Câu hỏi thực tế

Mình có một số câu hỏi, mọi người xem thử nhé: 1- Tại sao giấy dính nước, lúc sau khô đi thường bị nhăn? 2- Tại sao đeo vòng titan có thể cản sóng điện từ? 3- Pha nước chanh bằng nước nóng sẽ bị đắng. Tại sao thế nhỉ? 4- Nước có cháy không? Mình đọc một tài liệu nói là nước có cháy!!!? 5- Pháo sáng làm từ gì? tại sao nó có thể cháy được dưới nước? 6- Một bài tập trong sách Giải toán hóa Học 10: Theo quy luật của tự nhiên là ‘‘có sinh phải có tử’’. Proton và Notron là những hạt hữu hình có trong tự nhiên. vậy nó có chết không? Nếu có thì thời gian tồn tại của nó là bao nhiêu? ( trong sách không trả lời câu hỏi này )

1/nước không thể cháy được trừ khi có thêm nhiên liệu chấy pha vào ! 2/ Theo các nhà khoa học trên thế giới, các thiết bị điện tử như ti vi, máy vi tính, ĐTDĐ… đều phóng ra những sóng điện từ có hại cho cơ thể con người, gây mệt mỏi, mất cân bằng, đồng thời đây cũng chính là nguyên nhân của nhữngn bệnh phổ biến trong xã hội ngày nay như stress, tim mạch, xương khớp, lão hóa sớm… Qua thời gian dài nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc tập đoàn Yamago (Úc), tổ chức chuyên sản xuất và cung ứng các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe công nghệ cao, đã cho ra đời dòng sản phẩm vòng tay, dây chuyền titan.

Đây không đơn thuần chỉ là một loại sản phẩm trang sức sang trọng mà còn có tác dụng hỗ trợ về sức khỏe cho người sử dụng, với những công năng rất đặc biệt.

Khi mang các sản phẩm titan vào người, dòng điện từ trong titan thông qua các bước sóng dài của tia phóng xạ hồng ngoại để đi vào cơ thể điều tiết dòng điện âm dương, kích thích quá trình tuần hoàn máu, làm thoải mái các dây thần kinh, nâng cao khả năng vận động đối với những người chơi thể thao, sử dụng cơ bắp nhiều.

Mặt khác, với đặc tính tự đẩy lùi các sóng điện từ có hại, tia phóng xạ hồng ngoại xa do titan phát ra làm tăng nhiệt lượng cơ thể, ấm các tế bào, loại bỏ nhanh những tác nhân gây mệt mỏi, đau nhức, nâng cao chất lượng của giấc ngủ. Sử dụng các sản phẩm titan thời gian dài sẽ thấy rõ hơn sự biến chuyển về mặt sức khỏe, nhất là những người mắc các chứng bệnh như máu lưu thông kém, huyết áp, tim mạch, khớp…, những người làm việc trong môi trường thường xuyên phải tiếp xúc với các thiết bị điện tử có bức sóng cao.

Đối tượng sử dụng:

  • Lưu thông máu kém
  • Huyết áp,tim mách,khớp
  • Thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện,điện tử
  • Chịu áp lực công việc cao
  • Muốn duy trì trạng thái ổn định của cơ thể

ĐÁ TITAN CÓ KHẢ NĂNG SẢN SINH ION ÂM VÀ PHÓNG XẠ TIA HỒNG NGOẠI XA GẤP 3 LẦN SO VỚI ĐÁ TOURMALINE (Sưu tầm)

  1. Do các phân tử nước khi thấm ướt vào giấy thâm nhập vào liên kết của các mạch xenlulôzơ , làm thay đổi liên kết của các mạch này, nên khi nước bay hơi đi thì các mạch bị đảo lộn rồi, gây ra nhăn. Hình như thế ^^!
  2. Axit của chanh gặp nước nóng bị phân hủy hay biến đổi, chắc thế :))
  3. Có chết chứ :)) Thời gian sống của proton là 10^35 năm, nơtron thì chịu. Nói là chết cũng ko đúng, do proton và notron theo lý thuyết hiện nay là hình thành từ các quark, tham khảo thêm trên wikipedia ^^ . Khi nó “chết” thì lại phân rã thành các quark, nhưng các quark mới sinh ra này bị tương tác mạnh gluon gộp lại ngay lập tức, sinh ra hạt mới. Nhưng chưa ai chắc chắn về điều này cả. Ở Nhật Bản và Mỹ có các máy quan sát sự thay đổi của proton trên 1 tâm sắt, nghe đâu quan sát đc các proton biến đổi rồi đó :))

proton và notron có chết khi gặp phản hạt của nó phản hạt của e: pozitron, phản hạt của proton là p~ có điện tích -1, nơtron là n~ khác nơtron ở chiểu của momen từ… tham khảo “1 số vấn đề chọn lọc” Còn về nước thì mình nghĩ khi ta điện phân nước rồi lại tao môi trường cho oxi và hidro phản ứng lại thì hình như nó gây nổ :D:D… hehe mình nghĩ thế Còn về dụ giấy nhăn thì hình như tuân theo “cơ chế thẩm thấu” bên sinh học, mình mới học hôm trước !!

Nước sẽ cháy khi nó đóng vai trò là nhiên liệu ví dụ phản ứng giữa khí Flo và nước :smiley:

Cám ơn mọi người vì các ý kiến. Mình có một số điều không hiểu: 1-

Khi nó “chết” thì lại phân rã thành các quark, nhưng các quark mới sinh ra này bị tương tác mạnh gluon gộp lại ngay lập tức, sinh ra hạt mới.

khi p chết đi tức là năng lượng không còn, tại sao nó lại chịu tác dụng của lực tương tác? Hạt mới sinh ra là hạt gì vậy bạn? 2- Nước có cháy?! Vậy sự cháy của nước diễn ra như thế nào? Có gì biến đổi trong phân tử Hz0 khi nó cháy không? Các bạn hiểu thì giải thích cho mình nhé. Cả câu 5 ở trên nữa. Thanks again!!!

mình trả lời câu về nước có cháy không thôi nha? đúng là bình thường thì một cốc nước không thể tự bốc cháy được,nhưng, nhưng thưa các vị nuớc có thể bốc cháy khi tác dụng với khí Flo.xảy ra phản ứng sau: 2H2O + 2F2 = 4HF + O2

Tại sao phản ứng này lại là phản ứng nước cháy vậy bạn? Nước cháy có ngọn lửa như thế nào? Bạn nào đã từng xem p/ư này hay có link video của p/ư này thì chia sẻ với tớ với. Tớ cảm ơn nhiều.

Bạn đọc sgk lớp 10,phần halogen,bài flo có nói tới dụ này đấy !!

Sẵn nói lun Cái này là phản ứng oxi hóa giải phóng oxi của F. nhưng đặt biệt chỉ mỗi Flo trong dãy halogen mới có tính chất này… Còn các halogen khác thì không thể mà khi hòa tan với nước nó xảy ra theo kỉu khác A2 + H2O –> H3O+ +A- + HOA (A =Cl,Br,I)

Theo thuyết Thống Nhất Lớn(bao gồm tương tác mạnh, yếu, điện từ và chưa bao gôm tương tác hấp dẫn) thì phân rã proton phải xảy ra, tại sao thì lằng nhằng lắm, học lên sẽ biết, sr nhé. Quark có 6 “mùi” hay 6 loại quark: trên-u, dưới - d, lạ -s , duyên -c, đỉnh - t, đáy - b . Mỗi quark lại chia làm 3 “màu” : đỏ - r, xanh lục - g, xanh dương - b . Gluon là hạt truyền tương tác mạnh, có tính chất kì lạ là “cầm tù” các quark lại với nhau, sao co tổ hợp “màu” của chúng là “không màu”. VD: đỏ + xanh + lục = ánh sáng trắng. Nói lại là “màu” và “mùi” chỉ mang tính chất tượng trưng. Còn 1 kiểu nữa để tạo ra tổ hợp không màu là hạt và phản hạt, nhưng ko bền. Nói chugn là rất lôi thôi và dù sao cũng kết luận là proton, notron phân rã đc nhưng proton rất bền, chu kì sống là 10^35 năm, vì thế cứ yên tâm mà sống thôi :d

Như đã nói ở trên, tính chất của gluon là cầm tù các quark thành tổ hợp sao cho có tổ hợp “không màu” nên khi proton phân rã thì các quark lại bị gộp lại thành tổ hợp mới, có thể lại trở về Proton hoặc hạt mới do có quark từ môi trg ngoài. Cái này ng` ta đang cố tạo ra một môi trường gọi là Gluon Quark Plasma, trong đó quark ko bị giam giữ bởi Gluon nữa mà tự do, thế mới gọi là Plasma, nhung nhiệt độ để thắng đc lực tương tác mạnh của Gluon là 10 triệu độ K nên chưa thực hiện đc. Phần này liên wan đến vật lý hạt, dân hóa anh em ta chưa cần quan tâm lắm, sau này bạn đi theo hóa cấu tạo mới cần nhiều thôi