cân bằng pha

giản đổ hai chất lỏng hòa tan hạn chế. Điểm Tc thì bậc tự do bằng bao nhiêu vậy

mình nghĩ tại Tc bật tự do bằng 1 bạn suy nghĩ 1 tí xem là được coi thử tại Tc có mấy pha

Bậc tự do tại Tc =1

bậc tự do = số cấu tử - số pha +2 ta có tại điểm Tc số cấu tử là hai ( đối với hai chất lỏng hòa tan hạn chế) số pha là 3 do tại điểm đó ( ví dụ phenol-nước) gồm pha lỏng ( phenol - nước hòa tan hoàn toàn), pha phenol bão hòa nước và pha nước bão hòa phenol. bậc tự do =1

Tc mà các bạn đề cập có phải là nhiệt độ tới hạn không.Theo mình thì điểm đó phải có bậc tự do = 0 chứ vì tại đó nhiệt độ và thành phần các cấu tử là cố định mà. Không biết mình hiểu vậy có sai không?

mỗi áp suất đều có môt Tc . Nếu bạn cố định áp suất thì tại điểm Tc bậc tự do =0

dối với hệ bậc 2 chỉ có pha lỏng tờng hợp có sư hòa tan hạn chế, GDP sẽ có 1 đường cong phân chia 2 vùng: vùng 1 pha lỏng (2 chất lỏng hòa tan hoàn toàn vào nhau) và vùng 2 pha lỏng cân bằng. bên trong đường cong này là hệ 2 pha lỏng và bậc tự do F=1, bên ngoài là hệ 1 pha bậc tự do là F= 2 còn trên đường cong đó F vẫn = 1, và tại điểm cực trị là F=1 thật ra thì mình ko xét tới điều này, nhưng khi xét 1 hệ M nào đó hạ nhiệt độ từ từ thì đến đường cong này sẽ bắt đầu có sự bão hòa 2 pha và tính toán sẽ là F=1 Thân:hun (

Hi all ! Đọc qua topic này thấy tất cả bro đều đồng nhất ý kiến, cả kết quả lẫn lập luận. Nhưng mình ko đồng ý mấy :24h_083: Nhân dịp anh em sắp thi cả, có lẽ hứng thú, mình làm rõ vấn đề để lập luận có lẽ chặt hơn tí nhé.

Phương trình rút gọn các bạn hay dùng làm kim chỉ nam: F = C - P + 2 Cho mình hỏi, 2 ở đây mang ý nghĩa gì nhỉ.

Thứ hai, F, số bậc tự do các bạn hay nói, F = 0 –> dạng điểm, F = 1 –> dạng đường ; F = 2 dạng mặt (vùng); Mấy cái “dạng” hình học trên là của cái gì vậy ???

Trước mắt chỉ hai câu hỏi góp vui, để làm sáng rõ một vài vấn đề trong lập luận của anh em. :24h_067: Ai trả lời đúng có thưởng nhé. hehe. :hutthuoc(

xin phép được nêu ý kiến. Trong toán học, một điểm được xác định bởi 3 tọa độ trong không gian 3 chiều khi đó F=3. Trong vật lý, một điểm chuyển động , ngoài 3 tọa độ không gian còn được xác định bởi các đặc tính khác nữa là các tọa độ xung lượng, momen quay… nên phải dùng không gian nhiều chiều. Trong nhiệt động học, một hệ được xác định bởi các thông số trạng thái của hệ bao gồm các thông số thành phần ( nồng độ Ci hay Xi). của tất cả các cấu tử trong các pha của hệ và các thông số bên ngoài ( như nhiệt độ,áp suất…)Nhưng các thông số này không độc lập , mà giữa chúng tồn tại các mối quan hệ ràng buộc và như vậy, chỉ có một số trong số các thông số đó là độc lập. số các thông số độc lập đó được gọi là bậc tự do. F= tổng thông số trạng thái - tổng phương trình liên hệ Vd: trạng thái của một khí lý tưởng được xác định bởi 3 thông số T,P, V song có mối quan hệ PV=nRT nên F= 3-1 =2. có lẽ số 2 nói chỉ cần 2 trong 3 thông số trên là đủ để xác định trạng thái của một hệ. Còn vấn đề điểm, đường thẳng, và vùng có lẽ là liên quan đến toán học F=0 một điểm gọi là hệ vô biến. F=1 được gọi là hệ nhất biến( đường thẳng). F=2 được gọi là hệ nhị biến( mặt phẳng). Chẳng biết có đúng không xin cho ý kiến

Tại 1 điểm cố định, F=0 như vậy rõ ràng tại điểm tới hạn trên F=0. Xét giản đồ pha nhiệt độ thành phần của phenol-nước thì qui tắc pha : F= C-p+1… Tại Tc, có cb giữa 3 pha, 2 cấu tử ==> F=0. Vậy xin hỏi các bro thêm 1 câu, giản đồ pha Nhiệt độ thành phần của 2 chất lỏng hòa tan hoàn toàn vào nhau có điểm cộng phị thì tại điểm cộng phị, bậc tự do là mấy?

Tại 1 điểm cố định, F=0 như vậy rõ ràng tại điểm tới hạn trên F=0. Xét giản đồ pha nhiệt độ thành phần của phenol-nước thì qui tắc pha : F= C-p+1… Tại Tc, có cb giữa 3 pha, 2 cấu tử ==> F=0. Vậy xin hỏi các bro thêm 1 câu, giản đồ pha Nhiệt độ thành phần của 2 chất lỏng hòa tan hoàn toàn vào nhau có điểm cộng phị thì tại điểm cộng phị, bậc tự do là mấy?

xin trả lời giả sử như bạn áp suất không đổi số cấu tử là 2 tuy nhiên số cấu tử độc lập là 1 do có một biểu thức liên hệ là phân mol pha lỏng bằng pha hơi có hai pha lỏng cân bằng với hơi vậy F = 1-2+1=0

Hi all ! Thanks anh em đã quan tâm tí đến câu hỏi của mình. :welcome ( Bây giờ tiếp tục nhé.

Good ! Nhưng vòng vo quá :021_002:

Còn vấn đề điểm, đường thẳng, và vùng có lẽ là liên quan đến toán học F=0 một điểm gọi là hệ vô biến. F=1 được gọi là hệ nhất biến( đường thẳng). F=2 được gọi là hệ nhị biến( mặt phẳng).

Ặc, đang nói về giản đồ phase mà ! F bằng bao nhiêu, điều đó chỉ ra rằng: Cân bằng đang xét đúng cho một vùng, một đường, hay một điểm.

Tại 1 điểm cố định, F=0 như vậy rõ ràng tại điểm tới hạn trên F=0. Xét giản đồ pha nhiệt độ thành phần của phenol-nước thì qui tắc pha : F= C-p+1… Tại Tc, có cb giữa 3 pha, 2 cấu tử ==> F=0.

Chỗ mình highlight đỏ í, xin thưa, sai ! Rất nguy hiểm. Muốn đúng hơn, phải phát biểu, tại một điểm mà cân bằng phase chỉ đúng ở điểm đó, các thông số điều kiện phải cố định ở điểm đó, thì khi đó F=0 ; :hun (:hutthuoc(

xin phép trả lời bạn blumoster như sau số 2 bạn hỏi thae mình nghĩ là số pha có thể có của hệ dị thể ?

Câu trả lời này mất căn bản dữ dằn quá, dù giải thích cỡ nào cũng ko đi đến đâu, đề nghị bạn đọc sách lại vậy.

Tóm lại: Hai câu hỏi của mình sẽ trả lời như sau:

  • Số 2 trong phương trình rút gọn, nêu ra hai biến số điều kiện, có thể thay đổi. Chẳng hạn như giản đồ phenol-nước các bạn đang thảo luận nhé. Trong vùng hai chất lòng hòa tan hoàn toàn vào nhau, thành thể đồng nhất. F=2; Vì C=2, P=1 và biến số nhiệt độ.

Trong vùng hai chất lỏng hòa tan hạn chế, F=1, vì C=2, P=2, và biến số nhiệt độ.

Trên đường (trừ Tc), F=1, vì C=2 (phenol và nước), P=2 (phenol+nước, hoặc phenol+nước hòa tan phenol, hoặc nước+phenol hòa tan nước …, tùy người dạy, giáo trình, nhưng theo mình, hai phase sẽ là phenol-nước), biến số nhiệt độ.

Tại điểm Tc, F=0, vì C=2 (phenol và nước), P=2 (phenol-nước hòa tan nhau + phenol-nước không hòa tan nhau), hằng số nhiệt độ. :hutthuoc( Lúc này phương trình F=C-P=2-2=0 :24h_057:

:hun (:hutthuoc( Cái mình ko đồng ý ở các ý kiến trên, chính là P=2 chứ ko phải là 3.

Chính xác, em nghĩ mãi về vấn đề này, rõ ràng tại điểm cộng phị và điểm tới hạn trên, thì T= const. Tức là qui tắc pha chỉ còn là F= C-p. Nên tại đó F mới =0 đc, nghĩ như vậy mà kô biết có chính xác không, nhờ a BM mà e chắc ăn thêm :24h_057:. Tuy nhiên, nếu xét giản đồ cấn bằng rắn- lỏng có điểm cộng tinh. Xét tại điểm cộng tinh, thì qui tắc pha như giáo trình thầy Sơn là F= C-p+1=3-3=0, tại đó T rõ ràng là hằng số sao thầy lai viết như vậy??

Số 2 chính là 2 biến nhiệt độ và áp suất của hệ đang khảo sát. Số bậc tự do F chính là số biến có thể thay đổi tùy ý sao cho trạng thái của hệ ko đổi. Vì hệ mình làm ở điều kiện áp suất khí wuyển nên F = C-p+1 Trong vùng 2 chất lỏng hòa tan hòa tan hoàn toàn vào nhau, F= 2 nghĩa là có thể thay đổi đồng thời nhiệt độ và thành fần của hệ Trong vùng hai chất lỏng hòa tan hạn chế, F=1, tức là có thể tahy đổi hoặc nhiệt độ hoặc thành fần mà hệ vẫn ko thay đổi, chú ko nhất thiết biến sẽ là nhiệt độ

Đơn giản thôi, đối với giản đồ rắn-lỏng, với hai cấu tử rắn A và B, có eutectic point E. Đoạn thẳng song song trục hoành, đi qua E, chính là đoạn vô biến, chứ ko phải chỉ có tại điểm E là vô biến.

Chính vì vậy, công thức lúc này là F = C - P + 1, số 1 ở đây mô tả biến số thành phần có thể thay đổi, nhưng hệ vẫn là vô biến, gồm ba phase. Lỏng hòa tan A & B: điểm E Rắn A: điểm G nào đó là giao điểm của đoạn thẳng đi qua E với trục rắn A. Rắn B: điểm F nào đó là giao điểm của đoạn thẳng đi qua E với trục rắn B.

Thanks bé nhé.

Thân. :hun (

anh bluemonster giải giúp em hai bài toán này đi : 1.Viết phương trình hấp phụ đẳng nhiệt của H2 hấp phụ trên bề mặt Ni biết H2 trong quá trình hấp phụ bị tách thành 2 ion H2+ nhờ anh chị giải giúp .

  1. Đây là bài số hai viết phương trình hấp phụ langmuir của benzen lên bentonite và cho nhận xét về phương trình hấp phụ này