Bài tập pin điện và oxi hóa-khử

Mong các anh chị giúp em , hướng giải cũng được ạ: 1> Khả năng khử của Fe2+ trong môi trường axit hay kiềm mạnh hơn. Biết: Eo(Fe2+/Fe)=-0,44V; Eo(Fe3+/Fe)=-0,04V. kS [Fe(OH)2]=1,65.10^-15; kS[Fe(OH)3]=3,8.10^-38.

2>Một dung dịch ban đầu chứ Fe2+ và Fe3+ có cùng nồng độ 0,1M. pH của dung dịch điều chỉnh bằng 10 ( dd A). a) Tính nồng độ các ion Fe2+ và Fe3+ trong dung dịch A từ đó suy ra thế khử các cặp Fe3+/Fe2+ trong dung dịch. b) Người ta đưa một lượng dư mạt sắt vào dung dịch A ( pH vẫn bằng 10). Hiện tượng gì xảy ra. Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các ion Fe2+ và Fe3+ là bao nhiêu và thành phần kết tủa?

3>Để điều chế Cl2 trong phòng thí nghiệm vì sao người ta dùng HCl đặc tác dụng với K2Cr2O7 mà không dùng HCl loãng? Biết Eo(Cl2/Cl-)=Eo( Cr2O7 2-/Cr3+)=1,36V.

1/ Trong môi trường axit thì có Eo(Fe3+/Fe2+) Trong base thì có Eo(Fe(OH)3/Fe(OH)2) So sánh 2 cái Eo đấy xem cái nào lớn hơn thì Fe2+ ở môi trường đó có tính khử yếu hơn.

2/ a/ Dựa vào tích số tan với pH thế kia là tính được nồng độ Fe2+ và Fe3+ còn lại trong dung dịch rồi. Từ đó suy ra thế khử theo Nernst còn gì. b/ Tính 2 thế điện cực E Fe3+/Fe2+ và E Fe2+/Fe. So sánh 2 E đó xem có xảy ra phản ứng khử Fe3+ về Fe2+ không, nếu xảy ra thì tính K phản ứng. Nếu có xảy ra phản ứng và K rất lớn thì phải xét theo cân bằng ngược lại để mà tính nồng độ [Fe2+] và [Fe3+].

3/Bài toán đặc trưng rồi =.= Dùng mỗi phương trình Nernst là ra!

Nhờ anh giảng giúp em 2 bài nữa ạ: 1> Một pin được cấu tạo bởi 2 điện cực: điện cực 1 gồm 1 thanh Cu nhúng trong dung dịch Cu2+ 0,01M, điện cực 2 gồm một thanh Cu nhúng trong dung dịch [Cu(NH3)4]2+ 0,01M. Sức điện động của pin ở 25 độ C bằng 38 mV a> Xác định cực tính của 2 điện cực. b> Tính hằng số bền tổng hợp của phức [Cu(NH3)4]2+

2>Tính hằng số phân li của AcOH thông qua việc thiết lập pin như sau: (-)Pt, H2 (p=1atm)/AcOH (0,01M)// H+ (1,0M) / H2( p=1atm),Pt(+) Sức điện dộng của pin bằng 0,1998 V ( ở 25 độ C)

Ok. 1/ Pin này còn được gọi là pin nồng độ, 2 thế điện cực chênh nhau chỉ bởi nồng độ của Cu2+. Với cái [Cu(NH3)4]2+ thì trong dung dịch có 2 cách tính, 1 là tính E [Cu(NH3)4]2+/Cu, 2 là tính E Cu2+/Cu. Hai cách tính này đều cho kết quả giống nhau cả thôi :slight_smile: - hay nói cách khác, 2 thế điện cực này độ lớn như nhau. Để đơn giản ta tính theo cách 2. Lúc này trong dung dịch, ta xét cân bằng [Cu(NH3)4]2+ ----> Cu2+ + 4NH3 (beta*) Lúc này [Cu2+] được liên hệ bởi 1 biểu thức với 1 ẩn là (beta*) nhá - có sử dụng phép gần đúng cho nhanh - kèm theo bỏ qua phức hydroxo. Lắp [Cu2+] đó vào phương trình Nernst tính cho cực thứ 2. Nhận xét độ lớn giưa 2 thế điện cực để ra câu a. và tính toán tiếp bước còn lại để ra b luôn :slight_smile:

2/ Tương tự thế, chỉ là dạng toán tổ hợp 1 cân bằng khác với cân bằng oxi hóa khử. Bài này dễ tính toán hơn bài trên. Cực có [H+] = 1 M đã có E = 0 rồi. Xử lý nốt cực bên kia. Biết E ở cực bên kia, suy ra [H+] ở cực bên kia (bên Ac đó) theo phương trình Nernst. biết [H+] và biết nồng độ đầu của Acid thì suy ra Ka rồi chứ :dracula (

Mình rất cảm ơn mí pạn nhá,mình đag ngu phần nài ở tr`