Cách có tài liệu hợp pháp

[MARQUEE] Để có tài liệu tham khảo một cách hiệu quả và hợp pháp [/MARQUEE]

Vấn đề này chủ yếu đề cập đến cho các bạn sinh viên và các nhà nghiên cứu tự do. Trong quá trình thực hiện một đề tài dù lớn hay nhỏ, chúng ta đều cần phải đi qua giai đoạn tìm kiếm tài liệu tham khảo để có thêm thông tin phục vụ cho đề tài.

Việc tìm kiếm cuối cùng thường dẫn chúng ta đến việc có trong tay một tài liệu toàn văn của một bài báo. Nhưng, không phải lúc nào bài báo cũng có sẵn trong thư viện trường, viện hay thư viện chổ làm việc dưới dạng bản in. Nó cũng có thể là bài báo được đăng trong một trang web như Sciencedirect, John Wiley & Sons, Wiley InterScience - Blackwell Synergy, Sagepub,Francis & Taylor, Informaworld,…và phải trả tiền từ 25 -35 USD một bài mới coi được.

Sinh viên chúng ta thì không thể có đủ tài chính để chi phí cho cái khoản này được. Đã có nhiều bạn rỉ tai nhau về cách dùng chùa tài khoản/ mật mã của sinh viên trường khác, hay cách hack vào mạng dữ liệu của trường bằng proxy, ezproxy, wifi. Dùng những cách trên, có thể có trong tay tài liệu như ý nhưng vô tình tự mình đã làm giảm đi khả năng giao tiếp khoa học, sự năng động thực thụ và tính trung thực trong nghiên cứu học tập của chính mình. Ngoài ra, những hành động trên được coi là hành vi ăn cắp và vi phạm quyền tác giả trong sở hữu trí tuệ. Pháp luật trong nước hay ở nước ngoài, điều có những điều khoản trừng phạt về hành vi nói trên. Sinh viên Việt nam chúng ta không thể cổ súy hay dung dưỡng những hành động nói trên. Khoảng cách ảo và thật về vấn đề này rất mong manh, chúng ta là những nhân thân có thực, đang học tại các trường cụ thể. Do vậy không thể đánh đổi cả sự nghiệp tương lai cho những hành vi phạm pháp nói trên. Hiện tượng du học sinh Trung quốc hack mạng học liệu của các trường ĐH, viện nghiên cứu rồi lập diễn đàn trao đổi các thông tin về chúng trên mạng là điều nhức nhối cho các IT của các trường. Họ nay đồng loạt đã có nhiều biện pháp mạnh tay với du học sinh TQ. Nói đến du học sinh TQ, nhiều người liên tưởng đến hacker chôm chỉa /ăn cắp. Có chuyện rằng, trong khi bảo vệ luận văn tiến sĩ kỹ thuật, vị giáo sư trong hội đồng hỏi về một tài liệu tham khảo trong phần trích lượt của nghiên cứu sinh TQ nọ vì trường này không có tài trợ cho phần tài liệu này và ông biết tác giả bài báo này. Bị hỏi bí thế, người này đành phải khai là lấy nó từ một diễn đàn. Ngay lập tức, cả bàn hội đồng phản biện ngưng ngay, thu đồ và bỏ đi. Họ dị ứng và phản đối việc chôm chỉa thông tin của người này đến như vậy đấy. Về sau khi anh ta liên hệ lại tác giả bài báo để xin lỗi và minh chứng đã có xin quyền sử dụng tài liệu, thì hội đồng phản biện mới đồng ý cho tiếp tục nhưng uy tín và danh dự đã bị sút giảm nghiêm trọng.

Vậy làm cách nào để có trong tài liệu tham khảo mà không vi phạm pháp luật ?

Tôi xin chia sẻ với các bạn những cách mà tôi đã thành công trong thời gian qua.

  • Hỏi trực tiếp đến tác giả bài báo
  • Hỏi người hướng dẫn đề tài
  • Xin tài trợ để có thể truy cập nguồn tài liệu
  • Sử dụng và truy cập tài liệu trong giai đoạn được miễn phí từ nhà xuất bản
  • Đăng ký sử dụng tài khoản truy cập theo nhóm.

Cách 1: Hỏi trực tiếp đến tác giả bài báo

  • Tìm địa chỉ email của tác giả bài báo qua phần giới thiệu về bài báo

  • Gửi email liên hệ tác giả và trình bày với tác giả bài báo nguyện vọng của mình. Mẫu thư cần trình bày rõ ràng: tên họ, nơi công tác nghiên cứu, địa chỉ gửi email hoặc địa chỉ gửi thư, và nếu có khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt thì nên cho số điện thoại để liên lạc trực tiếp luôn. Ở đây có nhiều hướng tiếp cận với tác giả tùy theo mục đích của mình. Chẳng hạn, xin toàn văn để làm tham khảo chính trong phần back ground cho bài báo cáo kết quả thí nghiệm, xin trích lượt một phần trong bài báo để làm trích dẫn minh chứng cho một bàn luận về kết quả thí nghiệm, thắc mắc về cách tiến hành thí nghiệm được trình bày trong bài báo của tác giả, hỏi làm rõ hơn về nhận định trong phần bàn luận của báo, hỏi xin tài liệu mà tác giả dùng để tham khảo trong chính bài báo của tác giả để hiểu rõ hơn phần luận hay các trình bày khác của báo, …

  • Chờ một vài ngày để nhận email, một vài tuần để nhận bản re-print qua thư tín

Cách này thành công 80-90%. Ngoài ra, bạn có thể để lại ấn tượng và tạo dựng mối giao tiếp khoa học đối với tác giả. Biết đâu, một ngày nào đó, một lá thư mời được trịnh trọng gửi đến bạn để thông báo về một suất học bổng hay một vị trí nghiên cứu nào đó dành cho bạn chính tác giả bài báo đó.

Về khách quan, các trường hợp không thành công từ lần thư tín đầu tiên của bạn thường rơi vào việc hỏi xin các bài báo quá cũ, tác giả bài báo không còn sử dụng địa chỉ email, hoặc không còn công tác làm việc ở nơi theo như ghi trong bài báo.

Khi ở trường hợp này, bạn cần kiên nhẫn hơn. Bạn cần tìm trên mạng xem coi bài báo bạn cần tìm đã được ai khác tham chiếu (cite) tới. Sau đó, bạn hệ tới người đó nói rõ khó khăn của mình, hỏi xin tài liệu mà họ đã tham khảo. Cách khác nữa là tìm tên tác giả trên google xem thử hiện giờ vị này đang làm ở nơi nào rồi liên hệ lại theo địa chỉ mới.

Về chủ quan, cách này không thành công khi trình độ ngoại ngữ có giới hạn, nội dung trình bày trong thư không rõ ràng, có sự trùng lắp nội dung gửi đến cho một người khi hỏi xin các bài báo khác nhau ở các thời điểm khác nhau, hoặc có ai đó cùng trường lớp với bạn đã nhanh chân hơn bạn gửi thư tới trước và bạn đã lập lại y chang điều đó với tác giả bài báo.

Khi ở trường hợp này, bạn thường sẽ thấy không có hồi âm của tác giả bài báo sau hai lần gửi. Việc này buộc bạn phải làm việc theo nhóm để có được sự tham khảo chéo, trao đổi thảo luận học tập tốt hơn do trong nhóm đã có bạn giỏi ngoại ngữ hơn giữ trọng trách giúp cho các bạn còn lại các bài báo để cả nhóm cùng làm thành công đề tài.

Cách 2: Hỏi người hướng dẫn đề tài

Khi nhận đề tài từ người hướng dẫn, hiển nhiên là bạn sẽ được giao đọc một số tài liệu tham khảo chính làm sườn cho việc thực hiện đề tài.Đó là nghĩa vụ và trách nhiệm của người hướng dẫn bạn. Nếu không thấy có, bạn chớ ngại mà không dám hỏi vì đó là quyền lợi của bạn. Tuy nhiên, bạn cần chuẩn bị câu hỏi, lựa lời, lựa thời điểm để hỏi và trao đổi ý kiến với người hướng dẫn.

Các câu hỏi chuẩn bị cần cụ thể và có liên quan đến nội dung đề tài. Thường sau khi đọc xong những tài liệu cơ bản từ người hướng dẫn, bạn sẽ thấy có những chi tiết bàn luận cần làm rõ hơn hay cần biết thêm cách thí nghiệm. Những phần này thì được trích dẫn từ một vài tài liệu tham khảo khác đã nêu trong tài liệu tham khảo chính. Dựa vào đó, bạn sẽ hỏi người hướng dẫn để có thêm những tài liệu tham khảo liên quan.

Ngoài ra, bạn có thể đề xuất với người hướng dẫn một số tài liệu tham khảo mà bạn đã tìm được để hỏi xin. Với cách này, khi đề xuất với người hướng dẫn, bạn cần chỉ cho người hướng dẫn thấy rõ bạn đã quan tâm đến nó như thế nào. Cụ thể là bạn trình bày những nội dung giản lượt từ bài báo và chỉ cho người hướng dẫn thấy phần nào là cần tham khảo tới.

Theo cách này, với các tài liệu gốc, cơ bản là bạn thành công 95%. Còn với những tài liệu bổ sung hay liên quan thì còn tùy thuộc vào khả năng của người hướng dẫn và năng lực của bạn. Xác suất thành công thường chiếm ở mức 60-70%. Ưu điểm ở cách này là người hướng dẫn bạn sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn trích xuất tài liệu, tư cách sử dụng tài liệu, và quyền tác giả.

Các trường hợp không thành công ở cách này thường là do người hướng dẫn không có khả năng giao tiếp ngoại ngữ tốt, hoặc không có khả năng tài chính mạnh, hoặc thậm chí không có khả năng giao tiếp khoa học. Nhưng chủ yếu vẫn là do người được hướng dẫn không thực hiện tốt nhiệm vụ và nghĩa vụ về tìm hiểu nội dung đề tài từ tài liệu cơ bản, thiếu kiến thức cơ bản quá nhiều, trình độ ngoại ngữ kém không thể dịch tốt và hiểu những nội dung tóm lượt từ các tài liệu tham khảo liên quan. Trong giao tiếp họ còn quá rụt rè, chưa tự tin hoặc có thái độ thái quá.

Cách 3: Xin tài trợ để có thể truy cập nguồn tài liệu

Thay vì nhận học bổng từ một tổ chức, bạn có thể xin chuyển qua nhận tài trợ quyền truy cập thông tin thông qua tổ chức đó. Cách này hiệu quả cho các bạn đang nhận học bổng nghiên cứu từ các công ty, tập đoàn lớn Microsoft, hoặc tổ chức nước ngoài UNESCO, FAO, Quỹ Bill Clinton, hoặc ngay nơi bạn đang học, nghiên cứu.Một số bạn nào đã học qua RMIT, NTU, AIT, hoặc University of NSW trong giai đoạn ở VN đều có thể biết qua cách này. Việc chia sẻ kinh nghiệm này ở đây cũng là rất cần thiết.

Cách này hữu hiệu 70-80% .Mức độ thành công tùy thuộc vào thành tích học tập và danh tiếng của bạn trong trường, viện hoặc ở chổ làm. Ưu điểm của nó là bạn có thể tiếp cận được một nguồn tài liệu phong phú theo ý của mình một cách hợp pháp.

Việc bị từ chối tài trợ thường rơi vào tình huống khách quan là nhà tài trợ không có đủ kinh phí và bạn không thuộc diện có học bổng hoặc giá trị học bổng thấp hơn mức bạn cần tài trợ như thế. Nếu bạn là người làm nghiên cứu, việc bị từ chối tài trợ thường là do đề tài bạn đề xuất không có tính hấp dẫn, mới và đáng quan tâm ở nhà tài trợ. Khi rơi vào tình thế này, bạn nên cân nhắc lại mức xin tài trợ ( thời hạn truy cập, số lượng tạp chí, số lượng bài báo,…) hoặc chuyển sang cách khác phù hợp hơn.

Cách 4: Sử dụng và truy cập tài liệu trong giai đoạn được miễn phí từ nhà xuất bản

  • Đăng ký mail để nhận tin tức hàng tháng, hàng quý từ các nhà xuất bản.
  • Theo dõi mail để có tin tức về thông báo truy cập miễn phí các tài liệu toàn văn
  • Khi có quyền truy cập tài liệu toàn văn, bạn có thể tải về để sử dụng trong khoảng thời gian miễn phí đó.
  • Khi trích xuất nội dung từ các tài liệu này, các bạn cần lưu ý việc chứng minh về khoảng thời gian mình có tài liệu để sử dụng là trong giai đoạn miễn phí .

Cách này cho hiệu quả 30-40% tùy theo nhà xuất bản và sự theo sát thông tin của bạn. Ưu điểm là bạn có thể có được những bộ tài liệu toàn văn phong phú về trình bày, format, hình ảnh, tư liệu phụ kèm…Nhưng nhược điểm lớn nhất vẫn là bạn khó tìm được tài liệu như ý và khó để trao đổi , phổ biến thông tin vì nó chỉ cho phép bạn dùng mà thôi.Phát tán cho người khác là không được. Bạn phải chịu 100% trước pháp luật về nguồn tài liệu bạn đang nắm giữ này.

Cách 5: Đăng ký sử dụng tài khoản truy cập theo nhóm

Hùn tiền lại và liên hệ với phòng Khoa, Thư viện trường xin đăng ký có thời hạn dưới danh nghĩa nhóm sử dụng ( institutional subscriber) ở một tạp chí cụ thể để có thể truy cập tham khảo.

Cách này 98% thành công cho các bạn là sinh viên, học sinh đang theo học tại các trường có chia sẻ mạng học liệu cộng đồng. Nhược điểm của nó là sự truy cập , tải về rất ư là chậm do có nhiều người truy cập cùng lúc và nó không phục vụ cho các đối tượng ngoài trường, không cùng Khoa,Ngành. Trường hợp không thành công là bạn không thể kiếm có được thông tin tài liệu bạn cần khi cơ sở dữ liệu không có lưu những thông tin cũ, hoặc tài chính thu được từ quyên góp quá hạn hẹp nên bị giới hạn thông tin.

<meta http-equiv=“Content-Type” content=“text/html; charset=utf-8”><meta name=“ProgId” content=“Word.Document”><meta name=“Generator” content=“Microsoft Word 10”><meta name=“Originator” content=“Microsoft Word 10”><link rel=“File-List” href=“file:///C:%5CUsers%5CSONCHI%7E1%5CAppData%5CLocal%5CTemp%5Cmsohtml1%5C01%5Cclip_filelist.xml”><o:smarttagtype namespaceuri=“urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags” name=“country-region”></o:smarttagtype><o:smarttagtype namespaceuri=“urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags” name=“place”></o:smarttagtype><!–[if gte mso 9]><xml> <w:WordDocument> <w:View>Normal</w:View> <w:Zoom>0</w:Zoom> <w:Compatibility> <w:BreakWrappedTables/> <w:SnapToGridInCell/> <w:WrapTextWithPunct/> <w:UseAsianBreakRules/> </w:Compatibility> <w:BrowserLevel>MicrosoftInternetExplorer4</w:BrowserLevel> </w:WordDocument> </xml><![endif]–><!–[if !mso]><object classid=“clsid:38481807-CA0E-42D2-BF39-B33AF135CC4D” id=ieooui></object> <style> st1:{behavior:url(#ieooui) } </style> <![endif]–><style> <!-- / Style Definitions / p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:“”; margin:0pt; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:“Times New Roman”; mso-fareast-font-family:“Times New Roman”;} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:72.0pt 90.0pt 72.0pt 90.0pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} –> </style><!–[if gte mso 10]> <style> / Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:“Table Normal”; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:“”; mso-padding-alt:0pt 5.4pt 0pt 5.4pt; mso-para-margin:0pt; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:“Times New Roman”;} </style> <![endif]–> Cám ơn bác teppi đã chịu khó góp nhặt thông tin nhưng nói thật với bác là rất nhiều thông tin bác đưa ra không chính xác. Không biết lấy thông tin từ đâu mà cho rằng sinh viên TQ bị liên tưởng như hình ảnh hacker/ chôm chỉa / ăn cắp. Nói thiệt là bác tiếp xúc với bao nhiêu bạn sinh viên Trung Quốc mà nói họ như vậy. Bạn nào ra nước ngoài tiếp xúc với họ rồi mới thấy họ hay như thế nào và chúng ta cần học gì ở họ. Mà bác đang đề cập đến chuyện tạp chí mà nói đến hack trường thì có ăn nhập gì đâu ? <o:p> </o:p> Cái trường hợp ví dụ của bác về anh sinh viên nọ thì hơi bị không thực tế. Luật pháp Mỹ và các qui định của trường rất khắt khe về chuyện đạo văn, nhưng họ không care là anh lấy nguồn tài liệu như thế nào. Nói như bác thì trong chuyện này, ai là người được quyền cung cấp cho anh sinh nọ quyền được phép sử dụng tài liệu hợp pháp ? tác giả hay tạp chí đó hay cả hai. <o:p> </o:p> Theo tui biết, hiện nay sau đăng bài, tác giả không có quyền quyết định cho ai, cấm ai đọc tài liệu của mình cả. Các tạp chí cũng không rảnh để xem ai đó xài bài báo của mình mà không có subscription hay không. Tất nhiên, khi anh download cả volume của tạp chí (download có hệ thống) họ có thể ban user của anh. Hay anh hack tạp chí đó thì coi như phạm pháp rồi. <o:p> </o:p> Trở lại câu chuyện trên, không có gì do gì để hạn chế tầm hiểu biết của sinh viên chỉ vì trường không có account trên tạp chí đó. Thỉnh thoảng em cũng down bài trên Science cho mấy ông giáo ở mấy trường nhỏ (ở <st1:country-region><st1:place>US</st1:place></st1:country-region>) mà có phạm luật gì đâu. Nếu bác để ý thì thấy có mấy giáo sư attach lun bài báo của ổng trên website của ổng. Bác thấy đó, hành động này đâu có vi phạm luật pháp gì đâu, nếu có gì nhà xuất bản phạt ổng chịu gì nổi. Và nếu tạp chí qui định chặt chẽ là mọi người sử dụng tài liệu phải được sự cho phép của họ thì việc xin bài báo từ giáo sư cũng bị coi như phạm luật rồi. <o:p> </o:p> Ở đời, cái gì cũng du di được. Nếu áp dụng luật bản quyền chặt chẽ thì bao nhiêu người VN có Window, MS Office, Acrobat… hay phim để mà coi ? Chúc các bác một mùa hè vui vẻ

Trong cách 1, email và địa chỉ để liên lạc tới tác giả bài báo thường được tìm thấy ngay ở dưới tựa và trên phần tóm lượt ( abstract) của bài báo hoặc ở dưới phần tóm lượt bài báo. Thông tin này tùy theo cách trình bày của các nhà xuất bản. Để tiện cho các bạn, mình đưa ra một số minh họa như sau:

Tìm trong tạp chí từ Sciencedirect:

Tìm trong tạp chí từ Wiley-Intersicience:

Tìm trong tạp chí từ Springer:

Tìm trong tạp chí từ SAGE Publisher:

Tìm trong tạp chí từ ACS Publications( American Chemical Society):

Tìm trong tạp chí từ Informaworld của Taylor & Francis ( American Chemical Society):

Trong trường hợp tạp chí từ Informaworld, bạn sẽ không tìm thấy email mà chỉ lấy được địa chỉ thôi.

Thấy mọi người bàn về topic này cũng nhiều rồi. Hôm nay, em cũng xin nhìu chiện 1 chút :mohoi ( Em rất hiểu tâm ý của anh Teppi muốn 4rum mình pro hơn và danh tiếng hơn nhưng thú thật thì với cái cách email hỏi xin tài liệu của researchers, authors nước ngoài gần như là vô vọng đối với sinh viên nhép như tụi em (em đã từng làm như vậy rất rất rất nhiều lần mà bao lượt thư đi không 1 lá về). Ngồi mà chờ thì đến khi nào đây?! Chẳng thà tự thân vận động. Thấu hiểu những nỗi khổ cực vì “thiếu đói tài liệu” như vậy nên topic “Nhờ download giùm tài liệu trên tạp chí” đã rất được các anh em ủng hộ mà tiên phong là anh aqhl, sau đó đến các pro khác như: trinhthanhthuat, nqtuan04 …vv… cũng tham gia rồi đến bi giờ là gaumit. Ngoài ra, 2 trùm ebooks: giga, avax cũng đã và đang là cứu cánh của rất rất nhiều người. Thử hỏi có ai từng biết đến 2 đại gia này mà chưa download hoặc copy links download cho bạn bè mình?! Ngay cả khi Microsoft phát hiện trên giga có link download bộ Encarta Premium 2009 của họ thì chỉ block links đó thôi chứ không kiện bắt giga phải đóng cửa và bồi thường. Và cũng có rất nhiều sites, 4rums dạy cách tìm account tạp chí như passfans, techyou …vv… Tại sao những sites lớn như vậy có thể tồn tại đến bây giờ mà chưa bị bắt đóng cửa vì vi phạm bản quyền?! Chả lẽ thế giới mù hết?! (Theo em thì tác giả nào chả muốn nhiều người biết đến công trình nghiên kíu của mình nên việc share tài liệu như thế này vẫn được lơ? :mohoi () Như thầy thuydung đã nói thì chuyện gì cũng có tình, có lý, có luật thì cũng có lệ, có sự du di nào đó chứ không ai thiết lập và thực thi thiết quân luật như 1 thứ vũ khí tàn bạo chuyên dùng để băm vằm người vi phạm.

1 vài ý kiến gà con.

Nhờ down bài báo trên diễn đàn nhanh hơn tất cả các cách mà bác Teppi nói (rất chậm và nhiều khi không khả thi). Nói thật, không những site chemvn nhà minh mà còn rất nhiều site khác có box: “nhờ download dùm paper”. Mà theo mình thì việc nhờ vả này không có gì là phạm luật cả.

Theo như cách 1 của anh Teppi, thay vì gửi thư cho tác giả, rất nhiều tác giả có cho bài báo ngay trên website của mình (@thuydung), các bạn cứ tìm thẳng vào website của tác giả rồi download về là xong.

Một ví dụ về email hỏi xin re-print của môt bài báo đến tác giả:

Ngày 14 tháng 12 năm 2008, sau khi đọc qua trong diễn đàn về môt yêu cầu hỏi xin tài liệu của một bạn, và thấy là điều này tôi cũng đang rất quan tâm trong giảng dạy, tôi liền tỉm đến bài báo và được biết địa chỉ mail của giáo sư Dan.

Ngày 15, tôi gửi email đến GS Dan và nhận được phản hồi cùng với file đính kèm của ông ấy. Sau này chúng tôi vẫn còn liên hệ để trao đổi thêm về nhửng phương pháp phân tích và chủ đề nghiên cứu.


[i] From: (My mail) Sent: Monday, December 15, 2008 12:12 AM To: Olk, Dan Subject: Paper reprint

Dear Dr.Dan,

I am in preparing the seminar of using biodegradable plastics in my study topic. However, I don’t know how to evaluate the soil parameter for better decision in biodegradable plastic selection. In searching the reference of way and method to analysis the soil, I have read your abstract of REVIEW & ANALYSIS paper of Improved Analytical Techniques for Carbohydrates, Amino Compounds, and Phenols: Tools for Understanding Soil Processes in Soil Science Society of American Journal Volume 72 (p1672-1682. I am really interested in this paper. I see it is really helpful to understand the soil in point of view of analysis methods. However, my condition is not allowed to read the full text from the Publisher at Vietnam. Can you please help me on this matter? May I have your reprint or file of this paper. Thank you for your consideration and support. Best regards,

(My Name Place of study/ Phone contact)


From: Olk, Dan [mailto:Dan.Olk@ARS.USDA.GOV] Sent: Thursday, December 18, 2008 1:47 PM To: (my mail) Subject: RE: Paper reprint

Dear (My name),

Attached please find the requested paper as a pdf file. Thanks for your interest in this work. In case you have further questions or comments, kindly share them. I am a regular visitor to Vietnam, yesterday I returned from a 10-day stay in Can Tho.

Regards, Dan Olk

USDA-ARS National Soil Tilth Laboratory Ames, Iowa 50011-3120 USA Email dan.olk@ars.usda.gov [/i]

Tóm lại : mất 03 ngày để nhận mail rồi lại có cơ hội trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu và nhận các thông tin tư liệu khác từ GS. Nếu một đề tài làm 01 -03 tháng thì không có lý gì phải e ngại, lo sợ và mất tự tin! Lợi quá đi chứ! Được TỰ DO theo đúng nghĩa của nó. Các bạn không bị lệ thuộc vào bất cứ ai trên diễn đàn về vấn đề này.Bạn có thể trao đổi trực tiếp với người viết báo để hỏi rõ hơn cách làm thí nghiệm cũng như bàn luận. Nếu hỏi trúng một số bài biên tập sai chưa kịp chỉnh sửa, tác giả có thể cho biết lun. Ngoài ra , bạn còn có cơ hội được giới thiệu học bổng nữa.

tieulytamhoan :cái cách email hỏi xin tài liệu của researchers, authors nước ngoài gần như là vô vọng đối với sinh viên nhép như tụi em (em đã từng làm như vậy rất rất rất nhiều lần mà bao lượt thư đi không 1 lá về)

@tieulytamhoan : em cho tôi biết cụ thể nội dung mail mà em đã gửi đến tác giả nào về yêu cầu bài báo nào? Em cho lên đây để tôi xem lại và giúp mọi người trong diễn đàn rút kinh nghiệm cho lần hỏi xin khác. Tôi đã từng tư vấn giúp cho nhiều nghiên cứu sinh và các bạn sinh viên về viết một lá thư đến các giáo sư để hỏi xin tài liệu. Có thể giúp các bạn bước đầu. Email đến tôi như mọi khi.Thân,

Không phải khua môi múa mép nhưng tình thực là em không có những email gửi đi vì em set chế độ không lưu mail gửi đi (em luôn set chế độ không lưu tin gửi đi cho email lẫn tin nhắn điên thoại, tính em nó khìn khìn thế :mohoi () nên không thể show được. Cách em viết thư cũng na ná giống như anh (về hình thức lẫn main idea, cũng khá informal)

Anh cho em hỏi anh email xin bài báo của tác giả bằng email của nhiệm sở làm việc hay email cá nhân ạ (yahoo, gmail, hotmail…vv…)?

Thêm một điểm nữa không phải nghi ngờ nhưng sự thành công của anh dẫn ra mới chỉ có 1 —> bậc tự do = 0 :mohoi ( —> khó lòng mà thuyết phục được

1 vài ý kiến chip chip :mohoi (

Vấn đề này trước đây diễn đàn cũng có bàn qua, và được nhiều người quan tâm, tuy nhiên vẫn chưa tìm được giải pháp nào hay hơn cách hiện tại.

http://chemvn.net/chemvn/showthread.php?t=3946

Bên Mỹ và Châu Âu, các Professor khi đi dạy vẫn photocopy một vài chương trong sách và các paper trên các tạp chí để phát cho sinh viên học tập. Cả phần mềm học tập cũng cho sinh viên mượn đĩa cài đặt chứ cũng không bắt buộc sinh viên phải mua. Các phần mềm đều bán giá rất rẻ cho sinh viên. VD WinXP, Microsoft Office… giá thương mại là vài trăm USD, nhưng giá bán cho sinh viên chỉ 10-20 USD (giá 1 tô phở khoảng 5-10 USD).

Vậy nên việc share tài liệu trên này, tôi nghĩ cũng không nên strict quá. Cách nào thuận tiện cho sinh viên học tập thì mình làm thôi. Chỉ sợ ko có nhiều người và ko đủ thời gian để download tài liệu cho các bạn yêu cầu.

Hi,

Cho mình có ý kiến thêm là, ở website mình có ghi rõ là:

"Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:28 PM. Powered by: vBulletin Version 3.7.2, Copyright ©2000 - 2009, Jelsoft Enterprises Ltd. Developed by: ChemVN. Site: www.chemvn.net. Bản quyền thuộc về ChemVN. Ghi rõ nguồn http://chemvn.net nếu bạn trích dẫn hay phát hành thông tin từ website này !

Vậy một số thông tin liên quan đến các lĩnh vực hóa học mà các bạn post lên ở đây cũng nên ghi rõ nguồn gốc…nếu như mình không là tác giả.

Còn viêc gửi email xin bài báo tác giả thì theo mình không cần thiết, làm vậy thấy các trường Đại học ở Việt Nam không có liên kết với quốc tế, thì họ còn tự hỏi vậy ở Việt Nam sinh viên học và nghiên cứu như thế nào khi không tiếp cận được với các tạp chí???

Còn bài báo đã public lên một tạp chí nào rồi thì mình có quyền download, nếu không download trực tiếp thì nhờ bạn bè… vì khi bạn bè mà download tạp chí đó thì đã trả tiền cho tạp chí đó rồi… mình không đi hack hay làm điều gì phạm pháp là ok…

Đây là cách tiếp cận tốt nhất cho hoàn cảnh ở Việt Nam hiện nay…

Thân,

nguyen văn bời Tieu Ly Tam Hoan Không phải khua môi múa mép nhưng tình thực là em không có những email gửi đi vì em set chế độ không lưu mail gửi đi (em luôn set chế độ không lưu tin gửi đi cho email lẫn tin nhắn điên thoại, tính em nó khìn khìn thế ) nên không thể show được. Cách em viết thư cũng na ná giống như anh (về hình thức lẫn main idea, cũng khá informal)

Anh cho em hỏi anh email xin bài báo của tác giả bằng email của nhiệm sở làm việc hay email cá nhân ạ (yahoo, gmail, hotmail…vv…)?

Thêm một điểm nữa không phải nghi ngờ nhưng sự thành công của anh dẫn ra mới chỉ có 1 —> bậc tự do = 0 —> khó lòng mà thuyết phục được

Khó có thể 100% thư gửi đi mà kh6ong có hồi âm hoặc báo là gửi tới mail không còn dùng. Em nên xem lại inbox của mình xem có tác giả nào phản hồi hoặc mail sever phản hồi về đường gửi. Chắc chắn có mail phản hồi.

Ngoài ra, dùng mail cơ quan hay mail ở trường là tốt hơn. Tôi nhớ không lầm là các SV nay đều có account mail của trường mà. Nếu không có bạn đi đăng ký ở Ban quan Lý mạng và Khoa đi.

Trên đây là ví dụ về cách hỏi thư để cho các bạn xem và áp dụng tương tự một cách khôn khéo. Còn nếu em quan tâm đến những chuyên ngành như tôi thì tôi có danh sách những vị GS, TS đã liên lạc, trao đổi thư từ được. Đây là những vị trong năm 2008, rất open mind:

Dr.Devon A. Shipp Associate Professor 131 Science Center Clarkson University PO Box 5810 Potsdam, NY 13699-5810 Phone: 315-268-2393 E-mail: dshipp@clarkson.edu Field: Synthesis of polymers via free radical and ionic polymerization Polymerization kinetics, controlled and living radical polymerizations Synthesis and study of polymer–layered silicate nanocomposites Synthesis of block copolymers, polymer brushes, polymers attached to surfaces and particles Water-borne (emulsion, suspension, etc.) polymerization Synthesis and study of photon harvesting polymers, energy transfer in macromolecular systems Novel polymer-inorganic composites for photovoltaic applications (solar cells) Laser-initiated polymerizations Nano- and micro-particle surface modification, layer-by-layer approach to surface modification

Dr.Wei Ping Pan Sumpter Professor of Chemistry Western Kentucky University 270-745-2772 (office number) 270-792-3776 (cell number) wei-ping.pan@wku.edu Field: Thermal analysis

Dr.Mika Iijima Faculty of Education, Nagasaki University, 1-14, Bunkyo-Machi, Nagasaki 852-8521, Japan m-iijima@nagasaki-u.ac.jp hydrogel reseach

Dr.Kunio Nakamura Otsuma Women’s University, 12, Sanban-cho, Chiyoda-ku, Tokyo 102-8357, Japan nakamura@otsuma.ac.jp hydrogel research

Dr Simon Gaisford Senior Lecturer in Pharmaceutics Tel: +44 (0)20 7753 5863 Fax: +44 (0)20 7753 5942 Email: simon.gaisford@pharmacy.ac.uk Areas of Expertise Thermal Analysis, Isothermal Microcalorimetry, Titration Calorimetry, Fast-scan Differential Scanning Calorimetry, Amorphous materials, Stability Assessment of Pharmaceuticals, Materials Characterisation, Drug-Excipient Compatibility, Formulation.

Dr.Bernard David Université de Savoie, Polytech’Savoie, LCME, 73376 Le Bourget du Lac, France bernard.david@univ-savoie.fr

Dr.Quan Chen Singapore Institute of Manufacture Technology, 71 Nanyang Drive, Singapore 638075, Republic of Singapore Tel.: +65 67938433 qchen@simtech.a-star.edu.sg Field: clay application

Dr. Àngel Messeguer Instute of Advanced Chemistry of Catalonia (IQAC) http://www.iqac.csic.es/ Jordi Girona, 18-26. 08034 Barcelona, Spain Phone +34 934 00 61 00 Fax +34 932 04 59 04 ammeco@iiqab.csic.es Thermal Analysis and Calorimetry Spectroscopy and Electronic Paramagnetic resonance Elemental microanalysis Synthesis of Molecules of High Value Added Dispersal of small angle X-ray Characterization colloidal dispersion Percutaneous absorption and development of monoclonal and polyclonal antibodies Areas of research •Design, synthesis and evaluation of biological molecules and drug •Surfactant Chemistry and its transformations •Study of hormones and enzyme changes in insects •Development of chemical technologies friendly with the environment •Treatment of industrial waste •Research in peptides and proteins •Theoretical study of electronic structures •Nanotecnological approaches for the knowledge of nanoscale systems •Development of new nanomaterials and nanodevices (bioreceptors, derivatives of nucleic acids, well-defined nanostructures and advanced materials)

Dr.Punnama Siriphannon

Department of Chemistry, Faculty of Science, King Mongkut’s Institute of Technology Ladkrabang, Chalongkrung Road, Ladkrabang, Bangkok 10520, Thailand kspunnam@kmitl.ac.th

Dr. M.K Purkait Department of Chemical Engineering, Indian Institute of Technology Guwahati, Guwahati, 781039, Assam, India mihir@iitg.ernet.in

Dr.Deborah Corrigan Centre for Science, Mathematics and Technology Education, Faculty of Education, Monash University, Wellington Road, Clayton, 3800, Victoria, Australia e-mail: Debbie.Corrigan@Education.monash.edu.au

Field: Teaching strategies that enhance greater student understanding; Science education that captures student interest and is relevant to social functioning Industry and technology links with science education Practices that encourage reflective thinking and teacher change Documenting professional practice e.g. teaching portfolios and evidence of practice Preservice Teacher education Professional Experience in teaching Professional learning Mentoring practices in professional settings

nguyen văn từ aqhl

Bên Mỹ và Châu Âu, các Professor khi đi dạy vẫn photocopy một vài chương trong sách và các paper trên các tạp chí để phát cho sinh viên học tập. Cả phần mềm học tập cũng cho sinh viên mượn đĩa cài đặt chứ cũng không bắt buộc sinh viên phải mua. Các phần mềm đều bán giá rất rẻ cho sinh viên. VD WinXP, Microsoft Office… giá thương mại là vài trăm USD, nhưng giá bán cho sinh viên chỉ 10-20 USD (giá 1 tô phở khoảng 5-10 USD).

SV Mỹ đóng phí hàng năm từ 10.000-20.000 USD thì đương nhiên là có một phần chi phí đó dùng cho phí tham khảo tư liệu mà. Đ/v một số phần mềm thì dùng dạng Institutional users. Còn nếu cá nhân thì tùy theo tổng giá mà chia ra có bù thêm tiền (compensation). Do vậy, thấy có 10-20 USD mà quên tiền học phí thì tính sao đúng được!?

Ở VN, học phí thấp 200.000 VND/tháng thì đương nhiên khoảng kia cần phải đóng cao hơn. Chứ bây giờ không đóng mà chôm chỉa , xài chùa hoài thì biết bao giờ mới đủ tiền xây / mua / cập nhật được thư viện số???

nguyên văn từ xitinhcm Còn viêc gửi email xin bài báo tác giả thì theo mình không cần thiết, làm vậy thấy các trường Đại học ở Việt Nam không có liên kết với quốc tế, thì họ còn tự hỏi vậy ở Việt Nam sinh viên học và nghiên cứu như thế nào khi không tiếp cận được với các tạp chí???

Rất cool ! Nếu chúng ta tạo ra phong trào tốt trong việc liên lạc gửi mail hỏi xin, thảo luận bài báo KH từ các tác giả, việc này sẽ có hiệu ứng xã hội lớn đến mối quan tâm của cộng động KH nước ngoài và các công ty đầu tư khoa học cũng như Ban Giám hiệu trường ĐH. Cảm ơn bạn để mở đầu cho một ẩn ý mà tôi mong đợi.

Không thể cứ giấu hoài cái chuyện “tôi nghèo nên tôi có quyền chôm chỉa”," đẹp khoe, xấu che". Công bằng mà nói, do cái cách làm cũ như đầu tư lung tung dàn trải, thiếu tầm nhìn mà lại rất ư bảo thủ của nhiều người đi trước mà thế hệ nay chúng ta bị cái chuyện tương tự như" cha ăn mặn, con khát nước". Cần phải mạnh dạn có tiếng nói chính đáng của mình, mới là " xìtin" bản lĩnh, phải không bạn?

Thân,

Anh Teppi nói chí phải, dốt nhất quyết không nên giấu, tăng cường trao đổi nghiên cứu khoa học với nước ngoài cũng là việc nên làm. Tuy nhiên không thể mọi người với những địa vị khác nhau đều phải làm giống như cách của anh.

Anh xin được tài liệu của các giáo sư nước ngoài, anh trao đổi được với họ, điều đó là rất tốt. Tuy nhiên anh không thể bắt những bạn năm 2, năm 3 mới chập chững bước đi trên con đường khoa học làm như anh, một người ít gì cũng có kinh nghiệm nhiều năm làm việc và cũng có số má (đoán thế) tương đối.

Anh lo lắng cho tình trạng ăn sẵn lười làm việc cho SVVN cũng không sai, nhưng tôi nghĩ không có quá nhiều trong số những bạn nhờ download bài báo là những người như vậy. Nếu họ lười và thích ăn sẵn thì chả cần phải đọc báo quốc tế mà vẫn sống ngon lành ở VN. Nếu họ lười thì cũng chả điên khùng lên mạng search một đống link gửi lên nhờ mọi người download mà không thể biết được chắc chắn có người sẽ download cho mình.

Tôi rất tôn trọng những việc anh làm, những người ở địa vị như anh thật sự phải nên làm như thế. Tuy nhiên tôi không tôn trọng việc anh áp đặt người khác phải làm giống mình.

SV Mỹ đóng phí hàng năm từ 10.000-20.000 USD thì đương nhiên là có một phần chi phí đó dùng cho phí tham khảo tư liệu mà. Đ/v một số phần mềm thì dùng dạng Institutional users. Còn nếu cá nhân thì tùy theo tổng giá mà chia ra có bù thêm tiền (compensation). Do vậy, thấy có 10-20 USD mà quên tiền học phí thì tính sao đúng được!?

Đóng học phí với tài liệu, phần mềm là hoàn toàn tách biệt. Học phí để trả cho việc học course và các phí khác như sử dụng cơ sở vật chất, thư viện trong trường. Việc in tài liệu và mua phần mềm cá nhân sinh viên phải tự trả thêm (với trường em là vậy, trường lớn như UCB chắc được miễn phí tất tần tật).

1 GS bên này có rất nhiều việc phải làm, đi dạy, hướng dẫn PhD student, review cho các tạp chí, đọc các paper mới trong lĩnh vực nghiên cứu, viết proposal xin fund, đi dự hội nghị hội thảo… nên sẽ không có nhiều thời gian để đọc các email lạ, chứ đừng nói đến việc gởi paper cho sinh viên ở nơi xa xăm.

Đơn giản các vị mà anh Teppi đưa ra đều rất ít tên tuổi, có thể nói là vô danh. Nếu chỉ đọc các paper của các vị này thì khó nắm bắt được hết phần tinh túy của lĩnh vực nghiên cứu.

Không ai khuyến khích chuyện chôm chỉa, xin xỏ này nọ. Nhưng trong điều kiện kinh tế hiện nay, khi các trường ở VN chưa có tiền để mua các database thì cách hay nhất vẫn là đi xin xỏ, nhờ vả nếu không muốn bị lạc hậu.

Rất cool ! Nếu chúng ta tạo ra phong trào tốt trong việc liên lạc gửi mail hỏi xin, thảo luận bài báo KH từ các tác giả, việc này sẽ có hiệu ứng xã hội lớn đến mối quan tâm của cộng động KH nước ngoài và các công ty đầu tư khoa học cũng như Ban Giám hiệu trường ĐH. Cảm ơn bạn để mở đầu cho một ẩn ý mà tôi mong đợi.

Không thể cứ giấu hoài cái chuyện “tôi nghèo nên tôi có quyền chôm chỉa”," đẹp khoe, xấu che". Công bằng mà nói, do cái cách làm cũ như đầu tư lung tung dàn trải, thiếu tầm nhìn mà lại rất ư bảo thủ của nhiều người đi trước mà thế hệ nay chúng ta bị cái chuyện tương tự như" cha ăn mặn, con khát nước". Cần phải mạnh dạn có tiếng nói chính đáng của mình, mới là " xìtin" bản lĩnh, phải không bạn?[/QUOTE]

Không biết tôi có hiểu nhầm ý của xitinhcm không nhỉ. Theo đoạn này thấy xitinhcm cũng đâu đồng tình với việc gởi mail xin tài liệu từ tác giả.

Bạn mdlhvn nói rất có lý, nếu SV lười thì đã không chịu khó search tài liệu này nọ kia rồi. Nhưng mình thấy Teppi không hề áp đặt, vì làm gì áp đặt nổi những người mà ngay cả tên họ thật Teppi còn không biết huống gì mặt mũi và tính cách. Theo mình thì Teppi đã chỉ ra những cách có thể tìm tài liệu, đừng nói là SV năm 2,3, ngay cả SV năm nhất cũng có nhiều bạn giỏi ra phết, kết bạn bè khắp nơi trên thế giới, và trao đổi thông tin thường xuyên. Teppi đã cho mình cái cần câu, ăn thua là mình biết cách ứng dụng hay không thôi. Nhân tiện, mình có biết một cô bé vì một cơn sốt đã bị mù 2 mắt, nhưng với kiến thức (bé học lớp 10) và sự lanh lẹ, bé làm quen được với rất nhiều nhà hảo tâm cũng như chuyên gia ở nước ngoài để tìm kiếm một cơ hội cho đôi mắt của mình. Tuy bệnh mắt của bé không cứu được, nhưng việc bé làm đáng ghi nhận. Và kết luận của mình là, đừng bao giờ nói câu: “việc này là không thể đối với SV mới chập chững”. Cái gì cũng có thể học, lần này không được thì lần khác, lần thứ 2 đã được rút kinh nghiệm từ lần 1, thì xác suất thành công sẽ cao thêm. Không cố gắng thì cho dù sau này có thành một SV già cũng vẫn không dám gửi bài xin tài liệu như Teppi đã chỉ.

Hì, em cũng là một trong số những thằng phải đi cậy nhờ nhiều mới có thể có được tài liệu mình cần, em cũng đã thử rất nhiều cách để có tài liệu, và cách tốt nhất mình chọn vẫn phải là… nhờ load hộ, lúc đó mới lẹ được.

Thực sự việc gửi mail cho các giáo sư cũng là một điều rất hay, em không chối cãi điều đó, và đó cũng là điều em thường thực hiện mỗi khi bí hướng nghiên cứu, hoặc tài liệu cần tìm quá khó load. Nhưng khổ một cái là đúng như thầy Quân nói, một GS không có nhiều thời gian trả lời email, nên thực tế mới lòi ra cảnh em gửi đi 10, mà reply chỉ được 1 - 2.

Một bài báo khoa học dĩ nhiên không thể chỉ đọc lần đầu là nắm được ngay nó, phải đọc đi đọc lại nhiều lần, rà soát kỹ mới tìm được chính xác thông tin. Như vậy thời gian nhận được bài báo qua cách gửi mail sẽ vướng phải hạn chế nếu như mình cần phải nộp gấp đề cương nghiên cứu, hay tổng quan nghiên cứu. Nói cho dễ hiểu, giả sử chỉ còn khoảng 3 ngày nữa ta phải làm xong đề cương, nhưng ông giáo sư kia vẫn chưa trả lời. Vậy trường hợp này phải giải quyết thế nào ? Em dám cá kiểu này không hề hiếm đâu.

Em cũng chẳng hứng thú gì việc đi nhờ, trao đổi trực tiếp với tác giả vẫn lợi hơn, vì đi nhờ nhiều sẽ rất ngại nên những bài nào em tự làm được thì sẽ tự lo, chỉ trong những trường hợp quá khó mới phải đi xin, và chắc phải tập viết thư cho nó “shock” một tí, để còn được sớm phản hồi ^^

Tình hình hiện nay, giải pháp tốt nhất muôn đời vẫn cứ là “liệu cơm gắp mắm” thôi, mọi chuyển đổi đều phải dần dần, không thể buộc thay đổi là mọi thứ sẽ thay đổi ngay được anh à.

Làm gì có ai chôm chỉa báo trên chemvn này nhỉ?

@Ocean: Mình cũng hy vọng là anh anh ấy chỉ đưa cái cần câu thôi. Mình nói thế vì thấy anh ấy chuẩn bị ban luật này nọ.

Tớ ủng hộ việc viết thư xin tác giả bài báo nhưng mà cơ hội thành công rất ít. Nên song song với việc gửi thư xin tác giả bài báo thì nên có các cách khác nữa để có được thông tin mình cần.

Trường hợp bạn TQ như teppi nói, tớ thấy cũng là cực hiếm, lần đầu tiên nghe thấy luôn. Tớ ở pháp là nước chú trọng bản quyền vãi lúa luôn mà chưa nghe thấy bao giờ. Với lại bản thân tớ nghĩ hội đồng giám khảo chả có trách nhiệm phải hỏi xem tài liệu tham khảo ở đâu :p, đấy là chuyện của luật pháp.

Tớ có nhiều tài liệu không lấy được nên phải đi nhờ vả bạn bè ở Đức, Mỹ rất nhiều :stuck_out_tongue:

Nguyen văn từ aqhl Đơn giản các vị mà anh Teppi đưa ra đều rất ít tên tuổi, có thể nói là vô danh. Nếu chỉ đọc các paper của các vị này thì khó nắm bắt được hết phần tinh túy của lĩnh vực nghiên cứu.

@aqhl: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư“.Không biết bạn dựa vào tiêu chí nào mà đánh giá những người mà mình đã giới thiệu trong danh sách là những giáo sư , tiến sĩ không nổi tiếng? Để làm gì? Với mình, dù họ nổi tiếng hay không nổi tiếng, mình vẫn rất tôn trọng và học hỏi bởi họ đã dành gần như cả quãng đời cho khoa học. Họ đam mê nghiên cứu, xây dựng và phát triển chuyên ngành, cơ sở vật chất bằng cả tấm lòng hiếm có. Họ giúp tôi bằng chính cái họ có, vừa là kiến thức, vừa là kinh nghiệm và cũng vừa là sự truyền lửa cho những ai đường xa cách trở như tôi có một niềm tin vào phát triển khoa học và nghiên cứu cho đến nay. Như vậy, với cái phần chìm đó, cái tảng băng đó, mới là nền tảng cho sự nổi tiếng. Họ tôn sư trọng đạo bằng chính cái sự nhiệt thành truyền bá những kiến thức mới, kinh nghiệm mới mà họ học, thực hành, đúc kết lại – đến cho mọi người. Tôi và bạn cần phải kính trọng họ và học hỏi họ hơn chứ. Nhất là khi bạn đang là Thầy của sinh viên trường ĐH KHTN khoa Hóa.

@zero, tieulytamhoan: đôi khi tôi nhận thư từ chối không thể gửi bản re-print của một bài báo. Một trong những trường hợp tôi gặp phải là khi tôi gửi thư tới tác giả bài báo là một vị trưởng Khoa. Ông này rất bận rộn và không thể lục tìm lại cho tôi bài báo đó. Tuy nhiên, phải nói là ông cũng rất có tâm. Ông gửi một mail ngắn gọn đến tôi và bảo tôi liên hệ đến trợ lý của ông. Cuối cùng khi liên lạc tới trợ lý, tôi nhận được hồi âm với một file re-print đính kèm. Trợ lý cũng rất cẩn thận gửi cho tôi bản photo qua thư đi đường hàng không. Do vậy, sau này tôi có thói quen kiểm tra lại profile của tác giả xem thử nếu họ có đang ở vị trí quá bận rộn trong công việc không. Nếu thấy họ là Dean, Director, Chairman,… thì tôi gửi thư đến họ chỉ để hỏi xin phép được hỏi tài liệu thông qua trợ lý. Tất nhiên là tôi cũng tra cứu để biết trợ lý của họ là ai và đính kèm tên họ trong thư gửi đến tác giả. Kết quả thường đạt 90%. 10% còn lại là bạn cần phải gửi mail nhắc lần thứ hai hoặc không biết rõ được ai là trợ lý học vụ/ học thuật/ hay trợ lý sinh viên của họ. Thế hai bạn đã làm qua cái cách như vậy chưa?

@mdlhvn: khả năng tư duy và hành động của các bạn sinh viên nói riêng và mọi người nói chung thì có nhiều dạng. Với tôi, gom gọn lại như thế này:

Tố chất khả năng tư duy không tự nó có trong sinh viên, mà là do cả một quá trình tương tác trong học tập thực hành của tự bản thân mỗi người. Tư duy giúp phân biệt giữa cái đúng và cái sai, giữa cái tốt và cái không tốt, giữa cái lợi và cái hại.

Việc tôi đưa ra những hướng dẫn vừa qua là nhằm giúp các bạn sinh viên nói riêng và các thành viên khác thuộc nhóm 1. Các bạn sinh viên thuộc nhóm 2 và 3 thì chắc chắn hiểu và nắm được cách thức này.

Những sinh viên mà bạn nói là rơi vào nhóm 4. Chuyển biến những hành vi và thái độ của những bạn này tất nhiên rất khó khăn. Thế nhưng không thể đổ thừa hoàn cảnh mà chúng ta dung dưỡng, cổ súy cho những hành vi thuộc nhóm 1 và 4 mang tính chất lây nhiễm cho toàn diễn đàn.

Với các bạn thuộc nhóm 1, tôi muốn nhắn gửi rằng, nếu các bạn thực sự có muốn giúp ai khác thì nên suy nghĩ kỹ điều này. Chúng ta đã lãng phí phần lớn những gì chúng ta có thể sử dụng hợp pháp, chúng ta không dừng lại để bảo tồn uy tín trước cộng đồng, làm gương cho đàn em đi sau. Chúng ta tự hào về những thành quả học vị , công việc đạt được, nhưng chúng ta không dừng lại để thận trọng cân nhắc cái giá mà chúng ta đang và sắp phải trả. Các bạn đang giúp ai trong những người này? Nhóm 2 và nhóm 3 ư? Thực sự họ không có nhu cầu và cần đến như vậy. Họ đủ sức để hỏi xin tài liệu và biết cách chọn lọc cách tiếp cận tài liệu cũng như giúp tài liệu một cách hợp pháp. Có không mặn mòi như những bạn trong nhóm 3 về môn học không thích mà phải làm tiểu luận, họ cũng biết sai –đúng và hoàn thành việc tìm hiều ở mức cơ bản cần thiết với những tài liệu tham khảo có được hợp pháp. Những người trong nhóm 1 ư? Sau khi ngộ ra cách thức này có nhiều điểm lợi hơn và biết cách lên kế hoạch-quản lý thời gian, họ thừa sức tự mình làm chủ quyền tự do trao đổi thông tin hợp pháp. Họ có tư duy tốt hơn từ đó và chuyển dần sang nhóm 2 và 3. Liệu bạn có nên phí thêm thời gian cho cái việc tiếp tục đầu tư vào cung cấp tài liệu? Liệu rằng tài liệu bạn giúp người khác là bạn có được do bỏ tiền ra mua, đóng tiền thư viện trường hàng tháng? Hay có từ việc đi chôm password account của thầy cô trong trường, hay chôm ở diễn đàn khác trên mạng? Nếu mà bạn bỏ tiền ra mua hay đóng góp hàng tháng được thì tại sao các bạn khác không làm được? mà bạn phải nai lưng ra đi kiếm tiền trong khi còn là sinh viên, cậu cử mới ra trường chưa kinh nghiệm trong công việc để trang trải cho cái khoản tiền quá nhiều cho những người thuộc nhóm 4 kia? Chưa kể đến bạn có học được kiến thức chuyên môn nào trong ngành Hóa chỉ bởi có gửi tài liệu đi mà không có thông tin đóng góp phản hồi về bởi những người nhóm 4. Còn nếu dùng password của người khác, bạn có nghĩ là họ sẽ bị treo password, bị kỷ luật một cách oan ức không? Việc bạn dùng account và password của người khác là hợp pháp hay phi pháp theo các quy định ràng buộc giữa người sử dụng với dịch vụ cung cấp thông tin, và quy định của sinh viên trường cũng như là pháp luật công dân.Với tốc độ lan truyền internet nhanh và kỹ thuật cao, cái gì cũng dễ bị phơi bày, là sinh viên sắp ra trường, hay cậu cử đang xin việc, bạn thích nổi tiếng hay tai tiếng với mọi người trong đời sống thực? Liệu có ai chứa chấp bạn để bạn làm cái việc phi pháp này? Diễn đàn này ư? Công ty cho thuê server ư? Bạn nhìn kỹ lại trong phần đăng ký thành viên của diễn đàn sẽ thấy rõ. Diễn đàn từ chối chịu trách nhiệm về hành vi sai phạm pháp luật của bạn. Bằng văn bản hẳn hoi. Dù Admin đến Mod khác có tung hê bạn lên đi chăng nữa cũng sẽ không dám ló mặt ra để bảo vệ bạn và đóng tiền bão lãnh bạn đâu. Đấy là những điều thiệt hơn mà tôi đã chỉ ra cho các bạn. Nên tư duy lại bạn à. Đừng để con tim lấn át lý trí của bạn.

Một điều nữa tôi cũng muốn chia sẻ với các bạn. Cái ma trận nói trên rất thường được dùng trong tuyển dụng, đánh giá nhân viên, và cả cho tự bản thân. Không bàn về hai cái nói sau, tôi chỉ đề cập đến trong vấn đề tuyển dụng. Tại sao tôi nói đến điều này? Các bạn sinh viên trẻ thường mơ đến học bổng nước ngoài, được nhận làm nghiên cứu MSc, PhD ở các trường viện nước ngoài. Đa phần không thành công! Do các bạn thiếu một yếu tố rất rất ư quan trọng là sự năng động trong trao đổi học tập với các bạn, thầy cô ngoại quốc. Phải tốn nhiều tiền và thời gian hơn để lo GRE, TOEFL. Còn các bạn khác, không có ước mơ cao vọng, chỉ mong một chổ làm tốt, lương cao mà sao đa phần rất ì ạch và mất nhiều thời gian để thích nghị, cải thiện công ăn việc làm. Bằng cách nào ư? Liên lạc bằng e-mail, thư tay để hỏi tài liệu, hỏi cách thực hành thí nghiệm, hỏi để bàn luận về kết quả thí nghiệm…Có tốn tiền nhiều không? KHÔNG. Cách này không tchi phí ít hơn so với đi du học nước ngoài. Có bắt buộc bạn phải là giáo sư tiến sĩ mới hỏi được không? Thì bạn hãy xem như bạn đang vào chuyên mục tìm bạn , tìm người yêu đi- sẽ thấy dễ dàng cho bạn hơn. Khối người bỏ cả hàng giờ ngồi máy để chát chút chít với bồ , bạn , người thân thì tại sao không đầu tư thời gian cho mục tiêu mình nhắm tới? Cái thành tích học tập, bảng điểm không được đánh giá cao bằng việc bạn cho họ thấy trực tuyến những gì bạn đang cố gắng và tiến bộ. Bạn chịu khó theo đuổi mục tiêu, làm việc nghiêm túc và khéo léo, bạn nhanh chóng nhận được thiện cảm ở họ. Xét thấy bạn năng động và có tiến bộ trong tư duy, họ sẽ luôn đặt bạn vào tầm ngắm trong các kế hoạch tuyển dụng. Bạn ắt sẽ đứng đầu danh sách tuyển dụng của họ không lâu trong tương lai.

Vậy tại sao chúng ta không cùng nhau xây dựng một tinh thần học tập mới đầy những điểm lợi ích nói trên?

Thân,

@aqhl: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư“.Không biết bạn dựa vào tiêu chí nào mà đánh giá những người mà mình đã giới thiệu trong danh sách là những giáo sư , tiến sĩ không nổi tiếng? Để làm gì? Với mình, dù họ nổi tiếng hay không nổi tiếng, mình vẫn rất tôn trọng và học hỏi bởi họ đã dành gần như cả quãng đời cho khoa học. Họ đam mê nghiên cứu, xây dựng và phát triển chuyên ngành, cơ sở vật chất bằng cả tấm lòng hiếm có. Họ giúp tôi bằng chính cái họ có, vừa là kiến thức, vừa là kinh nghiệm và cũng vừa là sự truyền lửa cho những ai đường xa cách trở như tôi có một niềm tin vào phát triển khoa học và nghiên cứu cho đến nay. Như vậy, với cái phần chìm đó, cái tảng băng đó, mới là nền tảng cho sự nổi tiếng. Họ tôn sư trọng đạo bằng chính cái sự nhiệt thành truyền bá những kiến thức mới, kinh nghiệm mới mà họ học, thực hành, đúc kết lại – đến cho mọi người. Tôi và bạn cần phải kính trọng họ và học hỏi họ hơn chứ. Nhất là khi bạn đang là Thầy của sinh viên trường ĐH KHTN khoa Hóa.

Em ko coi thường ai mấy vị này (đơn giản vì em ko care), em chỉ bảo là vô danh trong khoa học thôi ạ. Em chỉ care mấy GS đầu ngành thôi, chứ mấy vị kiểu này thì đầy, em ko có thời gian để care.

Em chỉ khuyến khích các bạn, khi đọc sách/paper thì nên tìm sách/paper của các GS đầu ngành mà đọc. Họ có kiến thức, kinh nghiệm và tầm nhìn tốt hơn, nên những gì họ viết giúp người đọc mau đến đích, thỏa mãn những câu hỏi tự đặt ra.

Hi, Ý em thế này, Thứ nhất, Chọn con đường nhờ tải tài liệu hộ hay viết mail xin bản copy, đó là lựa chọn của mỗi người, tự do cá nhân, ai thấy cách nào phù hợp bản thân mình thì làm. Có thể chọn cả 2 cách hoặc không cách nào cả, tham khảo bài báo quốc tế là tốt nhưng không phải là duy nhất trong thời đại thông tin hiện nay. Điều quan trọng là cuối cùng chúng ta sẽ có được bài báo đó (sự kiện thành công), chuyển kiến thức thu được từ bài báo, từ tìm kiếm trên mạng, thư viện, hỏi giáo viên thành tài sản hữu ích và dùng được cho mình. Sau cùng chúng ta làm được việc gì đó có ích cho xã hội từ kiến thức đó. Gọi chung là đóng góp (sự kiện hiệu quả). Những anh chị load giúp tài liệu, đó cũng là 1 đóng góp có ích cho xã hội. Như vậy trước hết đó là 1 sự kiện thành công. Và hiệu quả thì chúng ta thấy tích cực nhiều hơn tiêu cực. Vậy nên duy trì hoạt động này. Anh Teppi đưa ra qui định về tải giùm tài liệu, đó là 1 sự kiện, hy vọng thành công và mang lại hiệu quả. Nhưng như trên đã nói, đó cũng chỉ là 1 cách, 1 phương thức thực hiện, ai thấy thích hợp thì làm, không thì thôi. Em thấy chuyện này chỉ là tự do cá nhân, đừng nâng nó lên tầm vĩ mô quá. Thứ hai, Em kể câu chuyện này: Em biết có 1 thư viện, nó vỗ ngực tự xưng là dù bạn là ai, vào đây cũng tìm được ít nhất 1 cuốn sách thú vị để đọc Em có vào thử, đúng là tuyệt, nó có đủ tiện nghi để đọc sách, nói chung thư giãn và thoải mái. chỉ có 1 điều là nó mã hoá tất cả sách, đứng hòng chôm chỉa 1 cuốn gì. muốn photo copy thì ok, không quá 10% số trang cuốn sách. nhưng thực ra nó cũng chẳng care mình có copy hết cuốn sách ko, vì cái máy photocopy là free, ai sử dụng cũng được còn muốn chôm cuốn sách, chỉ cần xé trang bìa là hết hiệu lực mã hoá. những người đến đây thì đủ loại khi đến đọc sách họ cũng đem đủ thứ đồ quí giá như laptop, cell phone… nhưng chưa nghe nói mất cái gì từ cái thư viện đó em thấy có 2 chuyện thứ nhất như như thầy thuydung nói, cái gì nghiêm tới đâu nó cũng có du di của nó, đừng coi đó là kẻ hở mà lợi dụng, hãy sử dụng nó hợp lý và không tham lam. Thư viện giống như sciencedirect, không phải là bất khả xâm phạm, người ta cũng chừa đường cho mình thở, xin đừng quá trớn Thứ hai, chỉ cần có thái độ tốt, thì không cần quản lý, mọi người sẽ có ý thực tự giác. Tóm lại em nghĩ anh Teppy chỉ muốn chúng ta có ý thức, dần dần được xây dựng đến mức độ tự giác làm việc, tôn trọng và chịu trách nhiệm hành động của mình, không làm theo kiểu được chăng hay chớ, sao cũng được, thất bạ là mẹ thành công nên thất bại hoài cũng chẳng sao… Đó cũng là những gì chemvn hướng đến. PS: dù sao chúng ta cũng đã hay đang là những nhà sư phạm, nên cũng cởi mở 1 chút với những sai sót hay lười biếng của các em, roi vọt và luật lệ, trừng phạt hay khen thưởng, đó không phải là những bài học giáo dục tốt

Gởi các bạn.

Đất nước ta còn quá nghèo so với các nước trong khu vực và trên thế giới, vì thế có nhiều ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế, xã hội, y tế… trong đó có vấn đề giáo dục nước nhà. Các bạn có thể so sánh học phí hiện nay của Việt nam so với các nước khác, từ đó chất lượng đào tạo của Việt nam cũng có ảnh hưởng đến vấn đề học phí. (Hiện đang có hướng điều chỉnh vấn đề học phí đó các bạn). Người Việt nam chúng ta có tinh thần học hỏi, sáng tạo. Chính vì thế, muốn tham khảo, học hỏi cần phải trợ giúp của các bạn khác có quyền truy cập vào các cơ sở dữ liệu lớn trên thế giới (các bạn này đang học, làm việc ở nước ngoài). Tôi không ủng hộ việc đi lấy tài liệu từ các cơ sở dữ liệu khác, nhưng khi cần nghiên cứu hay vận dụng vào khoa học mà không tham khảo được thì tính sao đây?. Chắc chắn trong tương lai gần, nhiều trường đại học tại VN sẽ thuê được nhiều cơ sở dữ liệu. Hiện nay, có một số trường có quyền truy cập vào một số cơ sở dữ liệu ở nước ngoài rồi đó: như Trường ĐHYD TPHCM, ĐHBK TPHCM, KHTN TPHCM, ĐH NNHN… Nếu các bạn cần tài liệu hợp pháp, thì nhờ các bạn ở các trường ấy lấy giúp (như thế là hợp pháp rồi đấy). Vài dòng chia sẽ với các bạn, chúc các bạn cuối tuần vui vẽ và hạnh phúc

CHÀO THÂN ÁI! DDDos@yahoo.com