- Những đặc trưng của thuỷ ngân có thể được tóm tắt như sau :
- Là kim loại duy nhất tồn tại dưới dạng lỏng ở nhiệt độ thường. Nó bị phân chia thành các giọt nhỏ khi khuấy.
- Là kim loại duy nhất có nhiệt độ sôi thấp hơn 6500 (3570).
- Là kim loại được đặc trưng bởi khả năng dễ bay hơi.
- Là một kim loại dễ dàng kết hợp với những phân tử khác như với kim loại (tạo hỗn hống), với phân tử chất vô cơ (muối) hoặc hữu cơ (cacbon).
- Là kim loại được xếp vào họ kim loại nặng với khối lượng nguyên tử 200
- Là một kim loại độc. Độc tính của thuỷ ngân gây ra từ tính dễ bay hơi của nó (bởi vì nó rất dễ được hít vào cơ thể), từ tính tan trong mỡ (nó được vận chuyển dễ dàng trong cơ thể), từ khả năng kết hợp với những phân tử khác và làm mất chức năng của chúng.
- Những dạng tồn tại của thuỷ ngân :
Về mặt hoá lí, thuỷ ngân là một kim loại rất dễ thay đổi dạng tồn tại cũng như tính chất. Rất dễ bay hơi, nó dễ dàng chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi ở nhiệt độ phòng. Khi có mặt oxy, thuỷ ngân dễ dàng bị oxy hoá chuyển từ dạng kim loại (Hg0), dạng lỏng hoặc khí sang trạng thái ion, (Hg2+). Nó cũng dễ dàng kết hợp với những phân tử hữu cơ tạo nên nhiều dẫn xuất thuỷ ngân.
Thuỷ ngân tồn tại dưới hai họ :
% Họ thuỷ ngân vô cơ, gồm ba dạng khác nhau :
- Thuỷ ngân nguyên tử, dưới dạng lỏng (kí hiệu Hg0). Đó là dạng quen thuộc nhất . Nó được sử dụng trong các nhiệt kế.
- Thuỷ ngân dưới dạng khí (kí hiệu Hg0), là thuỷ ngân dưới tác dụng của nhiệt chuyển thành hơi.
- Thuỷ ngân vô cơ, dưới dạng ion.
% Họ thuỷ ngân hữu cơ, khi nó kết hợp với một phân tử chứa cacbon, là nền tảng của những cá thể sống.
Các dạng này có thể chuyển hoá qua lại vì thuỷ ngân có khả năng tự chuyển hoá, nhất là trong môi trường axit và có mặt phân tử có khả năng kết hợp (clo, lưu huỳnh). Có thể miêu tả sự chuyển hoá như sau :
-
Từ thuỷ ngân kim loại thành ion thuỷ ngân - sự oxy hoá. Thuỷ ngân được hít vào dưới dạng hơi, dưới tác động của catalaze có trong hồng cầu, thuỷ ngân kim loại được chuyển thành ion Hg2+ lưu thông trong máu.
-
Từ ion Hg2+ thành thuỷ ngân hữu cơ - sự metyul hoá. Sự metyl hoá diễn ra chủ yếu trong môi trường nước hoặc trong cơ thể chuyển biến theo tính axit và sự có mặt của lưu huỳnh. Những hợp chất hữu cơ của thuỷ ngân được biết đến nhiều là metyl thuỷ ngân và đimetyl thuỷ ngân.
-
Thủy ngân: + triệu chứng: Miệng có mùi vị tanh kim loại, đau & nóng dọc theo dạ dày & thực quản, niêm mạc miệng bị bỏng rộp, có những màng màu trắng xám, nôn có lẫn máu, nc tiểu có abumin, lên cơn co giật, mạch co, sau cùng bí tiểu & chết vì tăng ure trg máu
- Giải độc: Uống chất giải độc kim loại ( antidotum metallorum - gồm hh MgSO4 3.75g & NaHCO3 12.5g + 1000ml nước có pha hyđro sunfua bão hòa), súc miệng = dd KClO3, tiêm tĩnh mạch 30-40ml glucoza 30%, nguyên lý giải độc là dùng H2S td vs HgCl2 tạo ra HgS ko độc, MgSO4 & naHCO3 để nhuận tràng & trung hòa.
- Hiệu ứng hoá sinh của Thuỷ ngân
Thuỷ ngân có nhiều công dụng rộng rai trong công nghiệp sản xuất Cl2 và NaOH bằng phương pháp điện phân với điện cực Hg, các nhà máy sản xuất thiết bị điện như đèn hơi Hg, công tắc điện… công nghệ xử lý hạt giống chống nấm, sâu bệnh trong nông nghiệp. Sau đây là một số hợp chất của Hg hay dung:
-
Metyl nitrin thuỷ ngân CH3-Hg-CN
-
Metyl đixian điamit thuỷ ngân CH3-Hg-N(NHCN)-CNH-NH2
-
Metyl axetat thuỷ ngân CH3-Hg-COOCH3
-
Etyl clorua thuỷ ngân C2H5-Hg-Cl
Tính độc của Hg phụ thuộc vào đặc tính hoá học của nó, Hg nguyên tố tương đối trơ và không độc. Nếu bị nuốt vào thì lại bị thải ra mà không gây hậu quả nghiêm trọng. Hg có áp suất hơi tương đối cao, nếu hít phải sẽ rất độc, vì vậy Hg thường được bảo quản nơi thoáng gió, những phần rơi vãi thường được làm sạch rất nhanh. Hơi Hg khi hít phải đi vào não qua máu dẫn tới sự huỷ hoại ghê gớm thần kinh trung ương.
HgCl2 không tan. Trong dạ dày chúng ta có hàm lượng lớn Cl- nên Hg2+ không độc. Tuy nhiên Hg2+ là hoàn toàn độc do ái lực của nó với các nguyên tử lưu huỳnh , nên dễ dàng kết hợp với các amino axit chứa lưu huỳnh của protein. Nó cũng tạo lien kết với hemoglobin và albumin huyết thanh, cả hai chất này đều có nhóm hidrosunfua. Tuy nhiên Hg2+ không thể đi qua mạng sinh học nên không thể thâm nhập vào các tế bào sinh học.
Dạng độc nhất của hợp chất thuỷ ngân là metyl thuỷ ngân CH3Hg+. Chất này hoà tan trong mỡ - phần chất béo của màng và não tuỷ. Liên kết Hg-C không dễ dàng bị phá vỡ và ankyl thuỷ ngân được giữ lại trong thời gian dài. Đặc tính nguy hiểm nhất là khả năng của RHg+ đi qua nhau thai vào các mô bào thai.
Sự liên kết của Hg với màng tế bào làm ngăn cản sự chuyển vận tích cực của đường qua màng tế bào và cho phép chuyển dịch kali tới màng. Điều này dẫn tới thiếu hụt năng lượng trong tế bào não và những rối loạn trong việc trưỳên kích thích thần kinh. Đây là cơ sở để giải thích vì sao các trẻ sơ sinh, được sinh ra từ những bà mẹ bị nhiễm metyl thuỷ ngân sẽ chịu nhưng phá hoại không thể hồi phục được của hệ thần kinh trung ương, bao gồm sự phân liệt thần kinh, sự kém phát triển về trí tuệ và chứng co giật. Nhiễm độc metyl thuỷ ngân cũng dẫn tới sự phân lập nhiễm sắc thể, phá vỡ nhiễm sắc thể và ngăn cản sự phân chia tế bào. Tất cả các bệnh nhiễm độc thuỷ ngân đều xẩy ra khi hàm lượng Hg trong mau là 0,5 ppm CH3Hg+
Khi xâm nhập vào cơ thể thuỷ ngân có thể liên kết với những phân tử tạo nên tế bào sống (axít nuclêic, prôtêin .... ) làm biến đổi cấu trúc của chúng và làm ức chế hoạt tính sinh học của chúng.
Sự nhiễm độc thuỷ ngân gây nên những thương tổn trung tâm thần kinh tạo nên sự run rẩy, sự khó khăn trong cách diễn đạt … và nặng hơn nữa có thể gây chết người
Sự biến đổi độc tính của thuỷ ngân theo dạng tồn tại
-
Thuỷ ngân dưới dạng lỏng (Hg0). Dạng này ít độc vì nó được hấp phụ rất ít. Dạng này nếu có vào trong cơ thể qua đường ăn uống chẳng hạn sẽ được thải ra gần như hoàn toàn (hơn 99%) qua đường tiêu hoá (muối, nước tiểu). Để chứng minh cho điều này, một nhà nghiên cứu của trung tâm phòng và điều trị nhiễm độc ở Vienne đã làm thí nghiệm với chính cơ thể của mình bằng cách nuốt 100 g thuỷ ngân kim loại, kết quả là thuỷ ngân vào trong dạ dày, rồi ruột, sau đó được thải ra ngoài. Hàm lượng thuỷ ngân trong nước tiểu đã lên tới 80mg/lít sau hai tháng sau đó giảm dần đến hết.
-
Thuỷ ngân kim loại dưới dạng hơi (Hg0). Dưới tác dụng của nhiệt thuỷ ngân chuyển thành dạng hơi. Nó có thể xâm nhập vào phổi qua đường hô hấp rồi vào máu. Thủy ngân vì vậy sẽ được chuyển đến các phần khác của cơ thể, đặc biệt là đến não. Khi hơi thuỷ ngân có nguồn gốc hỗn hống, một phần sẽ được hoà tan bởi nước bọt và vào trong dạ dày
-
Thuỷ ngân dưới dạng ion có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường nước bọt hoặc da. Dạng này vào cơ thể sẽ tập trung chủ yếu trong gan và thận.
-
Thuỷ ngân hữu cơ đă được hấp thụ và được đồng hoá bởi cơ thể sống sẽ tồn tại trong đó và có thể xâm nhập tiếp vào những cá thể khác (Ví dụ thuỷ ngân được hấp thụ bởi cá, tôm và cua có thể xâm nhập tiếp vào cơ thể người khi chúng ta ăn các loại trên).Dạng này rất độc. Thảm kịch xảy ra cho người dân ở Minamata là do metyl thuỷ ngân có trong cá, sò và ốc.
Độc tính này sẽ càng tăng nếu có hiện tượng « tích luỹ sinh học » hay « khuyếch đại sinh học ». Sự « tích luỹ sinh học » là quá trình đồng hoá và « cô đọng » những kim loại nặng trong cơ thể. Quá trình này diễn ra gồm hai giai đoạn : Sự « tích luỹ sinh học » bắt đầu bởi cá thể (thuỷ ngân hoà tan có được bài tiết ra rất ít và được đồng hoá bởi, động vật, cá, …) sau đó được tiếp tục nhờ sự truyền giữa các cá thể, do sự « cô lại » liên tục (động vật ăn cỏ, động vật ăn cá, …) . Do đó nồng độ dần dần tăng lên. Hiện tượng « tích luỹ sinh học » này rất nguy hiểm, nhất là với metyl thuỷ ngân vì xuất phát từ môi trường lúc đầu ít ô nhiễm (nồng độ metyl thuỷ ngân thấp), nồng độ đó có thể tăng lên đến hàng nghìn lần và trở thành rất độc.
Sự biến đổi độc tính của thủy ngân theo dạng tồn tại:
Độc tính này sẽ tăng dần nếu có hiện tượng tích luỹ sinh học. Sự tích luỹ sinh học là quá trình thâm nhiễm vào cơ thể gây nhiễm độc mãn tính. Quá trình này diễn ra gồm hai giai đoạn: Sự tích luỹ sinh học bắt đầu bởi cá thể, sau đó được tiếp tục tích lũy nhờ sự lan truyền giữa các cá thể, từ động vật ăn cỏ, động vật ăn cá, cho đến con người. Do đó nồng độ thủy ngân được tích luỹ dần dần cho đến khi “tới ngưỡng” gây hại. Hiện tượng tích luỹ sinh học này rất nguy hiểm, nhất là với methyl thủy ngân - xuất phát từ môi trường lúc đầu ít ô nhiễm (nồng độ thủy ngân thấp), nồng độ đó có thể tăng lên đến hàng nghìn lần và trở thành rất độc.
Những phụ nữ có thai, những trẻ sơ sinh còn bú mẹ và các trẻ nhỏ dễ bị nguy hiểm nhất, bởi vì một lượng lớn thủy ngân có thể gây hại cho não bộ đang phát triển. Nếu bà mẹ dùng nhiều các loại cá biển (loại chứa hàm lượng thủy ngân cao), thì sự phát triển não bộ của đứa bé có thể bị ảnh hưởng và thậm chí là thủy ngân tích lũy sẽ gây biến chứng nặng về sau, hoặc gây ra những vấn đề về sự thông minh của trẻ…