Bài tập nhóm Halogen

hè hè… sai lầm rồi bạn… nói như bạn thì mình cũng có thể lập luận các siêu acid yếu hơn cả HClO4 :smiley: mà hơn hết các siêu acid chỉ có tác dụng với một số chất đặc thù thôi :smiley: mà HClO4 mạnh nhất trong các hợp chất vô cơ thì sai rồi Ka nó chỉ cỡ 10^8 thôi

Đi từ F đến I số lớp tăng dần, độ âm điện giảm dần, điện tích hạt nhân tăng dần, lực hút giữa nhân và các e hóa trị giảm dần ~~> khả năng nhận e giảm, khả năng nhường e tăng nên tính khử tăng. Vd: F2 + H2 -> 2HF ( nổ khi lạnh ) Cl2 + H2 -> 2HCl ( đk as) Br2 + H2 -> 2HBr ( xảy ra ở 200 độ C) I2 + H2 <-> 2HI ( xảy ra ở 450 độ C )

Điều này có thể cm bằng các pư sau: HI + H2SO4 -----> I2 + H2S + H2O HBr + H2SO4 -----> Br2 + SO2 + H2O –> I- có tính khử mạnh hơn Br- nó đưa lưu huỳnh xuống hóa trị -2 còn Br- chỉ đưa lưu huỳnh xuống +4 F-có độ âm điện lớn nhất nên trong các pư flo chỉ nhận thêm e chứ không nhường e trừ trường hợp điện phân nóng chảy hh gồm KF và HF thu được H2 và F2 chỉ khi đó flo dưới tác dụng của dòng điện mói chịu nhường e —> tính khử của flo là vô cùng yếu, là yếu nhất trong các halogen tiép đến là các pư: F2 + NaCl nóng chảy----> NaF + Cl2 -----> tính khử của Cl là mạnh hơn so với flo Cl2 + HBr----> HCl + Br2 -----> tính khử của brom mạnh hơn clo ----> tính khử của các ion tăng dần theo chiều F-<Cl-<Br-<I-

chứng minh điều trên chúng ta có thể dùng các phản ứng sau:

  • Với Clo và Flo ta dùng phản ứng với H2 chú ý đến điều kiện của phản ứng
  • với các halogen còn lại ta dùng phản ứng như các bạn đã nói : Cho halogen mạnh đẩy halogen yếu hơn ra khỏi muối

Các bạn giải thích giùm là tại sao tính axit của HCl < HBr < HI? Cảm ơn nhiều.

Do bán kính của Cl- < Br- < I- => độ dài LK H-X ( X là hal) tăng => khả năng xen fủ của H và X giảm => độ bền LK giảm => khả năng tách H+ dễ => tính acid tăng

Vậy với axit hữu cơ thì giải thích thế nào? Chẳng hạn so sánh tính axit của HCOOH và CH3COOH? Tiện cho mình hỏi luôn (cho đỡ lạc khỏi chủ đề halogen): So sánh tính khử của HCl, HBr và HI?

Để so sánh tính khử của HCl, HBr và HI ta có thể dùng H2SO4 đặc nóng. HCl không phản ứng/HBr cho sinh ra khí SO2/HI cho sinh ra khí H2S. Còn so sánh tính axit của hợp chất hữu cơ thì tức là so sánh khả năng phân li H+, khả năng này tùy thuộc vào liên kết H-X- và ảnh hưởng của các nhóm liên kết với -X- của chất. Nếu các nhóm liên kết và bản chất của X làm cho liên kết H-X- kém bền, dễ bị cắt đứt thì H trở nên linh động, khả năng phân li cho proton càng dễ. Từ đó suy ra HCOOH có tính axit mạnh hơn là CH3COOH

Ý của mình là muốn dựa vào cấu tạo hóa học của HCl, HBr, HI để so sánh tính khử của chúng chứ không phải là dựa vào phản ứng. Tức là tại sao HI lại dễ cho e nhất? Tương tự như vậy, H và CH3 khác nhau chỗ nào để làm cho độ linh động của H trong từng axit đó là khác nhau?

bạn thấy tính OXH của dãy F2 , Cl2, Br2, I2 giảm dần => tính khử của dãy F-, Cl-, Br-, I- tăng dần => tính khử của HI là mạnh nhất Còn HCOOH có tính acid mạnh hơn CH3COOH là do cái hiệu ứng cảm ứng thoai

Clo và Oxi,thằng nào có tính ôxi hóa mạnh hơn?Giải thích

cái này thì fụ thuộc vào t* thoai, ở t* thấp thì Cl2 OXH mạnh hơn, còn ở t* cao thì O2 OXH mạnh hơn

Mình ko phải là dân Hóa nên những cái như thế này thì mù tịt. Bạn có thể cho link về hiệu ứng này để mình nghiên cứu được ko (tiếng Việt hay tiếng Anh đều được). Nhưng đừng vượt kiến thức phổ thông nhiều quá nhé, nếu ko chắc mình ko hiểu.

cái nì khánh hok bít có ebook hay kô, shylock nhờ mấy anh chị tìm, dzí lại cái nì khánh coi trong sách mừ, nhóm -CH3 có hiệu ứng cảm ứng I+ yếu hơn so với -H

Hình như bác Khánh nhầm rùi.CH3 có +I yếu hơn +H chứ. THế hiệu ứng H có phải là chuyển dịch e không nhỉ?Nếu có thì tại sao nó làm bền cho cả cacboncation và cacbanion?

Chài ai, type nhầm, còn cái hiệu ứng siêu liên hợp, chemvn có thảo luận òy, dzô đây mà coi nhá http://www.compchem.hcmuns.edu.vn/chemvn/showthread.php?t=627