trong phòng thí nghiệm, tại sao Na lại bảo quản trong dầu hỏa khan và trung tính vậy?có phải do khối lượng riêng của Na nặng hơn dầu hỏa không vậy.các anh chị giúp mình câu này nha
Phải làm như thế để bảo quản không cho Na pứ với các chất khác vì Na là 1 kim loại rất rất mạnh (KL kiềm mà lị ^^) dễ pứ với oxygen không khí, pứ với các chất oxy hóa khác, pứ với nước tạo thành dd kiềm…vv…
Về tỷ trọng thì tui ko có số liệu tỷ trọng của dầu hỏa nhưng tui có tỷ trọng của Na là 0.968 kg/m³ = 0.968 g/ml, tui thấy khi cô tui lấy Na từ lọ dầu hỏa ngâm nó ra thực hiện thí nghiệm cắt Na rùi cho vô lại thì Na chìm xuống đáy lọ dầu hỏa —> tỷ trọng của dầu hỏa ấy (dầu trong lọ của cô tui thôi, nói chung chung thì tui ko chắc) nhỏ hơn Na.
1 vài ý kiến chủ quan. Thân!
Bạn tamhoan đã trả lời chính xác, chỉ có 1 điểm là tỷ trọng. Khi nói tỷ trọng tức là ta đang so sánh khối lượng riêng của nó với một chất nào đó (thường là rất phổ biến và có khối lượng riêng dễ nhớ như nước hoặc không khí). Ở đây bạn đưa ra đơn vị kg/m3 nên mình nghĩ đây là khối lượng riêng chứ không phải tỷ trọng (tỷ trọng không có đơn vị). Còn đổi đơn vị thì mình nghĩ bạn gõ nhầm, 0.968 kg/m3 = 0.968 g/ml. Bảo quản Na thì có thể bảo quản trong dầu hỏa, ete dầu hoặc xăng. Mình không hiểu ý dầu hỏa trung tính của bạn. Còn tại sao bảo quản Na trong dầu hỏa, có phải do Na nặng hơn dầu hỏa không? Đúng là Na nặng hơn dầu hỏa như tamhoan đã nói, nhưng chính xác hơn là Na đủ nặng để có thể bảo quản trong dầu hỏa. Với Li kim loại thì Li quá nhẹ nên để trong dầu hỏa thì lập tức bị bắn lên nên không bảo quản được trong chất lỏng mà phải dùng sáp (parafin) hoặc vaselin. Tại sao bảo quản trong dầu hỏa mà không bảo quản trong xăng hay ete dầu. Có 1 số nguyên nhân theo ý kiến mình như sau: dầu hỏa rẻ hơn xăng, mặc dù dầu hỏa hấp thu nước và oxygen nhiều hơn xăng một chút, nghĩa là khi lấy Na ra ta thấy 1 lớp oxit mỏng bám quanh Na. Nhưng quan trọng là dầu hỏa bay hơi chậm hơn xăng, khó cháy hơn… Thân.
Đầu tiên, mình xin cảm ơn tiger đã nhắc mình vụ số liệu và tỷ trọng :hun ( Tỷ trong theo như tiger nói và chỗ mình dc biết là ko sai. Tuy nhiên, khi đo tỷ trọng (của kim loại) người ta mặc định là so sánh với nước (mình chưa nghe nói cũng như chưa đọc qua là so với chất khác) nên theo mình nghĩ có thể nói tỷ trọng trong trường hợp này là trùng với khối lượng riêng. Ý kiến của mình là vậy. Xin các bro góp ý thêm. Thân! :chaomung
Tỷ trọng và khối lượgn riêng là hai khái niệm khác nhau Khối lượng riêng của một vật là khối lượng của một đơn vị thể tích vật đó, tính bằng g/cm3, kg/dm3 (đơn vị SI). Các đơn vị dạng g/ml là outside khỏi SI rồi.
Tỷ trọng của một vật (hay chất) là tỷ số giữa khối lượng riêng của vật (hay chất đó) với khối lượng riêng của nước tại 4oC.
Từ đó ta thấy khối lượng riêng là một đại lượng có đơn vị (thứ nguyên) còn tỷ trọng là đại lượng không có đơn vị (thứ nguyên) tuy giá trị của chúng là bằng (thực tế là xấp xỉ thôi vì khối lượng riêng của nước tại 4oC là khoảng 0,9999750g/cm3)
Nhân đây cũng nói rõ sự khác biệt của khái niệm lít hay mililist với cm3. 1 cm3 hay 1 dm3 là thể tícch trong 1 hình lập phương có các cạnh là 1cm hay 1 dm 1 lít là thể tích của 1kg nước tại 4oC, p=1bar. 1ml = 0,001L
Từ đó ta thấy hai khái niệm 1mL và 1cm3 là khác nhau mặc dù ta thường coi chúng là như nhau.
Bảo quản Na thì có thể bảo quản trong dầu hỏa, ete dầu hoặc xăng. Mình không hiểu ý dầu hỏa trung tính của bạn. Còn tại sao bảo quản Na trong dầu hỏa, có phải do Na nặng hơn dầu hỏa không? Đúng là Na nặng hơn dầu hỏa như tamhoan đã nói, nhưng chính xác hơn là Na đủ nặng để có thể bảo quản trong dầu hỏa. Với Li kim loại thì Li quá nhẹ nên để trong dầu hỏa thì lập tức bị bắn lên nên không bảo quản được trong chất lỏng mà phải dùng sáp (parafin) hoặc vaselin. Tại sao bảo quản trong dầu hỏa mà không bảo quản trong xăng hay ete dầu. Có 1 số nguyên nhân theo ý kiến mình như sau: dầu hỏa rẻ hơn xăng, mặc dù dầu hỏa hấp thu nước và oxygen nhiều hơn xăng một chút, nghĩa là khi lấy Na ra ta thấy 1 lớp oxit mỏng bám quanh Na. Nhưng quan trọng là dầu hỏa bay hơi chậm hơn xăng, khó cháy hơn… Thân.[/QUOTE]
nếu như bạn trả lời được vậy thì khi muốn làm khô vết dầu hỏa thì ta làm như thế nào?
Thank chantroimoi, một câu hỏi hay! Khi mình làm phản ứng giữa methanol và sodium kim loại, để tạo thành methoxide và sau đó phản ứng tiếp thì kết quả chạy sắc kí khí (GC) sản phẩm của mình vẫn còn vết của dầu hỏa, mặc dù không nhiều. Muốn làm khô vết dầu hỏa, theo mục đích mình sử dụng thì sau khi lấy ra khỏi bình đựng mình cho ngay vào petroleum ether, sau đó cho tiếp vào diethyl ether rồi mới cho vào methanol. Việc lấy ra lấy vô như vậy khiến Na tiếp xúc với không khí và chắc chắn bị oxi hóa một phần nhưng đành chấp nhận như vậy nếu muốn loại vết dầu hỏa. Nếu muốn loại lớp oxit này thì bạn dùng dao cắt bỏ lớp này đi (lớp này mỏng, và cắt như cắt bơ hay sáp vậy). Nếu bạn thấy Na mất màu kim loại (màu sáng bạc) mà chuyển sang xỉn màu hay mờ mờ thì đó là lúc đã bị oxi hóa. Lớp này không hẳn là Na2O mà có thể là NaOH, NaHCO3, Na2CO3, thậm chí Na2S. Thân
mình không hiểu một số chỗ của bạn:chạy sắc kí khí,petroleum ether,diethyl ether là gì vậy? tại sao khi lấy ra phải cho ngay vào petroleum ether rồi cho tiếp vào diethyl ether? bạn giải đáp giùm mình
chạy sắc kí khí là 1 phương pháp giúp xác định hỗn hợp của bạn có bao nhiêu chất (sắc là màu sắc, kí là ghi lại, nôm na là giống như khi bạn thực tập hữu cơ 1, cho dịch lá cây vào cột alumino, có 2 màu là xanh của chlorophyll và vàng của beta caroten, bạn ghi nhận có 2 màu sắc nên phán đoán có 2 chất, do độ phân cực của 2 chất khác nhau nên thời gian trên cột khác nhau (tương tác với chất hấp phụ khác nhau), nghĩa là có chất ra trước, có chất ra sau, bạn đã tách được hỗn hợp đó). Còn sắc kí khí là do chất của bạn dễ bay hơi nên ta hóa hơi nó trong buồng rồi cho qua cột sắc kí, thấy có bao nhiêu mũi trên sắc kí đồ thì nghĩa là có bấy nhiêu chất. (hic, kiến thức mình kém quá nên giải thích phần này hy vọng bạn hiểu) petroleum ether là ete dầu, gồm các hydrocarbon khoảng 5-6 C, nhiệt độ sôi khoảng 60-90oC, nó là 1 dung môi khá phổ biến trong PTN, có thể hiểu nó là xăng cũng được. Diethyl ether là C2H5OC2H5, cũng là 1 loại dung môi. Ý tưởng của mình như thế này: cho natri vào dung dịch bảo quản tương tự như dầu hỏa (ở đây là xăng hay ete dầu nhưng dễ bay hơi hơn nhằm mục đích rửa sạch lớp dầu bám, bây giờ chỉ còn ete dầu bám trên natri thôi) sau đó cho vào dung môi dễ bay hơi hơn nữa, ở đây là diethyl ether, sau đó lấy ra thì ether lập tức bay hơi, ta có natri không còn dầu hỏa mà ít dung môi bám vào. Thân
trong dầu vẫn có thể có nồng độ H+; nếu như dầu không trung tính thì Na sẽ khử H+ trong dầu, theo em nghĩ chắc là như zi. (thực tế là vẫn có máy đo nồng độ acid-baz của dầu nên em chắc là vẫn có dầu không trung tính). Thân!
Việc bảo quản Na bằng xăng hay ether dầu hỏa hay dầu hỏa hoặc diethyl ether chỉ có ở VN hay trong các sản phẩm của TQ mà thôi. Đây là việc bảo quản đầy nguy cơ. Vì trước đây tui có thời gian coi kho hóa chất của bộ môn. Những lọ chứa Na kim loại sau vài năm bay sạch sẽ dầu hỏa may mà không có cháy nổ gì xảy ra.
Na hay K kim loại mua từ các hãng có tiếng trên thế giới thường được bảo quản trong dầu khoáng (mineral oil). Dầu có nhiệt độ sôi và nhiệt độ bay hơi khá cao nên lọ natri có để 10 năm cũng vẫn không có chuyện gì xảy ra. Khối Natri hay K luôn chìm trong dầu và không tiếp xúc với không khí. Mineral oil cũng được dùng để đun phản ứng dưới 180 oC.
Khi phải làm việc với Na hay K kim loại, đa số các bạn đều lo sợ về tinh thần hơn là hiểm họa có thể xảy ra trong thực tế! Tui đã dùng chúng rất nhiều để làm khan các dung môi hữu cơ hay làm một số phản ứng nhưng chưa có gì nguy hiểm xảy ra khi sử dụng chúng một cách cẩn thận.
Chỉ cần dùng nhíp, kẹp hay kéo gắp cục Na ra khỏi dung dịch. Dùng miếng giấy thấm lau sạch dầu bảo quản. Rồi dùng dao hay kéo cắt bỏ lớp oxid bám bên ngoài để lấy kim loại bóng sáng bên trong đối với Na, còn K thường vẫn xám xịt có lẽ do hoạt tính mạnh hơn Na. Tui thích dùng kéo dễ cắt hơn. Nếu tay bạn không đổ mồ hôi, dùng tay không bốc cục Na cũng chả có việc gì xảy ra nhưng không nên dùng tay không để bốc K. Tui luôn luôn mang găng tay cho chắc ăn. Và phải luôn đeo kính bảo hộ để lỡ cục Na văng vào mắt.
Khi làm việc với Na hay K lúc nào bên cạnh cũng nên có cuộn giấy thấm và một bình alcol khan như EtOH, PrOH hay BuOH. Có gì xịt cồn vào giấy rồi chùi sạch các vết Na hay K dính ra ngoài.
Nếu phải điều chế các NaOR, nhớ phải dùng ROH khan thì bỏ cục Na vào bình dung môi, nó chỉ sủi tăm lên mà thôi. Nếu cồn bị ẩm sẽ thấy khí sủi dữ dội và hơi nước bốc lên ào ào. Muốn chắc ăn, ngâm bình cồn ở nhiệt độ thấp, rồi bỏ những mảnh nhỏ Na vào, sau đó nâng dần nhiệt độ lên để hòa tan hoàn toàn Na là xong. Toàn bộ TN phải thực hiện trong tủ hút vì nếu có gì sai xảy ra, thì ta chỉ việc kéo sập cửa tủ hút xuống.
Có điều lưu ý là ở VN, các bạn làm TN rất lười đeo kính bảo hộ. Tai nạn xảy ra bạn có bị đứt tay, chân vẫn sống tốt nhưng nếu mù hai mắt coi như cuộc đời bạn đã bị over. Bản thân tui nếu không đeo kính bảo hộ, cũng có khả năng bay mất hai con mắt không dưới ba lần.
Đúng như bạn Scooby-Doo nói, mình thấy việc dùng eter dầu hỏa bào quản kim loại kềm không ổn. Lọ Na lúc đầu mình mua về còn đầy dầu hỏa, nhưng một thời gian sau (khoảng đâu hai ba tháng) nó bay hơi hết sạch. Có thể lọ đựng có chỗ hở, nhưng như vậy thì nguy hiểm quá. Mình đã từng làm thí nghiệm với Na đây. Cho Na kim loại vào nước, lượng trung. Nổ khá mạnh đó. Có lần mình làm thí nghiệm đó mà bị xút bắn vào mắt, rát khủng khiếp, phải chạy đi xối nước gấp. Rõ ràng khi làm thí nghiệm chúng ta đôi lúc còn chủ quan, đôi lúc lại cẩn thận quá.
anh ơi lần kia thực hành hóa thấy cô cắt mẩu Na ra nhưng sao em thấy nó hok bị bốc cháy là oxi hóa vậy anh ? :24h_057:
hê trong không khí thì nó chỉ xỉn đi thôi chứ cháy sao được hả bạn!tất nhiên nếu độ ẩm khôngkhis quá cao thì mình ko chắc.