Em định tìm hiểu về vật liệu nano , ngoài cách tổng hợp cần một số phương pháp kiểm tra các thông số vật lý như: đường kính hạt, diện tích bề mặt riêng, … xin các pác nói rõ thêm về các thông số này cũng như cách kiểm tra. Ngoài ra còn kiển tra thông số nào nữa không?:24h_012:
1/ Vật liệu Nano có rất nhiều loại. Bạn định tìm hiểu vật liệu Nano nào? Chỉ tìm hiểu lsy thuyết trên tài liệu thôi hay sẽ bắt tay làm nghiên cứu một đề tài cụ thể?
2/ Bạn đề ra 2 tính chất thì về kích thước hạt rắn mình biết có thể đo đạc nhanh bằng kỹ thuật SEM nếu vật liệu đó dẫn điện hay dễ chuẩn bị mẫu (phủ Au, Pt lên mẫu).
Về diện tích bề mặt riêng không rõ là của hạt hay của 1 đơn vị khối lượng vật liệu? Nếu là trường hợp sau thì bạn có thể đọc thêm các phương pháp đo của ngành xúc tác
Hy vọng giúp được bạn
Kích thước hạt nano có thể đo bằng các kỹ thuật như STM, AFM, SAXS, LDI-MS, TEM, XRD. Tùy vào mục đích nghiên cứu cụ thể mà áp dụng. Bạn cứ từ từ tìm hiểu các phương pháp trên nhé.
Hi, Em đang cần so sánh tính chất vật lý của carbon nanotube và carbon fiber composite, về 1 số mặt như strength, Modulus of elaticity…, search google chỉ ra 1 số thông tin lý thuyết, em muốn so sánh 2 vật liệu này để chọn làm dây cáp trong không gian. Mong các anh chị giúp đỡ. Em xin cám ơn
Về mặt lý thuyết CNT được đánh giá cao gần như về tất cả các mặt: độ cứng, tính chất dẫn điện…
Hiện nay thì các Ebook về CNT đã xuất hiện rất nhiều (tìm trên gigapedia - liên lạc với tieulytamhoan nếu cần). Tuy nhiên do CNT giá thành cao (chi phí làm sạch, chi phí để ra SWCNT lớn hơn rất nhiều chi phí làm ra bột CNT lẫn lộ SWCNT, MWCNT… tinh khiết chỉ khoảng 90%) nên mình cũng ít nghe nói về nanocomposite trên CNT. Ứng dụng mong muốn nhất là thay thế Si cho vật liệu tương lai.
Ở Sài gòn bạn có thể liên hệ với TS Lê Văn Thăng ở Khoa Công nghệ Vật liệu ĐH BK. TS Lê Văn Thăng làm thesis về CNT. Ngoài ra trên cơ sở composite CNT bạn có thể hỏi thêm anh Nguyễn Thiện Thuật chỗ Trung tâm Vật liệu Polymer, hiện nay anh sắp hoàn thanh Luận án thạc sỹ về đề tài này.