đây cũng là bài trên hóa học việt nam post lên cho mấy bạn đọc :ot (
Dây là một bài thực tập hóa rất dễ, dùng các vật liệu thông thường. Lấy một đồng xu penny của Mỹ, loại đúc sau năm 1982, cạo mặt đồng để lộ lớp kẽm bên trong, cho phản ứng với axit. Khi ruột kẽm bên trong bị axit hòa tan, sẽ tạo ra một đồng xu rỗng chỉ với lớp vỏ đồng mỏng bao bên ngoài.
-
Vật liệu
- Vài đồng xu đúc sau năm 1982 (Vì từ năm này, giá đồng tăng cho nên lượng đồng dùng để đúc 1 xu còn đắt hơn giá trị của 1 xu, do đó, người ta đúc lõi bên trong là kẽm, và phủ một lớp mỏng đồng bao phía ngoài).
- Axit muriatic (tên gọi khác của axit clohydric) (mua ở các cửa hàng hóa chất)
- 1 bình nhựa hay thủy tinh
- Bột nở bi-các-bô-nát.
- Nước
-
Cách làm
- Phải làm lộ phần bên trong đồng xu. Có thể nạo cạnh đồng xu bằng dũa hay cắt bằng kéo cắt sắt; nhưng có lẽ cách dễ nhất là mài mặt đồng xu vào cục gạch hay xi măng. Có thể dùng giấy nhám, nếu có sẵn. Dùng gì cũng được miễn là làm lộ ra lớp kẽm (đừng mài hết cả toàn bộ cạnh). Khi trông thấy màu xám bạc dưới lớp đồng là chuẩn bị sang bước hai.
- Tốt nhất nên làm bước này ngoài trời hay dưới quạt hút hơi khói. Nên đeo găng tay và kính bảo hộ. Đọc kỹ phần an toàn sử dụng trên chai axit. Đây là axit clorhydric, phải nên thận trọng. Đặt đồng xu vào bình nhựa. Đổ axit ngập đồng xu. Bọt sẽ hiện ra ngay. Cất bình ở một chỗ an toàn tránh đổ vãi, trẻ con và chó mèo trong nhà. Để phản ứng hóa học axit ăn mòn kẽm xảy ra khoảng 6 tiếng.
- Cẩn thận gạn axit ra. Có thể đổ xuống rãnh thoát, nhớ mở vòi nước tráng kỹ.
- Đổ nước vào bình. Cho một ít bột nở bi-các-bô-nát vào để trung hòa lượng axit còn sót.
- Cầm đồng xu lên và quan sát. Bây giờ nó biến thành một lớp “giấy” bằng đồng, mỏng dính. Thật đẹp và ấn tượng phải không, có thể dùng trưng bày hoặc làm quà tặng
Mình chưa làm vì ko có đồng xu nào như thế buồn buồn :sep (