Bài tập nguyên lý nồng độ dừng

ANH EM NGHIÁ THỬ BÀI TẬP NÀY COI : Sự phân hủy Ozon trong pha khí khi có mặt O2 ở 80 độ C chỉ ra rằng quy luật động học là phức tạp và phụ thuộc vào nồng độ( hoặc áp suất ) của O2 và O3 . Nếu [O2] >> [O3] thì pt động học có dạng :

  • d[O3]/dt = k(tn)[O3]^2 . [O2]^-1 Tuy nhiên nếu [O2]<<[O3] thì pt động học có dạng :
  • d[O3]/dt = k’ (tn).[O3] Người ta đã giả thiết cơ chế như sau : O3 <=> O2 + O thuận k1 , nghịch k(-1) ( NHANH ) O3 + O —> 2O2 (k2) (CHẬM) a/ Trên sơ đồ cơ chế trên , sử dụng nguyên lý Nồng độ ổn định đối với nguyên tử O , hãy thiết lập pt tốc độ phân hủy O3 . Hãy chứng tỏ rằng cơ chế trêu phù hợp với pt tốc độ đã nêu ở cả 2 giá trị lớn và bé của tỷ lệ [O2]/[O3]

b/Tìm biểu thức liên hệ k(tn) , k’ (tn) với k1, k(-1) và k2 .

CÁI NÀY THÌ MANG TÍNH TOÁN RA CHO VUI , CÒN VẤN ĐỂ CHỦ YẾU LÀ VIỆC SỬ DỤNG NGUYÊN LÝ NỒNG ĐỘ DỪNG. ANH EM CÓ ĐỀ XUẤT GÌ CÁCH GIẢI BÀI NÀY THÌ POST LÊN NHÉ , RỒI TA THẢO LUẬN THÊM VỀ VỤ NGUYÊN LÝ NỒNG ĐỘ DỪNG

Phù, type mệt quá…

Nguyên lý trạng thái ổn định cho rằng tại thời điểm nhất định, tốc độ hình thành và pư của chất trung gian là bằng nhau, nên nồng độ chất trung gian ko thay đổi, tốc độ biến đổi chất trung gian bằng 0.

Trước tiên là đưa cái đáp án cuả bài tập trên cho anh em tham khảo , BT chuẩn bị IChO 29th-Quebec, Canada (1997) . Bài tập số mấy em quên mất tiêu rồi ( hình như là 33 hay 34 gì đó , anh em vào đây down load về coi : http://forum.olympiavn.org/index.php?topic=128.new#new ) Tiếp tục với bài viết về cái vụ Nguyên lý Nồng độ Dừng cuả bác Quân ,em chưa đọc được cái image cuả bác nên cũng chả biết nói gì , thôi thì mượn tạm bài viết cuả anh Shin bên Olym để giới thiệu thêm về vụ Nguyên lý nồng độ Dừng ( nếu có trùng lặp với bài cuả bác Quân thì bác cứ del đi nhé ) Mà giờ em cũng lười post nên các bác vào đây đọc vậy : http://forum.olympiavn.org/index.php?topic=547.15

Giờ thì em đọc được bài giải của bác Quân rồi , có lẽ bác Quân hướng dẫn thêm các bậc đàn em cách sử dụng pp này và phép tính vi phân nhé ^^ !!!

Khi một phản ứng không nêu rõ dấu mũi tên 1 chiều hay 2 chiều mà ta muốn sử dụng phương pháp nồng đọ dừng có được không? VÍ DỤ :trong đề thi olympic của ĐỨC (có trong sách OLPHHVN&QT TẬP 4 BÀI H2O2 bị phân hủy khi có xúc tác I(-) ) TA PHẢI LÀM SAO CHO ĐÚNG NHỈ

Ko cho rõ chiều thuận nghich thì sao mà dùng pp nồng độ dừng được hả bạn ^^?

nhưng mà trong sách giải được mà