Bài tập về nhận biết axit, bazo, chất lưỡng tính hay trung tính

Bài 1: Theo thuyết của Bronsted thì các chất sau đây đóng vai trò gì? Giải thích? NH4+, CH3COO-, NaHCO3, Ba2+, Al3+, S2-, H2PO4-, NO3-, SO32-, I-, HSO4-

Bài 2: a. Cho các tiểu phân sau: S2-, C6H5O-, Al(H2O)3+, Cl-, Na+, Zn(OH)2, Chất nào đóng vai axit, bazo, chất lưỡng tính hay trung tính? Giải thích. b, hoà tan 5 muối NaCl, NH4Cl, AlCl3, Na2S, C6H5ONa vào nước thành 5 dung dịch, sau thêm vào mỗi dung dịch vài giọt quỳ tím. hỏi dung dịch có màu gì? Tại sao?

Theo mình thì như thế này,bạn viết pt thủy phân của các chất thì sẽ biết được *NH4+ + H2O <–> NH3 + H3O+ => NH4+ nhường proton => NH4+ là acid theo Bronsted *CH3COO- + H2O <–> CH3COOH + OH- => CH3COO- là baz (nhận proton) *NaHCO3- –> Na+ + HCO3- HCO3- + H2O <–> CO3 2- + H3O+ HCO3- + H+ <–> H2CO3 => NaHCO3 là muối có anion lưỡng tính *Ba2+ ko thủy phân => trung tính *Al3+ + H2O <–> Al(OH)3 + H+ =>Al(OH)3 là baz => Al3+ là acid (liên hợp) *S2- + 2H2O <–> H2S + 2OH- =>S2- là baz *H2PO4- + H2O <–> H3PO4 + OH- H2PO4- + H2O <–> HPO42- + H+ => H2PO4- lưỡng tính

  • NO3- trung tính *SO32- là baz
  • I- là baz (rất yếu do acid liên hợp HI rất mạnh)
  • HSO4- lưỡng tính

a)*C6H5O- + H2O –> C6H5OH + OH- => baz *[Al(H2O)6]3+ + H2O <–> [Al(OH)(H2O)5]2+ + H3O+ => [Al(H2O)6]3+ là acid

  • Na+, Cl- trung tính
  • Zn(OH)2 + 2H+ <–> Zn2+ + 2H2O Zn(OH)2 + 2H2O <—> [Zn(OH)4]2- + 2H+ => Zn(OH)2 lưỡng tính b) NaCl => tím NH4Cl => hồng (do NH4+ thủy phân tạo mt acid) AlCl3 => hồng (Al3+ thủy phân tạo mt acid) Na2S => xanh (S2- thủy phân tạo mt baz) C6H5ONa => xanh (C6H5O- thủy phân tạo mt baz) Ko biết đ1ung ko!:24h_062:

bạn ơi HSO4- ko phải là lưỡng tính đâu nó là axit

bạn có thể nói rõ lý do tại sao đc ko?có phải vì Kb (trong dd nước) của HSO4- quá nhỏ phải ko bạn?Hay vì một lý do khác?Có khi nào trong một dung môi khác nước,HSO4-lại có khả năng nhận proton hay ko?

Ở mức độ PT, theo thuyết Bronsted thì HSO4- đóng vai trò là axit chứ không phải là lưỡng tính vì khả năng nhận proton H+ để thể hiện tính base rất kém: HSO4- +H2O<–>H2SO4+ OH-

Ở mức độ PT, theo thuyết Bronsted thì HSO4- đóng vai trò là axit chứ không phải là lưỡng tính vì khả năng nhận proton H+ để thể hiện tính base rất kém: HSO4- +H2O<–>H2SO4+ OH-

Cái này luôn đúng ở mọi trình độ đấy chứ? Nhưng nếu xét trong dung môi nước thôi nhé! Trong dung môi nước thì nấc 1 của H2SO4 phân li hoàn toàn, tương tự với HCl và HNO3. (Cái này được gọi là hiệu ứng san bằng)

bạn có thể tham khảo ý kiến của 2 thành viên trên đó, ý kiến cảu mình cũng gần như vậy

Cho em hỏi làm sao có thể nhận biết được cái nào là lưỡng tính vậy. :slight_smile:

Các chất lưỡng tính:

  • Axit - bazơ: Là các oxit, hiđroxit của các kim loại Al, Zn,…(như ZnO, Al(OH)3 …)
  • Muối: Có 2 loại: +) Muối axit của các axit đa chức có các nấc đề yếu. NaHCO3, Na2HPO4, NaH2PO4… +) Muối của axit yếu với bazơ yếu: CH3COONH4, (NH4)2S… (chủ yếu muối amoni của các axit yếu)
  • Các Aminoaxit: (NH2)a[b]R/bb

chất lưỡng tính là chất vừa có khả năng cho hoặc nhận Proton H+ (chất được hiểu là phân tử tồn tại độc lập). các hidroxit lưỡng tín, các anion gốc axit còn chứa H có khả năng cho proton của các axit trung bình yếu, yếu HCO3-, HS-… các hidroxit lưỡng tính thường gặp là : Cu(OH)2, Al(OH)3, Be(OH)2, Pb(OH)2, Cr(OH)3, Zn(OH)2

Ở mức độ THPT, ta xét khái niệm lưỡng tính theo Bronsted: là chất vừa có thể cho proton vừa có thể nhận proton H+. Khái niệm này có trong SGK 11. @heohoang: Cu(OH)2 không lưỡng tính theo chương trình PT hiện tại.

Vậy nếu giải thích theo thuyết Bronsted thì mình dùng phương trình để giải thích chất nào là Axit, Baz, hay Lưỡng tính hả anh Cám ơn anh :slight_smile:

Trích:Nguyên văn bởi kuteboy109
@heohoang: Cu(OH)2 không lưỡng tính theo chương trình PT hiện tại.

Cu(OH)2 theo SGK 11 là Hidroxit lưỡng tính mà anh

Cu(OH)2 theo SGK 11 là Hidroxit lưỡng tính mà anh

Happy Life hãy trích dẫn tên trang, SGK tái bản năm nào?

đúng là trong sgk viết là CU(OH)2 là lưỡng tính mà.ở trang 12 ấy.sách tái bản lần 2

Ở mức độ THPT, ta xét khái niệm lưỡng tính theo Bronsted: là chất vừa có thể cho proton vừa có thể nhận proton H+. Khái niệm này có trong SGK 11.

Theo tớ Cu(OH)2 có tính lưỡng tính .

Tính lưỡng tính của CuO thế hiện khi tan trong kiềm nóng chảy tạo thành cuprit : M2CuO2,M2CuO3 và cả MCuO2.

Cu(OH)2 không tan trong nước nhưng dễ tan trong dung dịch axit,dung dịch NH3 đặc và chỉ tan trong dung dịch kiềm 40% khi đun nóng Cu(OH)2+NaOH–>Na2[Cu(OH)4]

SGK 11 ( Tái bản mới nhất): chỉ khẳng định Cu(OH)2 có lưỡng tính chứ hoàn toàn không chứng minh bằng phương trình. Vấn đề này từng được các thầy ở Bộ bàn cãi gay gắt ( không tiện dẫn chứng) nhưng mình đã được tận tay tiến hành thí nghiệm, không cần những điều kiện quá khắc nghiệt như LÍ THUYẾT mà Darks đã nêu ra. Quan niệm lưỡng tính hay không còn phụ thuộc theo quan điểm mà bạn đề cập tới ( chứ không phải là “theo tớ”) và các điều kiện khác nữa.

SGK 11 ( Tái bản mới nhất): chỉ khẳng định Cu(OH)2 có lưỡng tính chứ hoàn toàn không chứng minh bằng phương trình. Vấn đề này từng được các thầy ở Bộ bàn cãi gay gắt ( không tiện dẫn chứng) nhưng mình đã được tận tay tiến hành thí nghiệm, không cần những điều kiện quá khắc nghiệt như LÍ THUYẾT mà Darks đã nêu ra. Quan niệm lưỡng tính hay không còn phụ thuộc theo quan điểm mà bạn đề cập tới ( chứ không phải là “theo tớ”) và các điều kiện khác nữa

Bạn có thể xem lại sách Hóa học vô cơ do thầy Hoàng Nhâm viết .Bạn nên xem kỹ lại các tài liệu trước khi phán xét người khác

Bạn Prayer nói đúng đấy. Trong giới hạn học sinh phổ thông thì… Đầu tiên chúng ta xét xem quan niệm lưỡng tính đó là theo thuyết gì, brontesd, lewis v…v… Và tìm các thông số chứng minh thuyết đó, vd như brontesd thì tìm ka của Cu2+ là rõ ngay, mình nhớ không lầm là ka không lớn lắm đâu, đang tìm lại số liệu cụ thể nên chưa post được PT tạo phức của Dark vẫn đúng theo thuyết lewis, còn thuyết khác thì chưa chắc…

Còn muốn đúng hoàn toàn thì …“hóa là môn khoa học thực nghiệm”… không gì hơn bằng thí nghiệm kiểm chứng - nhưng chuyện này là việc của các Chemist ^^!, ta không có bằng chứng gì ngồi đây cãi lý thuyết suông cũng không đi tới được vấn đề các bạn ạ