Các bạn cho mình hỏi cách tính LOD, MLOQ của một phương pháp phân tích HPLC. Mình có một số khúc mắc sau các bạn hướng dẫn dùm mình: 1./ IDL (instrument detection limit) là nồng độ ứng với S/N = 3 (Khi bơm vào HPLC một thể tích V microlit xác định chất chuẩn). Nhưng mình không hiểu V ở đây là bao nhiêu vì nếu V càng lớn thì S/N càng lớn (dù cùng nồng độ) ?? 2./ Có một cách tính LOD bằng cách dựng đường tuyến tính từ chuẩn, bạn nào biết thì chỉ chi tiết cho mình với. Mình đang rất cần. Cảm ơn các bạn trước nha:24h_093:
Mình chỉ biết trả lời cho câu 2 thôi không biết bạn còn cần không. Dựng đường tuyến tính từ mẫu chuẩn:
- Xác định phương trình hồi quy (sử dụng Excel)
- LOD=3,3S/b với S: Độ lệch chuẩn b: Độ dốc Cách xác định trong excel: Trên thanh công cụ bạn chọn “Tools”->chọn “Data Analysis” (nếu trong Tools chưa có Data Analysis, bạn chọn “Add ins” -> chọn “Analysis toolpak”) Data Analysis -> Regression -> OK Nhập giá trị Y (VD diện tích peak) tại ô " Input Y range", nhập giá tri X (VD nồng độ) tại ô “Input X range” ->chọn đầu ra trông ô “output range” -> OK Màn hình sẽ hiển thị “Summary output” ->S: standard error, b: X variable Tính LOQ theo công thức: 10S/b
Minh đang học phân tích 3, cho mình hỏi cách xác định k’(hệ số dung lượng của 1 chất) theo thời gian chết(to) và thời gian lưu (tR) trên sắc kí đồ.
mình biết có 3 cách tính LOD: cách 1: LOD của thiết bị dựa vào đường chuẩn, LOD = 3S/N, S là độ lệch chuẩn và b là hệ số góc. cách 2: LOD của phương pháp:cũng phải dựng đường chuẩn và làm thêm 11 mẫu trắng với mẫu so sánh là nước cất đối với quang phổ, còn sắc ký và điện hóa thì có thể lấy 11 peak của nền, không nhất là 11 lần, càng nhiều càng tốt nhưng phải hơn 11 lần. Từ 11 lần đó, ta sẽ tính được trung bình nền và S của nền, LOD = trung bình nền + 3S, giá trị LOD tính được là A (quang phổ) hay S (diện tích peak) chiếu lên đường chuẩn tìm được nồng độ của LOD và là giá trị cần tìm. cách 3: tính theo đường chuẩn LOD = t(0.95, f=n+m-2)S/bcăn bậc hai[(n+m)/(n*m)], công thức trong sách của thầy Cù Thành Long.
Chào bachlam, bạn có thể nói rõ hơn câu: “không nhất là 11 lần, càng nhiều càng tốt nhưng phải hơn 11 lần”, dựa vào tài liệu nào mà bạn lại yêu cầu như vậy? Bạn có thể giải thích rõ thêm cách lấy pic của nền, tui thấy trong dược điển nhật có đề cập đến chạy mẫu trắng để lấy kết quả độ lệch chuẩn của đáp ứng, nhưng tui chưa hình dung được, chạy mẫu trắng thì pic đâu mà có để lấy trung bình và S. Vài ý mong được trau đổi cùng bạn!
LOD thiết bị mình không rành nhưng LOD quy trình thì mình biết 3 cách:
- Làm từ 21 mẫu trắng trở lên
- Làm hơn 3 nhưng nhỏ hơn 21 mẫu trắng (3< n < 21) không nhất thiết phải là 11 hay hơn 11.
- Suy ra LOD từ đường chuẩn Mỗi cách xác định đều có công thức đi kèm, bạn có thể tham khảo trong sách của thầy Long.
Nguyên văn bởi bachlam
mình biết có 3 cách tính LOD: cách 2: LOD của phương pháp:cũng phải dựng đường chuẩn và làm thêm 11 mẫu trắng với mẫu so sánh là nước cất đối với quang phổ, còn sắc ký và điện hóa thì có thể lấy 11 peak của nền, không nhất là 11 lần, càng nhiều càng tốt nhưng phải hơn 11 lần. Từ 11 lần đó, ta sẽ tính được trung bình nền và S của nền, LOD = trung bình nền + 3*S, giá trị LOD tính được là A (quang phổ) hay S (diện tích peak) chiếu lên đường chuẩn tìm được nồng độ của LOD và là giá trị cần tìm. Chào bachlam, bạn có thể nói rõ hơn câu: “không nhất là 11 lần, càng nhiều càng tốt nhưng phải hơn 11 lần”, dựa vào tài liệu nào mà bạn lại yêu cầu như vậy? Bạn có thể giải thích rõ thêm cách lấy pic của nền, tui thấy trong dược điển nhật có đề cập đến chạy mẫu trắng để lấy kết quả độ lệch chuẩn của đáp ứng, nhưng tui chưa hình dung được, chạy mẫu trắng thì pic đâu mà có để lấy trung bình và S. Vài ý mong được trau đổi cùng bạn!
Mình cũng thắc mắc như bạn otkieng08 vậy, mẫu trắng thì không có pic làm sau lấy diện tích được? Nếu lấy thì lấy tại vị trí nào hay là lấy tất cả thời gian chạy mẫu??? LOD = trung bình nền + 3*S, vậy LOQ tính như thế nào?
Mình thấy cách này đơn giản nhất, dễ làm nhất, tại sao người ta lại đưa thêm nhiều cách tính khác cho rắc rối nhỉ? Như cách tính S/N, mình chẳng biết là thực hiện như thế nào?
Đây là cuốn giáo trình “Thống kê trong hóa Phân tích” của TS. Tạ Thị Thảo, bộ môn Hóa Phân tích, Khoa Hóa, ĐHKHTN Hà Nội. Cuốn sách rất ngắn gọn và đầy đủ những nội dung cơ bản nhất của xử lý thống kê trong Hóa phân tích. Các bạn có thể dễ dàng tìm thấy cách tính LOD, LOQ… trong này.
http://ifile.it/kb2z8wu/giao_trinh_2006-latest.pdf
Đây là cuốn sách rất bổ ích, theo mình, không những cho dân Hóa Phân tích mà còn cho dân thực nghiệm nói chung.
Lưu ý: Bạn nào nếu trích dẫn nội dung trong cuốn sách này thì nhớ ghi nó vào tài liệu tham khảo.
thật ra mỗi cách tính đó được thiết lập điều có ý đồ sử dụng riêng bạn ah, trong nhiều trường hợp việc áp dụng mỗi phương pháp lại có một hiệu quả và giá trị riêng, nếu bạn muốn chứng tỏ rằng thiết bị phân tích trong phòng thí nghiệm của bạn ok theo thời gian sử dụng ưh, thế thì phải phải kiểm tra lại tính tích xác và nhiều thông số khác, lúc đó việc quan trọng là bạn sẽ áp dụng cách tính LOD & LOQ được coi là tiêu chuẩn đó chính là tính trên mẫu blank với n>20, nhưng một trường hợp khác bạn thiết lập nên một quy trình phân tích thì lại hoàn toàn khác, lúc đó yếu tố bạn quan tâm sẽ là giới hạn phát hiện hay định lượng theo quy trình của bạn(yếu tố này bao hàm khả năng LOD &LOQ của thiết bị và tất nhiên trong trường hợp này có thể giá trị LOD & LOQ tính được sẽ chỉ có thể > hoặc = giá trị LOD & LOQ tiêu chuẩn tính từ mẫu trắng với n> 20)khi đó bạn sẽ áp dụng công thức để tính theo đường chuẩn của bạn mà không cần phải làm theo cách trên, còn một cách áp dụng cả hai trường hợp trên đó là tính LOD & LOQ dựa trên blank với n<20, tất nhiên lúc này công thức tính sẽ khác và độ tin tưởng vào giá trị cũng sẽ thay đổi theo. mình nghĩ nếu bạn không cần check lại mức độ ok của thiết bị mà bạn đang sử dụng là đến đâu thì bạn chỉ cần tính dựa vào thuần túy đường chuẩn mà không cần dựa vào blank, nhưng nếu bạn quan tâm đến cả 2 yếu tố này thì phải chấp nhận mất thời gian và công sức để làm và tính tất cả thôi (thông tin chi tiết về công thức và cách tính các bạn có thể tham khảo trong sách: thống kê trong thực nghiệm hóa học của thầy Cù Thành Long hoặc tất cả các sách viết về statistical in analytical chemistry (hoặc tương tự điều có viết về phần này))