cách làm giòn sắt

Mình muốn làm giòn 1 cấy đinh sắt. Có thể bẻ gãy dễ dàng cây đinh sắt đó sau khi làm giòn. Các bạn có ai biết cách thì chỉ mình với nhe.Tại mình học chuyên ngành hữu cơ nên không rõ về đặc tính giòn của sắt cho lắm. Cám ơn các bạn nhiều nhe.

sắt có tính dẻo, để đóng đinh mà không cong thì người ta phải cho thêm một ít C trong lúc nấu. Như vậy đinh sắt là dạng thép chứ không phải như sắt xây dựng bình thường đâu. Bạn muốn cho nó dễ gẫy như là mấy cây đinh mục đóng trên gỗ đó hả? Hay là để biểu diễn chơi dậy?

Mình muốn biết cách làm cho cây đinh sắt đó nó giòn dễ bẻ gãy. Nó phải giòn bên trong ruột còn bề ngoài thì không thay đổi. Chứ sắt đặc tính là dẻo thì ai mà không biết

mình nghĩ là cho thêm C vào trong khi nung nấu thì sẽ tạo ra gang có tính dòn dễ gãy

Làm lạnh thanh sắt (rất lạnh) cũng làm sắt giòn hơn đấy!

trơi! xem ra ban không biết thật. mọi nguyên liệu là kim loại đều có tính dẻo. nhưng dể sắt giòn người ta dựa vào sự kết tinh của chất như trong dung dịch. chậm thì có sắt dẻo, kết tinh nhanh thi có sắt vừa cứng vừa giòn. như vậy chỉ cần nung núng thanh sắt đến nhiệt độ nhật định, sau đó nhúng vào nước như vậy sắt sẽ kết tinh nhanh và có đặc tính cứng và tương đối giòn.

thật sao? nhưng làm lạnh sẽ cứng hơn chứ sao giòn hơn :020:, mình mới vào lĩnh vực hóa, níu nói sai xin mấy u chỉ bảo thêm :24h_081:… Bạn giải thích cho mình nghe nhé

Ai cũng biết là sắt (và hầu hết kim loại) khi nóng lên thì dẻo hơn. Vậy khi làm lạnh nó thì nó giòn hơn thôi. Nếu bạn muốn giải thích thì có thể cho rằng khi làm lạnh các e sẽ chuyển động ít hơn, nếu đạt đến độ 0 tuyệt đối (0 K) thì các e không chuyển động nữa. Ta lại biết rằng tính dẻo của sắt có được là do cấu tạo của nó: liên kết giữa các phân tử Fe có được bằng cách mỗi phân từ nhường ra các e lớp vỏ của mình, các e đó chuyển động trong toàn hệ, liên kết các hạt nhân với nhau, không theo một trật tự nào cả. Do đó mà khi sắt biến dạng dẻo, nó vẫn giữ được lực liên kết của mình (thuyết “biến e”). Cấu trúc này của sắt (và của KL nói chung) khác với cấu trúc các phân tử phi kim, hay hợp chất ion, như cacbon hay NaCl chẳng hạn. Cấu trúc mạng này là cố định, mạng được chia thành các ô mạng cơ sở, có hình dạng và kích thước không đổi -> hình dạng, kích thước của toàn mạng không đổi -> khi mạng biến dạng các liên kết sẽ đứt gãy -> tính giòn. Bây giờ ta làm cho các e trong hệ Fe ngừng chuyển động, mà đứng yên, thì hệ Fe đó bây giờ có khác so với mạng C là mấy!

Cảm ơn anh rất nhiều, giờ thì em hiểu hơn rổi :sangkhoai

các bạn ơi mình muốn pha một dung dịch mà khi nhúng cây đinh sắt vào đó khoảng 10 - 15 phút thì lấy cây đinh đó ra. để nguội 1 chút và sau đó có thể cầm bẻ gẫy dễ dàng bằng tay. Mình muốn biết cách pha chế dung dịch đó.

để bẻ dễ dạng mà hình dạng thì không thay đổi, mà cấu trúc bên trong thay đổi thì không thể nào được đâu

Cái này thì chưa chắc, vì khi làm lạnh sẽ không bao giờ bằng cách kết hợp với 2 quá trình, nung nóng trước, sau đó cho lạnh nhanh thì lúc đó thanh sắt sẽ giòn hơn…

câu hỏi của bạn rất hay đấy. tôi cũng có nghe qua một người bạn tôi nói như vậy. nhưng cách gì thì cách vẫn phải nung nóng đỏ lên rồi cho vào dung dịch. có thể là một loại axit hưu cơ. nhưng chưa chắc lắm vì tôi không được mục kích nên không xem được hóa chất là gì. ai biết trong dung dịch là gì cho tôi biết nhé

Mình cũng nghe noi có 1 loại dung dịch đó. Nghe miêu tả thì dung dịch đó đục như nước vo gạo. Ngâm cây đinh sắt vào chừng 15’ rồi lấy ra để nguội chừng 15’. rồi cầm lên có thể bẻ gẫy dễ dàng. Các bạn có ai từng biết loại dung dịch đó thì chỉ mình với.

theo mình chắc chắn là ko có thứ dd đó bạn nghe ai luyên thuyên vậy

Mình xin bổ xung chút xíu nhé. nếu bạn muốn tạo ra đinh sắt giòn thì nên cho nhiều Carbon vào nguyên liệu nấu (gang lỏng hoặc sắt vụn nấu chảy). Lượng C cho vào và độ giòn tỷ lệ thuận với nhau. Còn nếu bạn muốn làm cho cái đinh sắt giòn thì có 2 cách: 1. cho đinh sắt vào dung dịch oxy hóa, sẽ ăn mòn Fe và làm rỗng đinh->giòn; 2. nung đinh sắt ở nhiệt độ cao sau đó làm lạnh nhanh, đột ngột, thế là ổn. chúc bạn thành công!!

trong quá trình làm đinh, người ta sử dụng phương pháp dập, nếu cho nhiều carbon vào thì lúc này đinh của bạn có tính giòn (gang). lúc này sẽ khó dập, hì hì không biêt khi đó người ta sẽ đúc đinh hay sao?

Bạn có thể dùng sự điện phân hay không ? Tôi nhớ Hidro có 1 tích chất đó là có khả năng xâm nhập vào các Kim loại gây nên hiện tượng giòn Kim loại ( Fe, Ni …) , và người ta ứng dụng tính chất này để dùng Ni, Fe làm xúc tác trong các phản ứng có hidro. Vì thế bạn có thể dùng 1 dung dịch điện phân để tạo ra hidro mà với cây đinh Fe làm Katot thử xem sao nhá? ( cái này mình chưa làm thử bao giờ, nhưng cũng chỉ là gợi ý thui, nếu bạn có làm thành công thì cho tớ biết nha. )

sắt giòn thì chỉ có thể là hợp chất của sằt như gang và thép mình không nhĩ là còn cách nào khác ngoài việc điều chế gang thép là nung sắt ở nhiệt độ cao rồi cho C vào và tăng nhiệt độ lên khoảng 2000độC

mình nghĩ là Ni, Fe được dùng làm xúc tác “bề mặt” trong p/u có H2 thui chứ.Đâu phải vì t/c kia đâu