Các hoạt chất này tồn tại vô vàn trong cây cỏ thiên nhiên. Nếu như trong bài báo của bạn không đề cập đến chất gì trong cây Rau Đắng thì khó nói lắm. Đơn giản như mủ cây Đu Đủ, nhân của hạt Na,… cũng có một số hoạt tính chống ôxi hóa và “độc tế bào” nhưng chúng diệt tế bào ác tính và… diệt luôn tế bào lành tính nên người ta không dùng làm thuốc chữa Ung thư được. Đã có thời gian Bệnh Viện K cho 1 số bệnh nhân ung thư điều trị bằng mủ cây Đu Đủ nhưng đã bị dẹp ngay. Hiện nay thế giới chỉ dùng 1 loại thông dụng và an toàn nhất là Taxon loại được chiết tách từ cây Thông Đỏ ( loại này Đà Lạt nhà ta có cả rừng). Thực ra trao đổi ở đây là để học hỏi nhau là chính, tôi sẽ tiếp tục tìm đúng tên khoa học của loại rau đắng và tìm xem có công trình nào công bố thành phần hóa học của nó không. Nếu đúng là có thì tuyệt quá vì loại này trên Hòa Bình, Thanh Hóa có cả rừng,… và lâu nay mình vẫn ăn canh đắng đều như vắt chanh,hehe…
Còn 1 cây thuốc dễ trồng , có mặt ở nhiều nơi đó là cây bông dừa ( cây dừa cạn ,…) đã được đông y , tây y nghiên cứu , phát hiện chất chiết của cây khống chế được bệnh ung thư máu ở chuột , họ đang tìm cách trích ly hoạt chất , phân tích và tổ hợp nhân tạo , phần ứng dụng trên người thì chưa nghe thấy nói !