Năm 2007 là năm thứ 15 liên tiếp mà IBM (International Business Machines) là công ty đứng đầu thế giới về nghiên cứu công nghệ với hơn 3100 bằng phát minh được đăng ký bảo hộ (patents)
Số liệu nắm 2007 cho thấy 10 Tập đoàn và Công ty dẫn đầu về cả khoa học và công nghệ lần lượt là
IBM : 3148 patents
SAMSUNG: 2725
CANON: 1987
MATSUSHITA (sở hữu Panasonic): 1941
INTEL: 1865
MICROSOFT : 1637
TOSHIBA: 1549
SONY: 1481
MICRON TECHNOLOGY INC: 1476
HP: 1470
Tiếp đó là Hitachi, Fuijitsu, Honda (ôtô, xe máy ) đứng 19, LG đứng 21 và Nokia đứng thứ 22 về đăng ký phát minh
Với đội ngũ 356.000 kỹ sư và nhân viên tư vấn tại 170 quốc gia, IBM là công ty tin học lớn nhất thế giới. IBM có 8 phòng thí nghiệm trên thế giới đóng vai trò xương sống cho toàn bộ hoạt động R&D của hãng. Hệ thống IBM labs gồm hơn 3550 nhân viên chính thức. Chính từ các Phòng thí nghiệm này và các Trung tâm nghiên cứu khác nhau đặt ở nhiều nơi mà IBM duy trì được tính sáng tạo cao và giúp Tập đoàn luôn đứng nhất thế giới.
Hệ thống IBM labs gồm :
IBM lab WATSON thành lập năm 1961 hiện có 1793 người tập trung vào các nghiên cứu về Tóan, Khoa học Máy tính, Lưu trữ, xử lý Dữ liệu, Công nghệ bán dẫn, Khoa học Vạt liêu, cong nghệ Nano…
IBM lab ALMADEN ở San Jose, CA, U.S. thành lập năm 1955 với 500 nhân viên tập trung vào các vấn đề KHoa học máy tính, cơ sở dữ liệu , phần mềm mạng , công nghệ lưu trữ, Khoa học vật lý, vật liệu, công nghẹ nano
IBM lab Zurich thành lập năm 1956 với 250 nhân viên tập trung vào Khoa học và Công nghệ Nano, Công nghệ bán dẫn, Công nghệ thiết kế và lữu trữ cho server, bảo mật ….
IBM lab Haifa tại Israelthành lập 1972 hiện nay có 490 tập trung nghiên cứu về hệ thống lưu trữ, công nghệ nhận dạng, các công nghệ tối ưu hóa…
IBM lab Tokyo thành lập 1982 hiện có 188 nhân viên tập trung nghiên cứu các vấn đề về phân tích và tối ưu hệ thống, công nghệ phần mềm
Ngoài ra còn IBM lab Bắc Kinh, IBM lab Austin (Texas) và IBM lab Delhi, Ấn độ
IBM labs là nơi tạo ra rất nhiều nghiên cúu đột phá.
VD1: Kính hiển vi hiệu ứng xuyên ngầm hay Scanning tunneling microscopy (STM)
đựợc các kỹ sư tại IBM lab Zurich phát triển từ những năm 1981 mà nhờ nó người ta có thể nhìn xuống thế giới nano đến độ phân giải theo chiều ngang là 0.1nm và theo chiều sâu là 0.01nm. Năm 1986 Gerd Binnig và Heinrich Rohrerđã được trao giải Nobel Vật lý cho phát minh này.
VD2: Năm 1996 các kỹ sư ở đây là lần đầu tiên công bố khả năng con người có thể thao tác đến từng nguyên tử. Bằng cách sử dụng kính hiển vi hiệu ứng xuyên ngầm họ đã sắp xếp 35 nguyên tử xenon trên bề mặt một đế Niken thành chữ IBM. Việc con người có khả năng điều kiện hoàn toàn chủ động từng nguyên tử là một đột phá lớn đến mức có người từn hào hứng nói nếu ta biết cơ thể và bộ óc tôi cấu trúc đến nguyên tử như thế nào, tôi có thể chế tạo ra chính bản thân ta.
Có 5 nhà khoa học làm việc trong các bộ phận của IBM labs (ngoài 2 gnuwofi Nobel 1986 thì còn Leo Esaki Nobel Vật lý 1973, J. Georg Bednorz và K. Alex Mueller Nobel Vật lý 1987 do các nghiên cứu về Siêu dẫn nhiệt độ cao) - 2 người hiện nay vẫn còn công tác.
Hiện nay các sản phẩm chủ lực của IBM gồm :
-
Các siêu máy tính đều chứa bên trong rất nhiều công nghệ độc đáo, riêng có. VD: Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore (https://www.llnl.gov) sở hữu chiếc siêu máy tính mạnh nhất thế giới IBM Blue Gene/L. Với chiếc siêu máy tính này các nhà khoa học có thể tiến hành giả lập toàn bộ thông qua siêu máy tính các thử nghiệm vũ khí hạt nhân mà không cần bãi thử. Điều này đưa Mỹ vượt xa tất cả các đối thủ khác như Nga, Pháp, TQ…
-
Các sản phẩm chip điện tử chuyên dụng : hạt nhân của các máy chơi game Sony Play station 3 hay máy chơi game Wii nổi tiếng là chip xử lý IBM