Cấu trúc không gian: Ta có hai giả thuyết, cacbôcation có thể có cấu trúc hình tháp như triankylamin, cũng có thể có cấu trúc phẳng như triankyl bo. Để giảI quyết vấn đề cấu trúc không gian của cacbôcation, nguờI ta có thể dựa vào sự biến đổI năng suất quay cực của dung dịch hợp chất có cacbon bất đốI kiểu R1R2R3C*- Hal. Ta biết rằng khi hoà tan chất trên vào SO2 lỏng sẽ xảy ra quá trình thuận nghịch Nếu ion cacbôni có cấu trúc phẳng thì trong quá trình nghịch anion Cl (Cl trừ ) có thể tấn công nguyên tử cacbon mang điện tích dương từ hai phía vớI xác suất như nhau, kết quả sẽ tạo ra biến thể raxemic, và R1R2R3C*- Cl trong SO2 lỏng sẽ bị raxemic hoá. Nguợc lạI nếu ion có cấu trúc hình tháp như R3N th ì trong quá trình nghịch anion Cl (trừ) chỉ có thể tấn công từ một phía, kết quả cấu hình phân tử phảI được bảo toàn.
Thực nghiêm cho thấy rằng các quá trình phân li thành cacbôcation như trên đốI vớI hợp chất có cacbon bất đốI luôn kèm theo sự giảm năng suất quay cực, điều đó chứng tỏ cacbôcation có cấu trúc phẳng hoặc gần như phẳng. Trong trường hợp cacbôcation triarylmetyl, ta phảI hiểu cấu trúc phẳng ở đây là 3 trục xuất phát từ nguyên tử cacbon mang điện dương xuyên qua các vị trí 1, 4 của 3 vòng đều nằm trên một mặt phẳng, còn ba vòng không nhất thiết phảI đồng phẳng, mà bị lệch trong không gian. Trong cation dimetylxyclopropyl, ba liên kết C-C ở trên một mặt phẳng, còn vòng xyclopropan nằm thẳng góc vớI mặt phẳng, song song vớI AO p còn trống của cacbocation C(cộng) .