Cho mình hỏi nếu không dùng dd NH3 thì có cách nào nhận biết được hai dd là AlCl3 và ZnCl2 không?
mình ngĩ dùng NaOH đc ko bạn, 1 kết tủa nâu đỏ, một trắng xanh
Mình nghỉ nếu buộc dùng NH3 thì cũng có thể nhận biết đc vì Zn tạo phức amoniacat khi dư NH3 nên kẽm hidroxit tan ra
Mình nghỉ nếu buộc dùng NH3 thì cũng có thể nhận biết đc vì Zn tạo phức amoniacat khi dư NH3 nên kẽm hidroxit tan ra ] Bạn nên đọc kĩ câu hỏi trước khi comment! Thân!
Dùng HNO3 thử :022::020:
Ẹc, nhưng mà 2 cái kết tủa OH- của Al và Zn ko khác nhau là mấy. Chắc dùng NaOH ko đc bạn ạ! Mà có cái nào màu trắng xanh và nâu đỏ đâu nhỉ? Chắc bạn nhầm với Fe rồi!
Mọi người ơi! Giúp mình đi!
- Không cho dùng NH3 thì ta dùng các amin vậy.^^ Ví dụ như CH3NH2, phản ứng xảy ra tương tự NH3.
- Còn thích phức tạp thì điện phân dung dịch, hiện tượng khác nhau.
Đê nhận biết muối NHÔM và muối KẼM em có thể dùng dd-NH3,dd-H2S hoặc dd muối Na2S. Cụ thể:
- Với H2S: ZnCl2 sẽ tạo kết tủa trắng ZnS, nhưng trường hợp này chỉ đúng khi nồng độ ZnS đủ lớn mới được. Còn AlCl3 sẽ không có hiện tượng gì.
- Với Na2S: ZnCl2 sẽ tạo kết tủa trắng, còn AlCl3 sẽ tạo kết tủa KEO và có khí H2S thoát ra (có thể nhận dựa vào mùi). Ngoài ra còn có nhiều cách khác nữa, ví dụ dùng các chất hữu cơ… Các bạn có thể tham khảo cuốn Hóa học phân tích - Phần 2 “Phản ứng ion trong dung dịch” của thầy Nguyễn Tinh Dung (có ebooks trên mạng đấy)
Mình được biết là trong dd có sự thủy phân: Na2S -> Na+ + S2- S2- + H2O -> HS- + OH- Theo mình thì cả 2 muối Al3+ và Zn2+ đều có phản ứng như nhau, tức là tạo ra kết tủa và giải phóng H2S. Hai chất kết tủa này khó phân biệt được ( mình đã đc làm thí nghiệm ở trường ). Có ai có cách nào hiện tượng rõ hơn ko? Mình mong có câu trả lời sử dụng chất vô cơ.
Anh chị diễn dàn cho em hỏi bài này có được không ạ, thầy giáo đố lớp mà không ai giải được ạ.
Nghiền nhỏ thủy tinh (công thức Na2O.CaO.6SiO2) hòa vào trong nước có pha 1 ít Phenolphtalein Nêu hiện tượng và giải thích" Mong ai giải thích được tì giải thích giúp em ạ. Thanks
Theo mình thì hòa tan mấy thằng đó zô thì các oxit Na2O và CaO sẽ tác dụng với nước thàh kiềm, kiềm mà trong phenolphtalein thì màu gì nhỉ ??? Đồng thời anh nghĩ thằng SiO2 đó cũng tác dụng với 2 thằng kiềm này và tạo thành chất rắn mịn nữa
- Môi trường kiềm thì phenolphatalein từ không màu chuyển thành màu hồng.
- SiO2 hơi khó tan trong kiềm loãng đấy, tuy nhiên vẫn bị tan 1 phần.
Ai đó có thể giải thích tỉ mỉ giúp em được không, giải thích thế này thì hơi khó hiểu ạ.
Thực chất đây là câu đố mẹo của thầy em thôi. Mọi người đừng nhìn vào công thức thầy đưa ra mà nhầm tưởng hòa vào nước sẽ được dung dịch base nhé :))
Nhớ rằng đó là 1 thủy tinh - là dạng muối silicate (có công thức được viết dưới dạng kia để “đánh lừa” thôi!) - Na2SiO3.CaSiO3.4SiO2 - và thủy tinh trong thực tế không hề tan trong nước tạo dung dịch kiềm, do đó, câu trả lời là - ko có hiện tượng gì xảy ra hết!
Giúp em bài này với! Dùng H2O nhận biết 5 chất bột màu trắng: KNO3, K2CO3, K2SO3, BaCO3, BaSO4. Tks mọi người~!
chỉ được dùng nước thoi ha bạn không được dùng thêm chất nào khác nữa sao
Mình nghĩ thế này hok biết có đúng không, nếu không thì sửa dum nha:
- Trích mẫu thử. Cho các chất tren vào nước:
- Chất nào tan là KNO3, K2CO3 và K2SO3 (1)
- Chất không tan là BaSO4 và BaCO3 (2) Cho từng chất ở nhóm một tác dụng với từng chất ở nhóm 2: Chất nào không tan là BaSO4. Đến đây thì bó tay, ai giả dum tiếp được không??
@tieuthu: bạn ui, múôi ko tan tác dụng vs muối tan là ko đúg ùi @S.Y.K: bài này chỉ dùng nước thôi hả pạn? Có được dùng gì nữa ko?
Ban oi. Hinh nhu de bai thieu roi