mình xa trường hoc lâu rồi nên không còn nhớ gì hết. xin các ban hướng dẫn minh cách pha HCl 37% ra HCl 7.5%. cụ thể là mình muốn có khoảng 500ml HCl 7.5% và mình hiện có 1 lọ HCl 37% với d = 1.18. Cảm ơn trước nhe.
dùng quy tắc đường chéo, cho thêm nước vào V1 là HCl37%, V2 là nước, tỉ lệ nè: V1/V2 = 7.5/29.5
nếu mà ddHCl 7,5% cũng có d=1,18thì mình có thể tính ra! ta có: mHCl = 1,18.7,5.500/100 = 44,25g suy ra:mddHCl 37% cần là:44,25.100/37 =119,6 ->V ddHCl37% cần là:101,35ml và cần thêm 398,65gH2O:014::014::014:
d = 1,18 la acid HCl đậm đặc rồi còn HCl 7,5% đâu phải là acid đặc đâu
nếu vậy thì bài này cần phải biết được d của dd HCl 7,5%,hoặc khối lượng của dd HCl 7,5%cần!:24h_062::24h_073:
HCl 7,5% ở đây là 7,5%(khối lượng/ thể tích) có nghĩa là 7,5g HCl trong 100ml nước. với d HCl dd là 1,18=m/V –> V(HCl đ) = 7,5/1,18 (ml) Như vậy để pha 500ml HCl 7,5% thì V(HCldd) cần lấy là 5*7,5/1,18 (ml) Cách pha này được sử dụng thực tế trong phòng TN mà mình đang áp dụng
theo em thì tính % phải thống nhất về đơn vị chứ sao 1 bên khối lượng còn 1 bên là thể tích được
Trong thực tế công việc là tính toán như thế! còn về lý thuyết sách vở thì khác
theo tỉ lệ C%1V1 = C%2V2 V1=(5007,5)/37 =101,35ml m(ct) ở 37% =44,25g = m(CT) Ở 7,5% 44,25/(500d)=7,5/100 d của 7,5% = 1,18
nhầm nhầm rồi nong độ phần trăm là số gam chất tan có trong 100g dung dịch,chu ko pải la 100ml nước như bạn nói,tuy rang nong do dung dich chi la tương đối nhung kung pai chuan chu
hihi, cái này là mình tính toán làm trong thực tế của công việc hàng ngày của mình đấy! hồi xưa mới ra trường mình cũng nghĩ như bạn vậy, nhưng thực tế vô cùng đơn giản, khong có phức tạp vậy đâu.nếu còn học ở trường thì ko được áp dụng, nếu đã đi làm thì vô tư
Mình tra được khối lượng riêng của HCl 7.5% là 1,0355 g/cm3 (khi 20 độ C). Có đựoc giá trị này rồi để pha 500 ml Hcl 7,5% chắc là đơn giản và ko có gì sai. Tuy nhiên kl riêng của Hcl 7.5% cũng sấp xỉ của nước rồi nên cũng có thể coi là 7.5 g HCl/ 100 ml dung dịch, và khi đó pha chế cũng đơn giản như katetrang đã nói. Thực tế hiện nay mình cũng làm theo cách này ở phòng thí nghiệm. Mình nghĩ với những thí nghiệm không cần độ chính xác quá cao thì có thể áp dụng được. còn không chỉ còn có cách là bạn pha gần đúng nhứ một trong các cách mọi ngừoi đã nêu, rồi chuẩn độ lại bằng dung dịch chuẩn, hoặc các phưong pháp phân tích khác.
xin loi cac bac .cach pha trên sai cơ bản :d cua 7.5% ko thể = d của 37% được như bài này bác pải cho thêm dữ kiên là d của HCl 7.5% nữa thì mới ổn khi đó tính được m(ct) HCl trong 500ml 7.5% = 7.5/100 500d thay ngược trở lại ta được m(ct) trong 37% có bạn tra được d HCl 7.5% = 1,0355g/ml tính được m(ct) trog 7.5% =7.5:100 5001.0355 =38.83 g thể tích HCl 37% cần lấy =38.83*100:37:1.18 = 88.9 ml (nếu là cách pha là thế nhung trong thuc te nhung dung dich co nồng độ % chỉ để làm môi trường thôi ko can chinh xac)
- Khối lượng riêng của HCl đậm đặc là 1.18, trọng lượng HCl nguyên chất là 37%. Bạn phải tính được trọng lượng HCl cần pha trong 100ml dd là bao nhiêu.
- x: là trọng lượng cần tìm, ta có: x=(100*7.5)/37) x= 20.27g => thể tích HCl đậm đặc cần đong là V=P/d = 20.27/1.18 V=17.18ml => Đong 17.18ml HCl đậm đặc, pha với nước cất, định mức 100ml thì ta sẽ có 100ml HCl 7.5%
Em thấy cách của bác Molti là ok nhất. Vừa đơn giản vừa nhanh lại có độ chính xác chấp nhận được. Khi bạn xài nồng độ % có nghĩa là bạn đã chấp nhận sai số. Cứ pha theo nguyên tắc đường chéo.
Bạn ơi, quy tắc đường chéo bị nhầm rồi. Phải là m1/m2 = 7,5/29,5 mới đúng.
Nong do dau la 37%, nong do sau la 7.5% . lap ti le 37:7.5 ; Vi du ra la 5 di thi bac pha loang ra 5 lan tuc la trong tong the tich dung dich co nong do 7.5% co 1 phan HCl dam dac va 4 phan nuoc cat. ByeBye
bài này mình cũng sử dụng quy tắc đường chéo, nhưng phải lưu ý rằng đây là nồng độ nên chỉ liên hệ với khối lượng thôi, ko dùng thể tích. m1 = m(HCl 37) = 1,18.V1 C1 = 37 C - C2 = 7,5 C = 7,5 m2 = m(H2O) = 1.v2 C2 = 0 C1 - C = 29,5 theo quy tắc đường chéo, ta có : m1/m2 = 7,5/29,5 => 1,18.v1/v2 = 7,5/29,5 => 34,81V1 - 7,5V2 = 0 và có thêm 1 pt nữa là V1 + V2 = 500. giải hệ này ta được V1 = 88,63ml, V2 = 411,37 ml:chaomung
trời ạ! có mỗi 1 vấn đề nho nhỏ thế này mà các anh chị cứ làm tùm lum lên thế! có ai làm về hóa mà không học các nguyên tắc pha chế dung dịch thì còn nói chuyện gì nữa!
C1v1 = C2v2