Các loại Vitamin

Sự khám phá vitamin

Từ thời cổ đại, những căn bệnh được biết nhờ những triệu chứng bệnh lý của các thủy thủ, tù nhân hay những người dân các thành phố bị vây hãm trong chiến tranh… Tất cả là do thức ăn thiếu vitamin

Các thức ăn dự trữ cho cuộc hành trình dài của những thủy thủ thiếu một chất quan trọng rất cần thiết cho cơ thể đã gây chứng scorbut. Từ thế kỷ thứ XVIII , James Lind, đã chứng minh rằng dùng nước cốt trái chanh hay cam sẽ ngừa căn bệnh đã tàn phá các thủy thủ mà ngày nay hầu như ai cũng biết là do thiếu vitamin C.

James Cooks (1728-1779), một trong các nhà hàng hải lớn nhất từ xưa đến nay, lần đầu qua biển Antarctique đã khám phá đảo Hawaï, đảo Nouvelles-Hébrides và đảo Pâques. Mặc dù ông không biết những khám phá của James Lind, nhưng ông đã cho thủy thủ ăn rau đậu và choucroute (một loại dưa chua làm bằng bắp cải) . Nhờ vậy mà họ không mắc chứng scorbut trong cuộc hành trình nhiều tháng. Tuy vậy nhưng đến mãi đầu thế kỷ thứ XIX, Hải quân hoàng gia Anh (Royal Navy) mới cho thủy thủ dùng nước chanh mỗi ngày trong lúc những tàu buôn Anh quốc thì mới bắt đầu từ năm 1844.

Lúc bấy giờ không những các thủy thủ bị bịnh thiếu chất mà những người nghèo không thay đổi món ăn cũng mắc phải. Vấn đề này trở nên nóng bỏng trong kỳ nạn đói năm 1870 tại Paris. Số trẻ con chết nhiều vì thiếu chất tươi nên người ta đòi hỏi các nhà bác học phải tìm ra nguyên nhân.

Jean Baptiste Dumas (1800-1884), nhà hóa học kiêm chính trị, đã chế ra một loại sữa nhân tạo. Ông pha trộn chất béo, albumin trong nước đường. Tuy không ngon nhưng về mặt dinh dưỡng sữa nhân tạo này có đủ glucid, lipid và protein. Nhưng chỉ đầy đủ về mặt năng lượng mà vẫn còn thiếu một chất cần thiết nào đó.

Như vậy là phải đợi một thế kỷ sau khi James Lind khám phá, thế giới khoa học mới bắt đầu để ý tới.

Christian Eijikman (1858-1930) từ năm 1888 đến năm 1896, làm bác sĩ khám tù nhân tại Java lúc bấy giờ dưới quyền nước Hòa Lan. Nhiều tù binh bị bệnh phù thũng (béribéri), một loại bệnh về hệ thần kinh dẫn tới bại liệt rồi chết. Eijkman nuôi gà bằng gạo đã xay trắng. Nhiều con gà bị bệnh viêm dây thần kinh (polynévrite), giống như bệnh béribéri. Khi trưởng ban nhà tù cấm ông lấy gạo của nhà tù cho gà ăn, ông mua lúa cho gà. Và thật bất ngờ, gà hết bịnh liệt. Ông khẳng định là bệnh béribéri của tù nhân giống như bệnh tê liệt thần kinh của gà. Và để trị bệnh, thay vì cho họ ăn gạo xay trắng, ông cho ăn gạo lứt (tức là còn lớp cám). Vậy là họ hết bệnh.

Năm 1905, giáo sư vệ sinh tại Utrecht , ông Cornelius Pekelharing (1848-1922), người Hòa Lan, đã nuôi một số chuột bằng một chế độ thực phẩm coi như đầy đủ glucid, lipid, protéin. Chúng chết sau vài tuần. Sau đó ông tiếp tục thí nghiệm bằng cách thêm vô một ít sữa vô thì lớp chuột lần này sống khoẻ mạnh. Ông cho rằng trong sữa ngoài giá trị năng lượng, còn chứa một chất cần thiết.

Năm 1915, Casimir Funk (1884-1967), nhà Sinh hóa Bồ Ðào Nha ở tại Hoa Kỳ đã cô lập từ 100 ký gạo lứt để được vài centigram một chất có thể chữa lành bệnh cho những con bồ câu được nuôi bằng gạo trắng. Ông đặt tên chất đó là Vitamine bởi vì trong chất đó có chứa chức amine. Ông cho rằng con men chứa chất này nhiều hơn cám. Ông cho rằng bệnh scorbut, phù thũng (pellagra) và bệnh còi xương (rachitisme) cũng vì thiếu những chất cùng kiểu như chất này. Nhưng sau một thời gian bồ câu lại bệnh trở lại (bởi vì trong thức ăn bồ câu còn thiếu những vitamin khác) nên lời tuyên bố của ông không được chấp nhận bởi cộng đồng khoa học. Họ nghĩ rằng căn bệnh của bồ câu là do nhiễm trùng mà ra.

Gowland Hopkins (1861-1947) có thể xem như là người thành lập ngành Sinh hóa Anh quốc thời bấy giờ (bởi vì ngành này người Ðức dẫn đầu). Ông làm tiếp công trình của Pekelharing: tìm các vitamin trong sữa. Ông không thể cô lập được vitamin, nhưng trong khi nghiên cứu, ông khám phá ra chất glutathion, một chất tham dự vào phản ứng oxy hóa khử y hệt như vitamin C (acide ascorbique). Ông chứng tỏ rằng có những acid amin cần được thức ăn mang lại vì cơ thể không tự tạo ra chúng được.

Ðiều quan trọng hơn nữa là ông đã chứng minh rằng hóa học cho sự sống (biochimie) không khác gì hóa học đại cương mặc dù ông chống đối chữ dùng “biochimie” vì ông cho rằng chữ này có sự sống. Ông không thành công hoàn toàn về nghiên cứu vitamin nhưng đã được lãnh giải Nobel cùng với Eijkman năm 1929

Một bác sĩ người Mỹ, Joseph Goldberger (1874-1929) muốn chứng minh rằng bệnh phù thũng pellagra là bệnh thiếu vitamin chớ không phải là bệnh nhiễm trùng: ông tự chích vô mình máu của bệnh nhân và ăn vảy da của họ. Ông không bị bệnh nhưng không thể biết được người bệnh thiếu vitamin gì. Ông mất năm 1929, trước khi hội đồng khoa học chứng minh rằng bệnh phù thũng thiếu vitamin PP (Nicotinamid).

Nicotinamid được cô lập năm 1867 nhưng người ta không biết công dụng của nó.

Phần lớn các vitamin khác được khám phá trong thời kỳ này.

Elmer Mc Collum (1879-1967), người Mỹ khám phá ra vitamin A năm 1913 và vitamin D năm 1922. Liền sau đó họ tổng hợp được vitamin A và D.

Hiện nay ta biết được 13 vitamin khác nhau. Trên phương diện hóa học, chúng không đồng nhất (hétérogène). Trên phương diện sinh lý, chức vụ chúng cũng không đồng nhất. Chúng chỉ là những cofacteur. Thì dụ vitamin thuộc nhóm B là những chất cần thiết giúp sự hoạt động các enzym…

Bài đọc thêm: Nhà hóa sinh học Mỹ Casimir Funk (1884-1967) là người đầu tiên dùng thuật ngữ này. Năm 1912, ông đưa ra kết luận: Nhiều bệnh suy dinh dưỡng hình thành do sự thiếu vắng các yếu tố thức ăn phụ. Ông gọi nó là vitamine. Theo tiếng Latin, “vita” có nghĩa là “sự sống” và “amine” là thành phần hóa học cần thiết cho sự sống.

Ngay từ xa xưa, con người đã biết rằng ngoài những món ăn như thịt cá, cơ thể luôn cần các chất từ rau quả tươi. Sự thiếu hụt những chất này sẽ gây hại cho sức khỏe và dẫn đến bệnh tật, thể hiện rõ nhất ở những người đi biển lâu ngày. Tuy nhiên, lúc ấy chưa ai hiểu rõ tại sao.

Đến giữa thế kỷ 16, qua kinh nghiệm của nhiều đoàn thủy thủ, mọi chuyện mới dần dần được sáng tỏ. Tháng 5/1534, nhà thám hiểm người Pháp Jacques Cartier dẫn một đoàn 110 thủy thủ rời cảng Saint Malo thuộc miền bắc nước Pháp, trên bờ biển Manche, để tìm đường đến châu Á. Trong nhật ký du hành có đoạn ghi: “Một số thủy thủ có các dấu hiệu như mệt mỏi, hai chân sưng phù, nướu (lợi) miệng loét hôi, niêm mạc và da bong từng mảng, răng rơi rụng dần…”.

Cũng thời gian đó, John Woodall, một người Anh từng phục vụ lâu ngày ở công ty tàu biển Ấn Độ đã ghi chép: “Nhiều thợ trên tàu bị bệnh nướu (lợi), răng chảy máu, phù chi, nổi mẩn và ngứa khắp người. Sau khi uống nước rau tươi và hoa quả thì khỏi bệnh”. Tuy nhiên, tất cả các kinh nghiệm này vẫn chỉ là những ghi nhận tản mạn, chưa được xác định trên cơ sở khoa học.

Giữa thế kỷ 18, bác sĩ James Lind thuộc hải quân Anh đã xác nhận, ở những thủy thủ đi biển lâu ngày luôn xuất hiện nhiều dấu hiệu bệnh do chế độ ăn thiếu rau quả tươi, đó là bệnh scorbut. Năm 1747, trong chuyến đi trên tàu Salisbury, ông đã tiến hành thử nghiệm và thu được kết quả: những thủy thủ ăn đầy đủ rau quả tươi không mắc bệnh, trong khi những người khác đều có dấu hiệu của bệnh scorbut. Năm 1753, James Lind đã viết một cuốn sách thông báo hiện tượng này nhưng mãi tới năm 1795 (nghĩa là 42 năm sau khi ông qua đời), các nhà khoa học mới chú ý đến nó và hải quân mới có những quy định về chế độ ăn rau quả tươi trên tàu biển.

Năm 1907, hai nhà khoa học Axel Holst và Theodor Frolich dự tính dùng chế độ ăn giảm thiểu để gây suy dinh dưỡng ở chuột lang; và ngẫu nhiên họ lại gây được bệnh scorbut trong thử nghiệm. Nhờ đó, giới y học mới hiểu thêm được quá trình hình thành dạng bệnh này.

Năm 1912, sau một thời gian dài nghiên cứu các bệnh như beri-beri, scorbut và nhiều bệnh suy dinh dưỡng khác, Casimir Funk mới phát hiện ra vitamin. Cũng chính ông là người sau này đã khẳng định vai trò của vitamin C trong việc phòng chống bệnh scorbut. Mãi đến năm 1920, Jack Drummond mới xác định “yếu tố phụ cần thiết cho sự sống” không phải là amine như Funk tưởng và đề nghị bỏ chữ “e” để tránh gây sự ngộ nhận về tính chất hóa học. Từ đó, thuật ngữ “vitamin” được chính thức sử dụng trong y văn.

Năm 1928, trong khi nghiên cứu hiện tượng oxy hóa tế bào, Szent Giorgyi, nhà sinh hóa Mỹ, đã phân lập được từ tuyến thượng thận một chất và đặt tên là hexuronic acid, thực ra là vitamin C hòa tan trong nước. Nhờ phát hiện này, ông được tặng giải Nobel Y học. Năm 1932, W.A. Waugh và Charles King phân lập được vitamin C từ chanh và xác nhận có tính chất giống hệt hexuronic acid. Năm 1933, vitamin C được gọi với tên ascorbic acid và tới năm sau thì được tổng hợp nhờ công trình nghiên cứu của nhà hóa học người Anh Walter Haworth). Như vậy, vitamin C đã được biết đến sớm nhất.

Sự phát hiện vitamin B

Khoảng giữa thế kỷ 18, Jacob de Bondt, một thầy thuốc làm việc tại Batavia ở miền đông Ấn Độ thuộc Hà Lan đã viết cuốn sách “Y học Ấn Độ”, trong đó mô tả một căn bệnh phổ biến ở dân cư vùng này. Người ốm mất trương lực bàn tay, cánh tay, cơ chi dưới suy yếu kèm viêm dây thần kinh ngoại vi. Nhưng mãi đến năm 1642 (nghĩa là sau khi Bondt qua đời 11 năm), gia đình mới phát hiện và cho xuất bản cuốn sách.

Sau đó, nhiều thầy thuốc ở vùng Viễn Đông cũng thông báo một số trường hợp có triệu chứng tương tự và gọi tên là bệnh beri beri (tiếng Sri Lanka là mỏi mệt, suy nhược). Năm 1881, Erwin Von Balcz xác nhận, dạng bệnh suy nhược cơ chi khá phổ biến ở nhiều vùng dân cư Nhật. Trong suốt 4 năm (1882-1885), Kanehiro Takaki, Tổng Giám đốc Y khoa Hải quân Nhật đã loại trừ dạng bệnh này trong thủy quân nhờ áp dụng chế độ ăn gạo cám, hoa quả tươi.

Năm 1890, Christian Eijkman, thầy thuốc ngoại khoa và vệ sinh học người Hà Lan, làm việc tại một trại giam ở Java, nhận xét thấy phần lớn các tù nhân đều có dấu hiệu bệnh beri beri: suy nhược cơ, tê phù, liệt chân. Qua theo dõi một thời gian dài, ông nhận ra nguyên nhân là tù nhân ăn loại gạo xay xát quá kỹ. Ông dùng loại gạo đó nuôi dưỡng đàn gà của trại giam và lần đầu tiên gây được bệnh beri beri thực nghiệm. Sau đó, ông quyết định cho cả tù nhân lẫn đàn gà dùng chế độ ăn gạo chứa nhiều cám thì thấy hết hẳn các dấu hiệu bệnh.

Năm 1906, nhà hóa sinh học người Anh Gowland Hopkins đã tiến hành những thử nghiệm các chế độ ăn khác nhau trên súc vật. Sau 6 năm nghiên cứu, ông kết luận: Nhiều thể bệnh (như scorbut, beri beri…) xuất hiện do chế độ ăn thiếu hụt một chất rất cần thiết cho sự phát triển cơ thể sinh vật (dù nhu cầu về chúng rất nhỏ) Năm 1911, sau khi gây bệnh beri beri thực nghiệm ở chim câu, Funk đã dùng 20 mg chất phân lập từ bột cám và điều trị khỏi bệnh này, từ đấy mở đường cho việc tìm hiểu đầy đủ về vitamin B.

Năm 1929, giải Nobel Y học được trao tặng cho hai nhà khoa học Eijkman và Hopkins để ghi nhận công lao phát hiện vai trò của vitamin B.

Như vậy, từ giữa thế kỷ 16, con người đã bắt đầu ghi chép để nhận biết về sự hiện diện của những chất (không phải thực phẩm) cần thiết cho sự phát triển của cơ thể. Đã hơn 4 thế kỷ trôi qua và ngành khoa học nghiên cứu các chất cần thiết này đã được hình thành với tên gọi “vitamin học” (vitaminology). Ngành này đã xác định được khoảng 20 loại vitamin cùng với cấu trúc và vai trò của chúng.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Adenine (Vitamin B-4) - Purine that is definitely not a vitamin.

Amygdalin (Vitamin B-17, Laetrile) - Anticancer agent and vitamin–not!

Anthranilic Acid (Vitamin L) - A factor originally thought to be important for lactation.

Ascorbic Acid (Vitamin C) - One of the most ubiquitous vitamins ever discovered.

Beta-Carotene (Vitamin A precursor) - Yellow pigment that forms vitamin A.

Biotin (Vitamin H) - Carbon dioxide carrier that builds fats.

Cholecalciferol (Vitamin D) - The vitamin made from rich sunlight.

Cyanocobalamin (Vitamin B-12) - A vitamin that treats pernicious anemia.

Folic Acid (Folate, Vitamin B-9) - A vitamin that helps fetus development during pregnancy.

Inositol (Myo-Inositol) - A useful sugar once thought to be a!vitamin.

Menadione (Vitamin K) - A fat-soluble vitamin that helps to clot blood.

Niacin (Nicotinamide, Vitamin B-3) - A pyridine important in nucleic acid metabolism.

PABA (Para-aminobenzoic acid, Vitamin B-x) - Bacterial vitamin that serves as a sunscreen.

Pangamic Acid (Vitamin B15) - The non-vitamin “vitamin” that cures everything.

Pantothenic Acid (Pantothenate, Vitamin B-5) - Important for normal growth.

Pyridoxine (Pyridoxal phosphate, Vitamin B-6) - A very versatile coenzyme.

Retinol (Vitamin A) - The first vitamin to be discovered.

Riboflavin (Vitamin B-2) - The vitamin that gives urine its yellow color.

Thiamine (Vitamin B-1) - A sure cure for Beriberi.

Các Vitamin

[b]Lịch sử: Khoảng 40 vitamin và khoáng chất cần thiết cho con người. Vitamin có thể được định nghĩa là hợp chất hữu cơ được cung cấp với khối lượng nhỏ từ môi trường để giúp cho cuộc sống khỏe mạnh. Vitamin không được tổng hợp toàn bộ nhờ cơ thể hay được tổng hợp với khối lượng quá nhỏ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hằng ngày. Trong nhiều thế kỷ, một số bệnh do thiếu hấp thu một vitamin cụ thể gồm mù loà ban đêm (thiếu vitamin A), beriberi (thiếu B1), Pellagra (thiếu vitamin PP), bệnh scobut (thiếu vitamin C), và rickets (thiếu vitamin D). Thiếu acid folic trong thời kỳ thai nghén gây khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.

Vitamin được xác định nguồn gốc qua các thử nghiệm trên động vật. Động vật được nuôi bằng một chế độ ăn được cho là sẽ gây bệnh đặc biệt ở người và sau đó được điều trị bằng chế độ dinh dưỡng bị thiếu trong chế độ ăn gây bệnh. Năm 1911, Funk đã xác định một dịch chiết ngăn chặn bệnh beriberi và đặc ra thuật ngữ “vitamin” bởi vì ông ta tin rằng hợp chất này là một amin thiết yếu cho cuộc sống. Sau này nó được McCollum và Davis xác nhận là một số yếu tố có trong các chất béo (Vitamin A tan trong mỡ) khác với các yếu tố tan trong nước được gọi là “Vitamin B tan trong nước”. Các vitamin B được tìm thấy trong chất chiết cám gạo và tiếp tục được phân loại cùng nhóm mặc dù chúng có chức nǎng sinh lý và cấu trúc hóa học khác nhau.

Ngày này, các vitamin tan trong mỡ đã biết như vitamin A, D, E và K. Các vitamin tan trong nước bao gồm: B1, B2, PP, B6, pantothenic acid, biotin, C, và B12.

Nhu cầu vitamin hằng ngày ước tính ở Mỹ bằng Bảng dinh dưỡng và thực phẩm của Viện Hàn Lâm Khoa học quốc gia. Lượng khuyến nghị trong chế độ ăn (RDA) được xác lập đối với nam và nữ ở những lứa tuổi khác nhau và được sửa đổi định kỳ kể từ năm 1941. Tài liệu về RDA cũng bàn đến những hợp chất không được chứng minh là thiết yếu cho con người. Các hợp chất này được phân thành 4 nhóm: (1) Một số chất cần thiết cho một số động vật nhưng không cần thiết cho con người (ví dụ: niken, vanadi và silic); (2) Các hợp chất tác động như yếu tố tăng trưởng đối với các dạng sống thấp hơn (ví dụ acid para-aminobenzoic, carnitine, và acid pimelic); (3) Các hợp chất có trong thực phẩm nhưng có hoặc không có tác dụng dược lý (4) Các hợp chất có tác dụng dinh dưỡng chưa được chứng minh trên cơ sở khoa học (ví dụ., acid pangamic, laetrile). Các loại sau này bao gồm hợp chất thường được tăng cường bằng công nghiệp thực phẩm y tế. [/b]

[b]Các vitamin được FDA Mỹ chấp nhận ban đầu như thực phẩm chứ không phải như thuốc. Vì vậy, phần lớn các sản phẩm vitamin không phải là các thuốc đòi hỏi phải thiết lập tính an toàn và hiêụ quả giống như các thuốc kê đơn và các thuốc không cần đơn. Điều khác biệt dùng vitamin là một thuốc hay là bổ sung chất dinh dưỡng được xác định tùy theo dự định dùng thuốc. Nếu vitamin được dự định dùng điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh, chúng được coi là một thuốc. Tuy nhiên, nếu chúng được dùng đơn thuần là bổ sung chất dinh dưỡng, thì vitamin được coi là bổ sung chất dinh dưỡng và chúng không là đối tượng phải chỉ dẫn chặt chẽ trong Thực phẩm, Thuốc, và Tác dụng Thẩm mỹ. Các sản phẩm vitamin phải ghi thành phần trên nhãn nhưng không cần thiết lập những thành phần trong sản phẩm có thể được hấp thu hoặc tác dụng sau khi dùng đường uống. Trong phần để điều chỉnh tình huống này, Dược điển Mỹ đã đề ra các tiêu chuẩn tự qui định dạng dùng độ phân rã và hòa tan liều in vitro. Các nhà SX vitamin và khoáng chất có thể lựa chọn việc thử nghiệm sản phẩm của họ ngược lại các tiêu chuẩn này và cho thấy họ đã đạt được thử nghiệm này trên nhãn sản phẩm của họ.

Cơ chế tác dụng: Vì các vitamin có tập hợp các hợp chất hoạt động sinh học khác nhau, nên tác dụng qua nhiều cơ chế khác nhau. Chúng được xếp loại là vitamin không phải vì chúng có tác dụng sinh học giống nhau mà bởi vì tất cả chúng cần thiết để duy trì sức khỏe tốt. Nhìn chung, phần lớn các vitamin tác dụng bằng cách gắn với đồng yếu tố đặc hiệu. Bởi vì gắn với đồng yếu tố có thể làm bão hòa với một số nồng độ vitamin, nên tăng liều vitamin, không tạo ra tác dụng sinh lý lớn hơn tương xứng. Hơn nữa, các tác dụng độc và dược lý của vitamin có thể xảy ra. Một ví dụ về tác dụng trong tác dụng dược lý đối với một vitamin là tác dụng làm giảm cholesterol của niacin (vitamin B3) khi dùng với liều thấp dưới 40 lần RDA. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng gần như vitamin có chất lượng tuyệt hảo mặc dù thực tế họ chỉ trình bày các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn dưới dạng dạng viên hoặc viên nén.

Tuy nhiên, gần đây mối quan tâm đặc biệt về đặc tính chống oxy hóa của vitamin C và E và beta-caroten tăng lên. Các số liệu này do Jha và cộng sự nghiên cứu. Người ta cho rằng cơ thể, đặc biệt ở những người hút thuốc lá, sinh ra các phân tử có oxy hóa phản ứng cao có thể làm hại mô trừ khi bị trung hòa. Nồng độ thích hợp của các vitamin “chống oxy hóa” tạo khả nǎng bảo vệ từ các phân tử này khi cơ thể cần thiết. Oxy hóa cholesterol LDL là bước quan trọng phát sinh tổn thương xơ mỡ động mạch. Các vitamin chống oxy hóa bao gồm vitamin E (alpha-tocopherol), beta-caroten, và vitamin C.

Tác dụng dược lý khác của vitamin được thảo luận chi tiết trong chuyên luận riêng đối với từng vitamin.Đặc điểm phân biệt: Mặc dù có chức năng khác nhau, các vitamin tan trong dầu và tan trong nước có một số đặc đặc điểm chung. Dự trữ của cơ thể chỉ ở số lượng hạn chế các vitamin tan trong nước do các vitamin này bị thải trừ dễ dàng qua thận. Các vitamin tan trong dầu được tích trữ với số lượng lớn và có thể tích lũy thành mức gây độc. Tuy nhiên, các cửa hiệu bán thực phẩm y tế và các tài liệu thường thúc đẩy lợi ích của các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, các sản phẩm có sinh khả dụng tương đương thì có tác dụng tương đương bất chấp nguồn gốc (tự nhiên hoặc tổng hợp).Bên cạnh việc thỏa mãn nhu cầu hằng ngày của cơ thể, ngăn ngừa phát triển các tình trạng thiếu hụt, một số vitamin có được dùng điều trị: pyridoxine có thể được dùng điều trị thiếu máu nhiễm sắt và bệnh thần kinh do thuốc, niacin có tác dụng chống tăng lipid huyết, và vitamin C có thể được dùng để axit hóa nước tiểu. Một số dẫn xuất của vitamin A mặc dù không phải là chất dinh dưỡng theo định nghĩa chặt chẽ nhưng có tác dụng tốt trên da và hệ tạo huyết, tăng cường tầm quan trọng của vitamin cho sức khỏe nói chung.Mặc dù cần có thêm dữ liệu, nhưng kết quả bước đầu cho thấy hấp thu hằng ngày các liều vitamin có đặc điểm chống oxy hóa cao hơn tiêu chuẩn RDA có thể thực sự có tác dụng bảo vệ chống nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên dữ liệu có sức thuyết phục nhất đối với vitamin E từ các thử nghiệm ngẫu nhiên đã hạn chế tiến hành các nghiên cứu dịch tễ nhóm sớm hơn. Lợi ích của beta-caroten trên nguy cơ nhồi máu cơ tim được hạn chế ở người hút thuốc lá. Vitamin C chỉ làm giảm nguy cơ ở nghiên cứu nhóm. Bác sĩ lâm sàng cũng nên xem xét những người dùng vitamin chống oxy hóa trong các nghiên cứu này là những người ít hút thuốc có tăng huyết áp, tập luyện thường xuyên hơn và uống nhiều rượu hơn.[/b]

Yugi có tài liệu về antivitamin thì share cho em với! như anti của vitamin E và vitamin H là gì?!

Yugi có tài liệu về antivitamin thì share cho em với! như anti của vitamin E và vitamin H là gì?!

sao ko ai trả lời cho em hết vậy hic mai em có tiết rồi, searchs hoài mà ko tìm được

Cái này hoàn toàn nằm bên Y Dược. Nói chung, anti vitamine là các chất (thường là thức ăn hoặc thuốc) có khả năng ức chế hoạt động của một loại vitamine nào đó. Thường thấy là anti vitamine K. Antivitamine K viết tắt là AVK thường được dùng trong “oral anticoagulation treatment” , chắc là chứng bệnh nào đó về đường hô hấp (đoán đại, chứ cái bênh trên dịch khó suông quá). Khái niệm chỉ có vậy thôi. Về kiểu, thì có 2 kiểu antivitamine K chính là: -coumarinics (Sintrom, Coumadine) -Các dẫn xuất của indanedione (Previscan) Hai cái ni là cái chi thì tui chịu, trừ phi người yêu tui cần biết rõ, may ra tui mới nghĩ đến chuyện tìm hiểu nó, hic.

Có thể coi một cái abstract nho nhỏ về cái antivitamine K nè, còn kha khá abstract, nhưng không biết nhu cầu của comnguoi đến đâu, cứ post thử trước đã:

Objective. – To evaluate the therapeutic impact of an education program on patients undergoing oral anticoagulation treatment, within the hospital of Annecy (France).

Material and methods. – Groups of 10 patients were invited to participate to two meetings. The education was carried out by two nurses. Thanks to this prospective study, we compare the population before and after education in terms of treatment knowledge and stability.

Results. – Within 9 months 88 patients have been included, amongst which 55 have attended the two meetings. The average of correct answers to the knowledge evaluation questionnaire distributed before and after 6 months of education were, respectively, 6.63/12, 10.09/12 (P < 0.0001). Through INR controls within the 6 months preceding (424 controls) and the 6 months following the education (619 controls), we observe:

• an increase of the total INR average in therapeutic zone, from 45% to 61% (P < 0.0001) ; • a decrease of the difference average per patient between the INR value observed and the one targeted: 0.54 before education, 0.40 after education (P = 0.0016) ; • at last, the average phasing per patient under the therapeutic zone increases after education, from 49% to 65% (P < 0.001).

Conclusion. – The education improves objectively the knowledge of patient undergoing AVK. If the size of patient sample is not large enough to prove any consequence on hemorrhagic or thrombotic complications, the education program still improves significantly the treatment stability.

Mấy cái này toàn là tài liệu tiếng Pháp không à, ngay trên science direct về mấy cái này cũng là tiếng Pháp, nếu cơm nguội dùng được tiếng Pháp, mình sẽ post cho. CÒn tiếng Anh thì ít lắm.

Còn vụ anti vitamine E thì còn tệ hơn, không có tiếng Pháp nữa, chỉ có một ít trên wikipedia tiếng Đức thì phải. Nói chung là tài liêu ít hơn nhiều. Trên science direct chỉ thấy AVK không thấy AVE.

Muốn giúp cơm nguội, nhưng vì cái này không liên quan đến Hóa Học, ngay cả trên wikîpedia của Pháp cũng nói là người ta không hiểu rõ cơ chế hóa học, chỉ test và xếp vô chủng loại tương ứng thôi.

Tìm được cái hay cho cơm nguội đây

Table 1: Classification of the endogenous toxic factors present in the food plants of great agricultural importance according to their chemical properties

Proteins : Inhibitors of the protease, hémagglutinines Glucosides: Goitrogenes, cyanogens, saponins, oestrogens Phenols: Gossypol, tannins Others : Antiminéraux, antivitamines, antienzymes, allergens food, carcinogenic microbial/vegetable, acid amino poisons

Chú thích: 1 1. Inhibitor of the protease; 2. Phytohémagglutinines; 3. Glucosinolates; 4. Cyanogens; 5. Acid phytic; 6. Saponins; 7. Tannins; 8. Oestrogen factors; 9. Lathyrogenes; 10. Gossypol [a free level of 0.05 percent degossypol in the food stops the growth and lowers considerably the hématocrite and the tauxd’ haemoglobin in the rainbow trout, a minimum of 0.03 percent slows down the growth and a level of 0.009 for - hundred cause histological modifications in the liver, in particular necroses and deposits céroïdes (Herman, 1970). On the other hand, of the amounts of 0, 18 percent in food would be tolerated by Tilapia aurea sansperturbation of the growth (Robinson, Rawles and Stickney, 1984). However, according to Lovell (1989). the addition de0,85 to 1,0 part of ferrous sulphate for L started from gossypol free in the food of the pigs and volailleréussirait to block the toxic effects of the gossypol]; 11. Factor of flatulence; 12. Factor antivitamine E; 13. Factor antithiamine; 14. Factor antivitamine A; 15. Factor antipyridoxine; 16. Factor antivitamine D; 17 Factor antivitamine B12; 18. Inhibitor of amylase; 19. Inhibitor of invertase; 20. Inhibitor of the arginase; 21. Inhibitor of the cholinestérase; 22. Dihydroxyphénylalanine; 23. Mimosine; 24. Acid cyclopropénoïque.

Nếu thấy không rõ lắm, comnguoi ấn F11 để coi full screen sẽ thấy rõ hơn. Thấy cô hỏi, đưa cái bảng này ra là ăn tiền liền hà

Co vai bai bao lien quan, comnguoi load ve xem thử nhé, Cái này Yugicũng khong giúp duoc nhieu, vì khong có nhiều nghiên cuu lắm về huong này.

tuyệt vời!!! cám ơn anh Nguyên và Yugi

tiếng anh còn tạm đọc được chứ tiếng P thì em chịu

Cơm nguồi nè: cô nương học ở đâu mà đụng đến mấy cái này vậy. Chắc học bên Y Dược hả? Như vậy mấy cái tài liệu trên là ok rồi phải không? Khi nào làm xong, post kết quả lên cho mọi người biết với nhé. Nhất là cái bảng về thực phẩm mà mình post lên đó. Comnguoi coi xem có loại thực phẩm nào nên khuyến khích dùng không. Trong bảng trên, mình khoái soya nhất.Hehe. Theo mình hiểu thì trên bảng trên soya ức chế rất nhiều hoạt động của các loại protein và vitamine, vậy nó có gây hại gì không? Điều nữa là, nếu không hại, thì việc ăn nhiều nó có lẽ sẽ chống béo được phải không? Nhớ trả lời sớm cho mình nghen! Chúc làm bài tốt và lấy le được với giáo viên

to nguyên: cơm nguội ko có học Y Dược, chỉ là do có bài tập về nó nên mới ráng tìm hiểu chút

về soya thì đúng là nó có nhiều antivitamin, nhất là Glucosinolates (gây thiếu vit C) và Saponin (em ko biết nó là anti của vit nào) nhưng hầu hết các antiviamin đều bị phân hủy bởi nhiệt do đó nếu nấu chín thì cũng ko sao. Theo em biết thì soya ko có tác dụng giảm béo, ăn nhiều soya chưa nấu chín dễ bị nhiễm độc và chất saponin gây phá hoại hồng cầu, còn soya đã nấu chín thì cung cấp rất nhiều dinh dưỡng

tất cả những antivitamin này tồn tại rất ít trong thực phẩm và lại dễ phân hủy do nhiệt nên em nghĩ là ko thể dựa vào antiviamin để khuyến khích dùng một loại thực phẩm nào đó, nhưng nên cẩn thận với những chất chứa saponin

ps: cám ơn anh nhiều lắm về bảng thực phẩm trên

Vitamin B12 Tác giả : BS. NGUYỄN THỊ NGỌC HƯƠNG

Vitamin B12 là những hợp chất hữu cơ có nguyên tử cobalt ở trung tâm, với tên gọi là những cobalamin và có hoạt tính sinh học trên cơ thể người. Thông dụng, vitamin B12 dùng đơn thuần có thể đồng nghĩa với cyanocobalamin, dạng dược chất thường dùng nhất trên thực tế của vitamin B12. Vitamin B12 tham gia phản ứng tổng hợp thymidylate, một thành phần trong phân tử ADN, cung cấp nguyên liệu để tổng hợp ADN, góp phần vào quá trình phân chia tế bào và trưởng thành tế bào trong cơ thể. Một số điều cần biết về vitamin B12 Thiếu vitamin B12 cho thấy ảnh hưởng rõ rệt lên những dòng tế bào có sự phân bào nhiều như các tế bào máu, tế bào biểu mô (nhất là ở niêm mạc đường tiêu hóa). - Thiếu vitamin B12 gây suy thoái chất myelin, một chất béo và là thành phần quan trọng của tế bào thần kinh, gây ra những triệu chứng thần kinh. - Vitamin B12 do vi khuẩn tổng hợp từ thiên nhiên, sau đó mới đi vào chu trình thức ăn của các động vật, chủ yếu từ các động vật ăn cỏ. Ðộng vật và thực vật không tự tổng hợp được vitamin B12. - Trong thực phẩm của chúng ta, vitamin B12 có trong thức ăn nguồn gốc động vật như thịt (nhất là nội tạng, đặc biệt là gan), trứng, sữa. Các thức ăn thực vật như rau, trái nếu không “dính” vi khuẩn thì không có vitamin B12. - Vitamin B12 trong thức ăn đều ở dạng phức hợp với protein. Trong chế biến, vitamin B12 khá bền vững với nhiệt độ, trừ khi trong môi trường kiềm và nhiệt độ quá 1000C. Thịt luộc ở 1700C trong 45 phút mất 30% B12. Sữa nấu sôi 2-5 phút mất 30% B12. Khi có sự hiện diện của vitamin C, B12 trở nên ít bền vững với nhiệt độ hơn và có thể bị phá hủy những lượng đáng kể vì 0,5g vitamin C. - Sự hấp thu vitamin B12 cần có yếu tố nội tại (một protein do tế bào thành của niêm mạc dạ dày tiết ra) và enzyme phân hủy protein của tụy. Vitamin B12 được hấp thu bởi đoạn cuối ruột non. - Dự trữ vitamin B12 trong cơ thể chủ yếu nằm ở gan. Ở người bình thường, tổng số vitamin B12 dự trữ khoảng 1-10mg. Trong khi đó nhu cầu tối thiểu hàng ngày của B12 chỉ bằng 0,1mcg. Do đó khi cơ thể không được cung cấp vitamin B12 trong thời gian dài (khoảng 5 năm trở lên) lượng B12 trong cơ thể mới cạn kiệt và tình trạng thiếu vitamin B12 mới xảy ra. Nhu cầu hàng ngày Nhu cầu hàng ngày theo RDA 1989 (Mỹ) là 2mcg cho vị thành niên và người trưởng thành. FAO/WHO 1987 khuyến nghị 1mcg/ngày cho người trưởng thành bình thường. Phụ nữ có thai và cho con bú, nhu cầu B12 tăng, nói chung tăng 20-40% so với khi không có thai. Những thực phẩm giàu vitamin B12 Những thực phẩm rất giàu vitamin B12 (>10mcg/100g trọng lượng ướt) là nội tạng (gan, thận, tim) cừu, bò và sò ốc. Thực phẩm có nhiều vitamin B12 (3-10 mcg/100g trọng lượng ướt) là sữa bột không béo, một số hải sản (cua, cá hồi, cá sardine) và lòng đỏ trứng. Những thực phẩm có vitamin B12 lượng vừa là các sản phẩm sữa lỏng, kem, bơ. Nguồn vitamin chính trong khẩu phần là thịt động vật (đặc biệt là gan), trứng và các thức ăn từ sữa. Thiếu vitamin B12 Trong thực tế, thiếu vitamin B12 rất hiếm gặp. Hầu hết thiếu vitamin B12 ở người là do kém hấp thu B12, do thiếu yếu tố nội tại hay giảm hoặc mất chức năng hấp thu đặc hiệu của đoạn cuối ruột non. Những người dễ bị thiếu vitamin B12 gồm: - Những người ăn chay trường, hoàn toàn không ăn thịt cá, trứng, sữa trong nhiều năm. - Người có bệnh ở dạ dày, đặc biệt là bị viêm teo niêm mạc dạ dày. - Người đã cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. - Người có bệnh ở ruột non, phần ruột bệnh bao gồm cả phần cuối ruột non như bệnh Celiac, bệnh Sprue, bệnh viêm ruột vùng, đã cắt đoạn ruột hoặc nối tắt ruột. - Người uống viatmin C nhiều. Biểu hiện thiếu vitamin B12: Thiếu vitamin B12 gây thiếu máu, các triệu chứng thần kinh và những triệu chứng khác. Thiếu máu do thiếu vitamin B12 là thiếu máu nguyên bào khổng lồ. Loại thiếu máu này có những đặc trưng về hình thể tế bào máu thấy trên xét nghiệm. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp thiếu máu nguyên bào khổng lồ là do thiếu vitamin B12 hoặc acid folic. Người bệnh xanh xao, yếu, dễ mệt, ăn mất ngon, hồi hộp đánh trống ngực, đau đầu, khó thở, ngất xỉu. Các biểu hiện về thần kinh thể hiện đối xứng trên cơ thể và kéo dài nhiều tháng, gồm: - Dị cảm, tức có những cảm giác tê rần, nhột nhạt như kiến bò. - Giảm cảm nhận về cảm giác rung. - Giảm cảm giác vị thế đưa đến chứng thất điều, đi đứng xiêu vẹo. - Khả năng trí óc giảm sút. Thậm chí có thể hoang tưởng. Những triệu chứng khác: - Lở lưỡi, đau lưỡi. - Táo bón. - Hạ huyết áp thế đứng. Khi được điều trị, các triệu chứng thần kinh cải thiện chậm nhất. Những thói quen không tốt trong thực tế liên quan đến vitamin B12 - Lạm dụng vitamin B12. Nhiều người, thậm chí cả những người trong ngành y và dược thích chích B12 vì cho rằng đó là thuốc bổ máu, nhất là những khi thấy người mệt mỏi, da dẻ không được hồng hào. Có lẽ màu đỏ của thuốc cũng ảnh hưởng một phần, làm người ta tin tưởng ở tính chất “bổ máu” của nó. Tuy nhiên, như đã trình bày, hầu như tất cả các trường hợp này đều không thiếu vitamin B12. Cho đến nay, chắc chắn việc dùng vitamin B12 cho những người như vậy sẽ không đem lại bất kỳ lợi ích nào. Trái lại, chỉ tạo thêm nguy cơ bị phản ứng bất lợi do thuốc và tốn kém vì nhiều loại thuốc chứa vitamin B12 có giá khá cao. - Lạm dụng vitamin C. Nhu cầu vitamin C hàng ngày chỉ vào khoảng 70mg. Cũng như những dưỡng chất khác, dùng dư thừa vitamin C không có lợi; mà như đã nói còn có thể gây hại vì làm tăng nguy cơ thiếu vitamin B12 nếu dùng lượng nhiều và kéo dài. Như vậy việc dùng thuốc, dẫu là thuốc bổ, tốt nhất đều phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Chú thích ảnh: Cho dù là thuốc bổ cũng không nên lạm dụng Vitamin B12.

Vitamin là những chất dinh dưỡng cần thiết cần được cung cấp hàng ngày để cơ thể phát triển và hoạt động bình thường. Tuy lượng cung cấp nhỏ, thậm chí rất nhỏ nhưng số vitamin cần thiết có đến 13, gồm 4 vitamin tan trong dầu là A, D, E, K và 9 vitamin tan trong nước như vitamin C, các vitamin nhóm B (B1, B2, B5, B6, PP…). Do cơ thể không tự tổng hợp được vitamin (ngoại trừ phơi nắng thích hợp, ta có thể biến tiền vitamin D ở da thành vitamin D) nên phải ăn uống đầy đủ và cân bằng dưỡng chất để được cung cấp đủ vitamin. Nếu được cung cấp qua thức ăn, thức uống, ta không sợ thừa vitamin.

Nhưng nếu dùng thuốc bổ sung vì trường hợp bổ sung quá nhiều vitamin, đặc biệt bổ sung quá liều khuyến cáo hàng ngày (như vitamin C hàng ngày chỉ cần bổ sung 60mg) cho người không thiếu vitamin, có thể gây tình trạng thừa vitamin nhiều khi gây nguy hiểm không kém tình trạng thiếu vitamin. Sau đây là một số bệnh lý có thể gọi là ngộ độc, do thừa vitamin.

Thừa vitamin A: Do vitamin A tan trong dầu dễ tích lũy lại trong cơ quan có mỡ (như gan) đưa đến quá liều gây ngộ độc. Ở trẻ em, thừa vitamin A gây tăng áp lực nội sọ, gây lồi thóp ở trẻ sơ sinh, gây viêm teo dây thần kinh thị giác. Đối với phụ nữ có thể gây quái thai, đặc biệt dùng quá liều trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Thừa vitamin D: Ở trẻ em gây chán ăn, mệt mỏi, nôn ói, xương hóa sụn sớm. Người lớn dùng quá liều lâu ngày cũng bị chán ăn, nôn ói, tiêu chảy. Phụ nữ có thai dùng quá thừa vitamin D sẽ bị vôi hóa nhau thai. Nói chung theo một số nhà khoa học, thừa vitamin không còn tạo xương mà là tiêu xương (do tăng canxi máu).

Thừa vitamin K: Thường gặp khi tiêm vitamin K kéo dài có thể gây tán huyết, vàng da. Thừa vitamin E: Quá thừa đưa đến rối loạn tiêu hóa, nhức đầu, rối loạn thị giác.

Thừa vitamin B6: Có thể dẫn đến viêm đa dây thần kinh, giảm trí nhớ, giảm tiết prolactin.

Thừa vitamin B12: Thường do tiêm liều cao gây hoạt hóa hệ đông máu có thể là tăng sự đông máu tắc mạch.

Thừa vitamin C: Do không có hiện tượng tích lũy gây thừa vitamin C trong cơ thể, nhưng nếu dùng liều cao dài ngày (quá 1g/ngày) sẽ bị viêm loét dạ dày, tiêu chảy, sỏi thận (sỏi oxalat). Nếu dùng đường tiêm liều cao có thể gây tán huyết, làm giảm thời gian đông máu.

Riêng đối với người cao tuổi, các cơ quan thải trừ thuốc hoạt động kém, dễ đưa đến tích lũy thuốc trong cơ thể, đặc biệt đưa đến thừa vitamin. Cách bổ sung vitamin tốt nhất là qua thức ăn, thức uống. Nếu sợ thiếu vitamin và cả chất khoáng, có thể dùng thuốc bổ sung nhưng nên dùng đúng liều. Cần lưu ý thận trọng với dạng thuốc sủi bọt bổ sung vitamin. Do dạng thuốc sủi bọt luôn chứa tá dược rã sinh khí là Natri bicarbonat và Natri carbonat (khi hòa vào nước sẽ phản ứng với acid citric cũng là tá dược phóng thích khí CO2 gây sủi bọt).

Vì vậy, trong thuốc sủi bọt luôn chứa natri (mỗi viên thuốc sủi bọt có chứa từ 274 đến 460mg natri), có thể gây tăng huyết áp đối với người bị sẵn bệnh lý này và đang kiêng muối. Người cao tuổi đang điều trị bệnh tăng huyết áp tuyệt đối không dùng thuốc bổ sung vitamin dạng sủi bọt.

MỘT SỐ VITAMIN KHÔNG PHẢI LÀ VITAMIN

   a số chúng ta đều biết đến các vitamin như B1, B2, B3 (PP), B5, B6, B8, B9, B12. Nhưng tại sao lại không hề nghe nói đến vitamin B4, B10, B11, B13, B15, B17…? Bởi vì ngày nay, người ta đã xác định một số chất không hoạt động hoặc không có tác dụng theo đúng định nghĩa của vitamin: đó là những vitamin nhưng lại không phải là vitamin.

   Năm 1910, nhà bác học người Mỹ gốc Ba Lan Casimir Funk đã có một khám phá mang tính lịch sử là phân lập được một chất bí ẩn từ gạo ăn, nếu thiếu nó, cơ thể sẽ mắc một căn bệnh đáng sợ và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng: Đó là bệnh Béribéri - bệnh phù thũng. Ông đặt tên cho chất bí ẩn này là vitamin, một chất hóa học thuộc nhóm amin, rất cần cho sự sống. Để ghi nhớ sự kiện này, người ta đặt tên chất này là vitamin B1. Từ đó, tất cả các chất tương tự đều mang họ B1, như B2, B3...

   Vitamin là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không tự tổng hợp được, phần lớn phải bổ sung bằng đường ăn uống. Với liều lượng rất nhỏ, nhưng vitamin đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của con người: đó là những chất xúc tác không thể thiếu cho sự chuyển hóa các chất trong cơ thể. Nhu cầu hàng ngày về vitamin cho cơ thể con người rất ít, nhưng nếu thiếu sẽ gây những rối loạn trầm trọng và là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm, nếu kéo dài có thể dẫn đến tử vong.

   Thời gian đã qua đi và hiện nay, một số vitamin không phải là vitamin nữa, đó là:

   Vitamin B4: Người ta gọi vitamin B4 là “vitamin của bạch cầu” vì nó kích thích quá trình tạo bạch cầu. Trong thực nghiệm, nếu thiếu vitamin B4 sẽ gây hội chứng viêm đa dây thần kinh. Thực ra, đó là chất adenine, một chất tạo nên nhân của tế bào.

   Vitamin B10: Có tác dụng bảo vệ cơ thể tránh những tác hại của ánh sáng mặt trời và các gốc tự do - là những chất độc hại cho cơ thể. Người ta tìm thấy vitamin B10 trong cùng một nguồn của tất cả các vitamin nhóm B như trong men bia, ngũ cốc toàn phần, mầm lúa mì, rau... Thực ra, đó là chất PABA, có cấu trúc hóa học rất giống với sulfamid - một acid amin tự nhiên trong não.

   Vitamin B11: Được gọi là “vitamin của sự ngon miệng”, có tác dụng kích thích sự bài tiết của dạ dày và tụy tạng, giúp tiêu hóa tốt. Trên thực nghiệm, thiếu vitamin B11 sẽ dẫn đến chán ăn, kém tiêu hóa và teo cơ. Người ta tìm thấy vitamin B11 trong thịt và men bia. Thực ra, đó là một loại men tiêu hóa, cơ chế hoạt động không hề giống vitamin.

   Vitamin B13: Có nhiều trong sữa, khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành chất đạm cơ bản để cấu tạo nên gien. Vitamin B13 còn được sử dụng để tổng hợp các loại muối khoáng khác nhau. Ở Pháp, vitamin B13 được xếp vào bảng thuốc độc. Thực ra, đó là acid orotic - một yếu tố tăng trưởng.

   Vitamin B15: Có khả năng làm tăng độ dẻo dai ở vận động viên, cải thiện một số bệnh lý về hô hấp, khớp, thần kinh... Thực ra, đó là acid pangamic. Acid pangamic còn là tên dùng chung cho nhiều chất mang tính kích thích (doping) mà ngày nay người ta không cho phép sử dụng nữa.

   Vitamin B17: Người ta tìm thấy vitamin B17 trong nhân quả đào, mơ, sê-ri. Ở Mêhicô, người dân thường ăn nhiều quả mơ và ít bị ung thư đường tiêu hóa nên người ta cho rằng vitamin B17 có tác dụng chống ung thư. Nhưng những thực nghiệm sau này không cho thấy tác dụng nào của vitamin B17. Vitamin B17 chính là leatrile, trong hàm lượng của nó có chứa thủy ngân nên các nước như Mỹ, Pháp đã cấm sử dụng.

   Vitamin F: Người ta tìm thấy vitamin F trong dầu hướng dương, dầu ngô, dầu hạt nho, dầu đậu nành, dầu hồ đào. Thực nghiệm trên chuột cho thấy thiếu vitamin F, chuột chậm phát triển, đỏ da, tổn thương thận, vô sinh, và những bệnh này được chữa khỏi bằng vitamin F. Thực ra, đó là hai acid béo không no: acid linoléic và acid alpha linoléic.

   Vitamin I: Vitamin I có nhiều trong quả hạnh đào, đậu xanh. Trước kia, vitamin I được kê đơn chữa các bệnh về gan, xơ vữa động mạch, viêm da. Ngày nay, người ta không tìm thấy bằng chứng xác thực về hiệu quả của vitamin I. Thực ra, vitamin I là inositol, có tác dụng tạo chất phospholipid, là thành phần cơ bản của màng tế bào và tế bào thần kinh.

   Vitamin J: Có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa mỡ, do đó có tác dụng chống lại bệnh xơ vữa động mạch. Người ta còn sử dụng vitamin J để cải thiện chất lượng của trí nhớ vì nó tham gia vào quá trình thông tin thần kinh. Nó còn là tiền chất của chất dẫn truyền trung gian thần kinh quan trọng nhất của cơ thể: chất acetylcholin. Vitamin J thực ra là chất cholin, được tổng hợp ngay trong cơ thể con người từ amine methionin. Ngoài ra, cholin có trong nhiều thực phẩm chứa mỡ như lòng đỏ trứng, gan, đậu nành, mầm lúa mì...

   Vitamin P: Người ta đặt tên vitamin P cho một nhóm sắc tố tan trong nước, thường đi kèm với vitamin C, có trong một số loại rau quả. Chất được biết đến nhiều nhất là rutin, chất này có khả năng đồng hóa vitamin C, tham gia vào chức năng bảo vệ sự vững bền của thành mạch máu. Thực ra, vitamin P là flavonoid, một tố chất giữ vai trò quan trọng trong việc chống lại các gốc tự do độc hại trong cơ thể con người. Flavonoid có nhiều trong trà xanh, rượu vang đỏ, một số loại rau quả, có nhiều ích lợi cho sức khỏe, nhất là tác dụng chống lão hóa, giải độc cho cơ thể.

các bạn muốn tìm hiểu về vitamin nên đến trang http://www.vitamins-nutrition.org/

làm ơn cho mình hỏi, các bạn có biết sự phát hiện vitamin E và tính chất của nó không? mình tìm mà chưa đầy đủ lắm!có ai biết thì thông báo giùm nha! cảm ơn nhiều ha!