Bàn về xúc tác xử lý khí thải từ các phương tiện giao thông

Hic, ng ta bây giờ xài chuẩn EURO IV k hà, mấy ông bộ GTVT cứ cho EURO II là quý hóa lắm rồi nên mấy hãng xe dại gì mà k ăn bớt option

Đúng vậy, EURO IV đang xài, còn hướng đến là EURO V

                            CO	HC	HC+NOx	NOx	PM

Euro 4 2005.01 0.50 - 0.30 0.25 0.025 Euro 5‡ mid-2008 0.50 - 0.25 0.20 0.005

Em thấy hình như khi sử dụng xúc tác quang hóa để xử lý khí người ta thường modify các oxid hay kim loại có khả năng hấp phụ khí tốt như V205,MoO3,Pt,C… hệ TiO2/ZnO hay TiO2/Ag+ người ta dùng để xử lý nước thải nhiễm bẩn nhiều hơn. Giá thành của các loại xúc tác quang hóa có đắt không? Hình như ở Việt Nam laoij xúc tác này chưa được ứng dụng rộng rãi lắm?

Mình thấy chemvn cũng khá quan tâm đến mảng xúc tác trên TiO2 đấy! Bạn cũng hiểu khá rõ về principal của quá trình xúc tác dị thể nữa. Cố gắng online thảo luận nhé. Trả lời cho câu hỏi của bạn. TiO2 trong quang xúc tác đều dùng trong xử lý khí bẩn và nước bẩn như bạn đã nói. Tất nhiên hiệu quả với khí luôn cao hơn chủ yếu là vấn đề diffusion velocity. Vì vậy trong xử lý nước chủ yếu người ta tập trung vào modifications để tăng yếu tố này. Một phương pháp rất mới hiện nay trong xử lý nước trên quang xúc tác TiO2 là dùng “Single-bubble sonoluminescence (SBSL)”. Mặt khác, người ta cũng tập trung rất nhiều vào thiết kế các hệ xúc tác bền hơn để có thể hoạt động lâu hơn. CÒn trong vấn đề modification về bản chất hóa học thì không nhiều đâu. Bạn cũng thấy cơ chế của quang xúc tác vẫn chủ yếu quan trọng là thành phần của TiO2 thôi. CÓ chăng chỉ cố gắng làm tăng tính chất của substrat mà thôi vì trong nước không nên dùng TiO2 dạng powder vì như vậy sẽ rất khó để tách các chất sau khi đã xử lý ra khỏi hệ xúc tác và một số nguyên nhân khác nữa, nếu muốn, mình sẽ nói kỹ hơn. Bạn hình dung ra được bản chất ở đây chứ!

Không biết nguyencyberchem nghĩ thế nào về triển vọng của Cu-ZSM-5 trong lĩnh vực này?

Mình cũng không biết nhiều về hướng Cu-ZSM-5(vì chưa làm việc trên hệ này bao giờ cả). Mình sẽ cố gắng tìm hiểu.

Thế lúc trước ông thêm một ít TiO2 vào thì kết quả thế nào?

Ông hỏi kỹ hơn 1 chút đi. vào hệ nào? Thực ra tui làm TiO2 là cho quang xúc tác. Còn xử lý khí thải thì không dùng TiO2, chủ yếu trên hệ Pf-Rh/BaO/Al2O3 thôi

Cái này nè, ông chỉ tạo TiO2 thin film làm xúc tác quang hóa thôi à? Ông mix một lượng nhỏ vào hệ Pt-Rh/BaO/Al2O3 thử xem kết quả thế nào.

Hic, bây giờ đề tài của tui sắp phải chuyển hướng rồi. Tui không nghiên cứu tập trung vào stoke NOx nữa (Pt-BaO) mà tập trung vào phần reduction NOx sau khi desorption diễn ra ở pha rich-burn. Không tiến hành điều chế xúc tác này nữa. CHuyển sang vấn đề là khử chọn lọc NOx thành N2 chứ không phải NH3 hay N2O. Cũng mệt thấy mồ. CÒn TiO2 mix với BaO cũng là hướng rất hay, nhất là vì TiO2 ít bị nhiễm độc bởi S hơn, nhưng cũng có capacity NOx thấp hơn BaO. Để khi nào hỏi mấy đứa trong lab coi đã mix thử chưa và kết quả ra sao.

Tui có đọc một bài báo, ở đó họ làm 2 hệ Pt-BaO/Al2O3 và Pt-TiO2/Al2O3 và so sánh với nhau. Mỗi hệ đều có lợi thể riêng, nhưng không hiểu sao họ lại không thử mix cả hai với nhau nữa. Không biết do có problem gì hay tác giả lại muốn “câu” để đang trong số sau?? hehe

Ông xem bài này coi, nó mix với TiO2 và dope thêm cả Li nè. Thú vị lắm.

Ha, thanks ông! Bài này thì tui đọc rồi. Vấn đề chính là hệ này chỉ áp dụng được ở Nhật Bản, nơi hàm lượng S trong xăng là thấp hơn 30%. Cái này tui cũng coi kỹ lắm rồi, đây là hướng của Toyota

Ông nói lại coi, hàm lượng S gì trong xăng tới 30%, xăng này chắc ông tinh chế từ dầu thô trên sao hỏa quá… hehe…

Chết cha; sorry 30 ppm. Mới ngủ dậy, mắt mũi kèm nhèm nên đánh bậy, sorry. Thực ra thì với TiO2 sẽ giúp tăng khả năng chống nhiễm độc S, tuy nhiên lại làm giảm rất rõ khả năng stokage NOx và đẫn đến giảm hiệu suất khử NOx luôn. Đó là lí do tại sao pp này vận dụng hiệu quả tốt ở Nhật Bản mà ở Châu Âu vẫn gặp nhiều khó khăn ------> đau đầu thiệt

Trong xử lý khí thải thì hệ Cu-ZSM-5 được dùng như 1 xúc tác zeolith để xử lý NO bằng phản ứng phân hủy trực tiếp NO thành N2 và O2.

          NO--> N2  +   O2       delta H = -86KJ/mol            Ea= 364 Kj/mol
    (nếu ai có hứng thú, có thể thảo luận thêm về phản ứng này)

Có rất nhiều nghiên cứu trên hệ xúc tác này và nhận được kết quả có thể khái quát qua các điểm sau

  • Khả năng khử đạt maximum ở 500°C và sau đó hiệu quả khử giảm rất nhanh vì nhiệt độ cao hơn, NO sẽ ưu tiên giải hấp khỏi bề mặt xúc tác. -có sản phẩm phụ là NO2 -Hoạt tính xúc tác tăng lên khi tăng hàm lượng Cu, Cu cũng làm giảm sự nhiễm độc của hệ xúc tác này bởi O2, trong pứng này, O2 có bậc âm. -Hệ xúc tác này cũng bị nhiễm độc bởi SO2 -Cơ chế xúc tác là cơ chế redox, Cu2+ bị khử thành Cu+, Cu+ hấp phụ NO dưới dạng dinitrossyle

Kết luận là: Tuy có rất nhiều ưu thế, nhất là khả năng chống nhiễm độc O2, tuy nhiên do khung nhiệt độ khá hẹp 450-550°C nên vẫn rất khó khả thi để đưa vào áp dụng thực tế.

em cũng xin nói thêm hiện theo em biết (em ko up date)thì hiện nay không có một hộp xúc tác nào có thể xử lý tốt khí no và hợp chất nito nói chung. tất nhiên nhưng cái đang nghiên cứu thì em chịu nhưng giờ người ta vẫn chỉ chủ yếu là xử lý benzen hay so2 …

[-Hoạt tính xúc tác tăng lên khi tăng hàm lượng Cu, Cu cũng làm giảm sự nhiễm độc của hệ xúc tác này bởi O2, trong pứng này, O2 có bậc âm. -Hệ xúc tác này cũng bị nhiễm độc bởi SO2 -Cơ chế xúc tác là cơ chế redox, Cu2+ bị khử thành Cu+, Cu+ hấp phụ NO dưới dạng dinitrossyle

to nguyencyberchem anh nguyen thân mến đọc bài của anh em có một số thắc mắc mong anh giải đáp giúp như bậc của oxi âm ? hay cơ chế redox? hay như cái mà em thấy thâm quen hơn như háp phụ thì cũng không hiểu hấp phụ dạng dinitrossyle?mong ânh giải đáp giúp . vì em học kỹ thuật lên có nhiều cái không được đào tạo bài bạn như bên nghiên cứu mong anh giúp đỡ thêm. thân!

to huyngoc Trùi ui, lên forum là chia sẻ thảo luận chứ hok phải giúp đỡ gì hết trơn á Có mấy điều tâm sự với e hén:

  1. Anh nói dùng hệ zeolite ko khả thi chứ hok phải nói hệ xúc tác khác như 3 ways hay NOx trap
  2. Châu âu là euro V (đề tài anh đang làm) chứ hok phải EURO III ( tiêu chuẩn trên wiki có nhiều lắm)
  3. Bậc âm đơn giản là khi tăng nồng độ cấu tử có bậc âm, vận tốc phản ứng sẽ giảm
  4. NOx hấp phụ dưới dạng NO2 trên các tâm baz
  5. redox là oxi hóa khử thôi, hok có gì đặc biệt Em cứ nói nhu cầu của em, công việc của em, mọi người sẽ dễ dàng chia sẻ hơn Thân, chúc em vui và đẹp trai (đùa tí ^__^)

vầng lần sau em sẽ có ý thức hơn ok! em đang học về hóa dầu lên động nhiều tới mấy vụ xúc tác và mấy cái chuyển khối, chuyển nhiệt này nắm .vì vậy khi có bài nào về cái này là em nhậy cảm nắm hihif, mà học thì ít quá lên lền tảng không vững híc