Một nhóm các nhà khoa học Việt Nam tại Viện Khoa học Kỹ thuật Hạt nhân tại Hà Nội, cùng với các nhà khoa học của 90 trường đại học và viện nghiên cứu của 17 quốc gia là đồng tác giả của một bài báo về “Gắn kết tia vũ trụ năng lượng cao nhất với các lỗ đen hoạt động mạnh” trên tạp chí uy tín bậc nhất trên thế giới SCIENCE. Để có được công trình này, các nhà khoa học phải ghi nhận và phân tích các tia vũ trụ từ đài thiên văn Pierre Auger đặt tại Argentina trong khoảng thời gian 3,7 năm. Các nhà khoa học Việt Nam tham gia vào đo đạc và phân tích các dữ liệu thu thập được từ đài thiên văn này.
Công trình cho thấy rằng các nguồn phát ra các hạt năng lượng cao nhất phân bố không đồng đều trên bầu trời. Các kết quả của Auger chỉ ra mối liên hệ giữa nguồn gốc của các hạt này với vị trí của các thiên hà lân cận có tâm hoạt động mạnh. Kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Science số 318 ra ngày 09 tháng 11 năm 2007.
Mình gởi kèm theo bài viết của TS. Võ Văn Thuận, người đứng đầu nhóm các nhà khoa học Việt Nam và công trình công bố trên Science, cùng với 1 bài tin ngắn về công trình này trên Science.
Công trình này gồm 300 nhà nghiên cứu từ các Phòng thí nghiệm trên thế giới. PTN của nhóm Auger ở VN chỉ có 5-6 nhà khoa học tham gia dự án và làm một số vấn đề xung quanh việc giải mã, phân tích thông tin. Các key person của dự án đều không phải chúng ta. Các thông tin cũng không cho biết phần đóng góp của Nhóm dự án VN là bao nhiêu.
Dù sao cũng là một thành tích đáng tự hào (nhất là ở khía cạnh Mạnh dạn tham gia Hợp tác quốc tế và nghiên cứu ở trình độ cao)
Tạp chí Science là một trong những Tạp chí Khoa học uy tín nhất. Điểm impact factor năm 2005 của báo là 30,93 (công bố của Thomson ISI), nghĩa là trung bình 1 bài báo đăng trên Science được 31 bài báo khác dùng làm reference.
Tạp chí được sáng lập bởi nhà báo John Michaels vào năm 1880 với sự tài trợ tài chính của hai nhà công nghệ danh tiếng Thomas Edison và sau đó là Alexander Graham Bell. Tuy nhiên vào thời điểm đó tạp chí không kiếm đuợc đủ số bạn đọc và phải dừng xuất bản vào 03/1882. Một năm sau đó Samuel H. Scudder đã vực dậy tờ báo tuy nhiên đến năm 1894 thì tờ Tạp chí lại gặp khó khăn về tài chính và cuối cùng được bán lại cho nhà nghiên cứu tâm thần học James McKeen Cattell với giá 500USD.
Theo một thỏa thuận giữa Cattell và tổng thư ký của AAAS là Leland O. Howard, tờ Science trở thành tạp chí của The American Association for the Advancement of Science vào năm 1900. Trong những năm đầu của thế kỷ 20 các bài báo khoa học quan trọng nhất công bố trên tờ Science gồm có các nghiên cứu di truyền trên Ruồi giấm của Morgan (cha để của Sinh học Di truyền hiện đại), các nghiên cứu của Albert Einstein về độ cong của ánh (dưới tác dụng của lự hấp dẫn), hay các công bố thiên văn của Edwin Hubble.
Sau khi Cattell mất năm 1944, tờ báo chuyển giao về với AAAS.[5] Từ đó tạp chí đã mời được các Tổng biên tập là các chuyên gia khoa học danh tiếng điển hình nhất là nhà Vật lýPhilip Abelson, đồng phát minh nguyên tố neptunium, là biên tập trong khỏang thời gian 1962-1984. Nhà sinh hóa học Daniel Koshland là Tổng biên tập từ 1985 đến 1995 và nhà thần kinh học Floyd Bloomtừ 1995 đến 2000. Nhà sinh học Donald Kennedy trở thành Tổng biên tập năm 2000.
Ngày nay tờ Science là một trong những tờ báo khoa học danh giá nhất. Tờ báo xuất bản hàng tuần có số lượng khỏang 130.000 bản và khỏang 1.000.000 bạn đọc kể cả online. Mục tiêu chính của tờ báo là xuất bản các công bố khoa học gốc quan trọng (important original scientific research) và các tóm tắt tổng hợp (review), tuy nhiên cũng đăng tải các thông tin liên quan đến khoa học như chính sách khoa học hay các lĩnh vực có liên quan đến khoa học và công nghệ được nhiều người quan tâm. Tờ báo bao trùm nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau (tương tự tờ Nature) tuy nhiên do sự bùng nổ của của công nghệ sinh học và gene trong các thập kỷ qua tờ báo đặc biệt quan tâm đến Sinh học và Khoa học về sự sống (dược, y…). Độ cạnh tranh để được đăng là rất cao, chỉ dưới 10% lượng bài đăng ký được chấp thuận sau quá trình phản biện chặt chẽ. Do vậy tờ báo có uy tín cao và ngược lại nó cũng làm tăng uy tín cho các tác giả có bài được chấp thuận đăng báo Science.
Đính chính một chút là nếu Impact Factor (IF) của Science = 30.93 thì nghĩa là tính trung bình một bài báo đăng trên tạp chí này sẽ được khoảng 31 bài báo khác dùng làm reference TRONG VÒNG 2 NĂM KẾ TIẾP từ ngày bài báo đó được đăng tải.
Lúc trước mình cũng came across một bài báo do một tác giả người gốc Việt làm chung với một tác giả khác được đăng trên Nature (IF ~ 30) hay Nature Materials (IF ~ 20) gì đó. (Chắc là Nature Materials tại vì mình đọc cái journal này thường xuyên hơn.) Tại vì bài đó không liên quan đến ngành mình nghiên cứu nên mình cũng không để ý gì mấy.
Mình thích Nature hơn Science tại vì Science có nhiều bài nói về Geology, Archaeology etc. thấy hơi khô khan. Sau này, nếu mình có một bài được đăng trên Nature Materials thì mình đã cảm thấy quá sung sướng rồi. Hiện tại, mấy publications của mình chỉ ở trên mấy cái journals có impact factor từ 1.0 - 2.0 thôi (<— thế mà giai đoạn review cũng gian nan thấy sợ và rediculously long). Từ submission –> review –> revision / review –> acceptance –> publication cũng mất gần cả năm trời. Mấy cái journals có IF cao hơn thì nhất định còn selective dữ dội hơn nữa. Mà có một vài ông / bà reviewers lạ lùng dữ lắm. <— Chuyên gia refer mình tới những bài báo chẳng liên quan gì tới bài mình viết. Mình biết rõ đây là những bài họ viết và chắc là muốn mình cite mấy cái references đó để cái number of citations cho những bài viết của họ được nâng cao. Nhưng mà cuối cùng mình cũng chẳng chịu cite cái nào cả, tại vì có liên quan gì đâu.