Các phương pháp thực hành phân tích nước

Mình post lên cho bạn nào làm trong lab các phương pháp phân tích nước trong lab.

bai cua ban rat co y nghia cho minh va nhung nguoi lam trong Lab. nhung minh co van de nay muon hoi ban. la khi minh tien hanh pha mẫu để xác định kL bằng phương pháp so màu. vì những mẫu này có màu. mình phá mẫu bằng acid nhung lúc nào pha xong mẫu mình cũng có màu vàng đậm. nó lại bị ảnh hưởng, vạy mình nên làm sao. mong bạn chỉ cho mình. cảm ơn bạn

Chú ý viết tiếng Việt có dấu. Bạn có thể dùng cách gõ TELEX thay cho VNI. Hay có thể gõ từ một phần mềm soạn văn bản bên ngoài như Word trước khi đưa vào Chemvn. Thân !

Lúc mình học trong trường, sở dĩ phá mẫu bằng H2SO4 xong mà màu dung dịch có màu vàng nhạt là phá chưa hoàn toàn, bạn cần thêm ít HNO3 hoặc chất oxy hóa mạnh hơn như H2O2 để phá hoàn toàn lúc đó dung dịch sẽ trong ra, thông thường phải phá tới gần khô (chỉ để dùng cho phân tích các kim loại khó bay hơi như Fe, Ca, Mg, Ba…, còn Hg, Pb theo cách này thì thua)

Phá mẫu cho phân tích kim loại nặng thường dùng acid nitric vì nghĩ rằng đây là acid có tính oxy hóa mạnh. Điều này đúng khi acid trong mẫu có nồng độ cao và nhiệt độ đun mẫu cao. Tuy nhiên acid nitric không phải oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ. Các hợp chất có chứa nhân thơm rất khó bị oxy hóa và thường chuyển sang các hợp chất nitro màu vàng. Acid sulfuric đặc nóng tuy có khá hơn nhưng cũng không thể than hóa và oxy hóa triệt để các hợp chất hữu cơ. Người ta hay phối hợp acid sulfuric và hydrogen peroxide để oxy hóa nhanh hơn. Oxy hóa mạnh nhất phải kể tới là acid perchloric nhưng khi dùng nên thận trọng vì acid này có thể gây nổ. Trường hợp của bạn: khi phá mẫu nước, nên đun tới muối ẩm, thêm vài giọt H2O2, vài giọt H2SO4. Tiếp tục đun nhẹ cho đến khi mẫu mất màu. Có thể dùng vài giot HClO4 chỗ này cũng không sao. Tuyệt đối không đun cạn khô nếu không sẽ khó hòa tan cặn. Quy trình này không áp dụng cho Hg, nhưng với vi lượng Pb thì không sao vì lượng Pb quá nhỏ chưa đủ tạo kết tủa PbSO4. Bạn thử làm theo gợii ý của tôi xem sao. Nhớ cho kết quả Thân ái

Chào bạn Bài của bạn rất có ích. Bạn cho mình hỏi bài này từ tài liệu nào vậy, vì ở chỗ của mình phải biết chính xác nguồn tài liệu thì mới có thể sử dụng. Mong sớm nhận đc hồi âm của bạn.

Đối với phân tích nước chúng ta cứ sử dụng standard method là nhất rùi.

bai cua cac anh chi hay qua, em hoc lop 9 doc may cai nay chi hieu duoc mot phan thui

tài liệu này có tính chất tham khảo rất tốt và những ai làm phòng thí nghiem thông thường thì có thể áp dụng. còn nếu phòng có công nhận vilas thì chịu rồi chỉ có tính chất tham khảo. còn nếu những ai làm phòng thí nghiệm mà cần đào tạo nhân viên mới thì có thể dùng để giải thích được

có ai có CD standard method không? bản mới SMEWW 21th Edition 2005. mình có phần mềm của bản 20th chư phiên bản mới không biết ở đâu có. nếu ai có biết thì liên hệ qua Hainam432002@gmail.com cảm ơn nhiều

Sao mình không vào được nhỉ?

Mình đang phân tích các kimloaij trong nước thải nhu Pb, Cu ,Mn ,ZN,As bằng phương pháp phan tich AAS. Các ban cho minh hoi có tài lieu nào về phá mẫu và cách phân tích học cho minh biet TCVN kiet!

post nhầm chỗ rồi em ơi!!! lần sau để ý hơn nge!!!

sao minh ko vao để down được

Mình không xem được cái file đó lun.

sao minh khong down dc ?

Không tải được bạn ơi. Vui lòng load lại đi, mình đang cần lắm đó. Cảm ơn nhiều nha. Gấp gấp gấp