Tạo ra tinh thể đồng nhỏ là rất đơn giản: chỉ việc thả một chiếc đinh vào dung dịch đồng sunfat là đủ. Nhưng các tinh thể này nhỏ bé đến nỗi hình như chúng tạo thành một màng dày. Để thu được các tinh thể lớn cần phải làm phản ứng chậm lại để các nguyên tử đồng xây dựng tiếp các tinh thể nhỏ đã hình thành. Có thể làm như sau: bỏ xuống đáy bình một ít đồng sunfat và phủ nó lên muối ăn nghiền mịn để làm “phanh hãm”. Đậy muối bằng một tờ giấy lọc cắt thành hình tròn sao cho mép hình tròn tiếp xúc với thành bình. Phía trên hình tròn đặt một vòng sắt đã đánh nhẵn bằng giấy nhám và rửa sạch. Đổ dung dịch muối ăn bão hoà vào bình vừa đủ ngập vòng sắt. Một vài ngà sau bạn sẽ phát hiện những tinh thể đồng đỏ rất đẹp trong bình. Nếu thay đổi kích thước của bình, độ lớn của tinh thể đồng sunfat, bề dày của lớp muối và nhiệt độ, có thể thu được những tinh thể có hình dạng khác nhau. Để giữ được các tinh thể đồng, bạn hãy lấy chúng ra khỏi bình, rửa bằng nước, chuyển chúng vào trong một ống nghiệm đựng axit sunfuric loãng và đậy nút kín.
Cho Axit sunfuric vào có tác dụng gì hả bạn. Cần cho Đồng sunfat ngậm nước hay loại khan. Liệu lúc hình thành, tinh thể đông sunfat có bị bám chặt vào cốc ko. Huhu. Kiếm vòng sắt ở đâu đây.
Em hiểu sai bản chất quá trình rồi. Đây không phải là thí nghiệm giống như của Bo_2Q đã làm (kết tinh đồng sulfate), mà là của tinh thể đồng kim loại nguyên chất theo phương pháp đẩy kim loại.
1- H2SO4 để hòa tan vòng sắt ban đầu cho vào. 2- Vì mấu chốt vẫn là CuSO4 tan vào nước theo 1 con đường chậm hơn, nên dùng muối khan hay tinh thể muối đều được, kiểu gì chả có cùng 1 mục đích là tạo dd muối loãng, giảm tốc độ PỨ.
Vai trò của H2SO4 chắc không phải vậy đâu minhduy2110 ơi! Vòng sắt đâu có “chạy” tinh thể đồng đâu (vì đã tách ra rồi mà). Theo mình cai trò của H2SO4 là hoà tan tạp chất Fe có thể bám vào tinh thể đồng (do khi tách có thể Fe bị dính 1 ít - cái này là phụ) và cách ly với môi trường mà thôi (lí do chính). Đã ai làm thành công chưa? Up cái ảnh lên cho anh em xem với nào?
CÓ phải nó sẽ được thế này ko các pác: Hay là từ chỗ đáy cốc nó đâm toe tua ra mọi hướng. Làm thay thế bằng được có được hiệu quả như vậy ko
1- Tinh thể đồng hình thành theo phương pháp đấy kim loại luôn bám vào thanh kim loại phản ứng. Vì lớp tinh thể đồng được hình thành 1 cách chậm và bền nên nó bám vòng sắt rất chặt, khó tách ra theo cách cơ học thông thường, nên hòa tan vào acid cho nhanh. 2- Để làm môi trường cách ly thì mình không nghĩ là dùng môi trường acid, khi cặp oxi hóa O2/H3O+ sẽ có E càng lớn (tính oxh càng mạnh thêm) trong môi trường acid.
Các pác ơi, em mún làm tinh thể đồng sunfat trong lọ và có hình dáng như vậy: Thì phải làm thế nào, các pác hd cụ thể dc ko ạh
Tinh thể đồng sao xanh lè thế anh ơi
Vậy nếu mình mún làm tinh thể đồng sunfat mọc tõe ra nhiều hướng thì phải để dưới đáy cốc là gì, là muối ăn, cát hay???
theo mình thì để được như vậy phải bảo đảm nghiêm ngặt trong khâu pha dung dịch và khâu kết tinh. Dung dịch bạn pha phải ở trạng thái bão để khi cô cạn thỉ dung dịch sẽ chuyển sang trạng thái quá bão hòa và khi đó tinh thể sẽ kết tinh (để chắc ăn nên đối chiếu với bảng độ tan của CuSO4 theo nhiệt độ). Dung dịch phải thật sạch, ko lẫn tạp chất.Khi cô cạn thì phải kiểm soát nhiệt độ thật kỹ, ko để dd sôi. Khi bắt đầu xuất hiện váng tinh thể thì ngừng đun, ngừng khuấy, để nguội từ từ thì sẽ thu đc tinh thể lớn, nếu làm lạnh đột ngột thì tinh thể sẽ nhỏ. Có thể khơi mào kết tinh bằng vài hạt tinh thể như ai cũng biết. Nói thì dễ nhưng làm thì mình thấy rất khó. Đây là sản phẩm hoàn chỉnh tụi mình làm đc (sau nhiều nỗ lực ko thành công:sacsua ( ) trong ngày hội “Đến với chân trời khoa học” tại trường mình (8/8/2010)
cái này bị vụn nát rồi:24h_014:
Theo em thì chỉ cần đun nóng nước, sau đó hòa tan CuSO4 đến bão hòa. Để dd bão hòa CuSO4 cho nó nguội dần, cho vài hạt tinh thể vào để làm mầm thì nó sẽ bắt đầu kết tinh.