Bài tập Hoá vô cơ

Hình như đề bị thiếu pải ko bạn:“Hỗn hợp gồm x mol AOn có khối lượng phân tử trung bình là 37,6.”?

Tại sao trong hh D FeO với Fe3O4 ko bị H2 với CO khử

Người ta chỉ nói cho hh khí qua hh rắn thui mà, sau 1 thời gian khử nếu không nói gì đến sảy ra hoàn toàn thì phải xét tất cả các trường hợp chất có thể có trong D. Em đã mở ( có thể có) rồi mà.

[QUOTE=mapzhuang;70043]1.tỉ lệ khối lượng mol của hợp chất khí với H của R và oxit cao nhất của nó là 17:40.Hãy xác định R

2.Một nguyên tố B tạo thành 2 loại oxit có công thức AOx và AOy lần lượt chứa 50% và 60% oxi về khối lượng.Xác định nguyên tố B và công thức phân tử hai oxit.


  1. RHn; R2Om :(R+n)/(R+16m)=17/40 -> 40R+40n=17R+272m ->23R=272m-40n R=(272m-40n)/23 . Với n<=4, m<=3 -> n=2, m=3 : R=32:S
  2. 16x/A=1/1 ; 16y/A=3/2 -> x/y=2/3 AO2 và AO3 -> S: SO2, SO3.

3.Hợp chất khí vs H của 1 nguyên tố có dạng RH3 và oxit cao nhất của nó vs O chứa 25.92%R về khối lượng Tìm R,viết công thức oxit cao nhất và hợp chất hiđroxit tương ứng của R? (Tại sao Oxit cao nhất của RH3 là R205 ạk ??)

  • Vì là hợp chất khí với H có CT RH3 nên nguyên tố phải là nguyên tố phi kim, nhóm V. Vậy CT oxit cao nhất R2O5. 2R/80=25,92/74,08 -> R~14 : N, N2O5.

4.Kim loại R hóa trị II khi hòa tan hoàn toàn 6.082 g R vào ddHCl dư thu được 5.6 lít H2 đktc a,Tìm NTK trung bình của R b,Biết R có 3 đồng vị,tổng số khối của 3 đồng vị ấy là 75.Số khối của đồng vị thứ 2 là trung bình cộng của 2 đồng vị còn lại.Mặt khác đồng vị 3 có số nơtron nhiều hơn đồng vị 2 là 1 hạt và chiếm 11.4% về số nguyên tử.Ở đồng vị 1 có số nơtron = số Proton.Tìm A và tổng số nơtron mỗi đồng vị c,Xác định thphần % về số nguyên tử và về khối lượng mỗi đồng vị của nguyên tố R a. MR=6,082/0,25=24,328 b. 3P +P+P+P+3=75 -> P=12; A=24, N đv1=12, A=25; N đv2=13, N đv3=14.A=26 c. 26.0,114 + 25.x+24.(0,886-x)=24,328. Giải ra tìm x nhé.


5.Hòa tan hoàn toàn 8.94 kg hh na,ba,K vào H2O thu được dd X và 2.688 lít khí H2 đktc.dd Y gồm HCl và H2SO4 có tỉ lệ mol tương ứng 4:1 trung hòa dd X = dd Y.Tính tổng khối lượng các muối tạo thành?? nH+=0,24 mol. -> Trong Y có 0,16 mol HCl và 0,04 mol H2SO4 m Muối tạo thành =8,96+ 0,16.35,5 + 0,04.96=18,48 gam.

Tôi cũng có thắc mắc về câu hỏi này. Và tôi đã tìm trên mạng thì mới phát hiện ra là tác giả đã ghi sai đề. Thực ra, câu hỏi này nên ghi lại như sau: “… một viên thuốc có thể trung hòa khối lượng acid trong dạ dày gấp 47 lần khối lượng của chính viên thuốc này…” Đấy cũng chính là lý do tại sao đề tài cho biết khối lượng của viên thuốc này là 1,4g. Lúc đầu tôi cũng thắc mắc là tại sao đề bài lại cho con số này. Nó chẳng có liên hệ gì đến quá trình tính toán cả, đúng không? Giờ đây thì tôi đã hiểu ra tất cả. Em có thể tham khảo tài liệu trên mạng dưới đây để thấy rằng là tác giả đã ghi sai đề: http://www.curriki.org/xwiki/bin/view/Coll_Group_CLRN-OpenSourceChemistryCourse/Lab-Antacids

cho a gam hỗn hợp 3 kim loại Al,Fe,Cu vào 200 gam dung dịch HNO3 63% đặc nóng,sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và 7,168 lít NO2 ở 27,3 độ C ;1,1atm .chia dung dịch làm hai phần băng nhau : Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 3,41 gam Phần 2: cho tác dụng với dd NaOH dư sau phản ứng lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 2,4 gam chất rắn ,tính a

nNO2 = 0.32 mol Al - 3e ----> Al(3+) x----3x--------x Fe - 3e ----> Fe(3+) b----3b-------b Cu - 2e ----> Cu(2+) c------2c-----------c N(+5) + e —> N(+4) => 3x+3b+2c=0.32 Phần 1 thu được kết tủa là Al(OH)3 và Fe(OH)3 => 78x + 107b = 6.82 phần 2 thu được chất rắn là Fe2O3 và CuO => 80b + 80c = 4.8 => x=0.06, b=0.02, c=0.04 => a=5.3g

Các anh chị ơi giúp em mấy bài này đj.:018: câu 1. 1.1: Hỗn hợp X gồm khí sunfurơ và oxi có tỉ khối hơi so với hidro=19,2 a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích mỗi khí trong X b) Dẫn 3,584(l) hỗn hợp X(đkc) qua bột V2O5 nung nóng cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được hỗn hợp khí Y. Tính tỉ khối Y so với hidro 1.2: Khi cho a(g) dd H2SO4 nồng độ A% tác dụng với 1 lượng hỗn hợp 2 kim loại Na và Mg(cùng dư) thì khối lượng H2 tạo thành là 0,05a (g). Xác định A% Câu 2: Khuấy kĩ m(g) bột kim loại M hóa trị II với V(ml) dd CuSO4 0,2M. Phản ứng xong, lọc tách được 7,72(g) chất rắn A. Cho 1,93(g) A tác dụng với lượng dư dd HCl thấy thoát ra 224(ml) khí (đkc). Cho 5,79(g) A tác dụng với lượng dư dd AgNO3 thu được 19,44(g) chất rắn Hãy tính m,V và xác định kim loại. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn:24h_027:

Mình giúp bạn nhé a/ hh khí gồm có SO2 và O2, gọi a là % thể tích của SO2, => phần trăm thể tích cảu O2 là 100 -a

Ta có dX/H2 = 19.2 <=> 64a + 32(100-a) = 19.22(a + 100 -a ) Bạn giải pt đó tìm ra a = 80 () =&gt; Phần trăm thể tích của SO2 là 20, còn lại 80% là O2

b/ 2SO2 + O2 = 2SO3

nX = 0.16mol nSO2 = 20% * 0.16 = 0.032 mol nO2 = 80% * 0.16 = 0.128 mol => SO2 hết, O2 dư => hh khí sau phản ứng là O2 = 0.112 mol nSO3 = 0.032mol dY/H2 = [(0.03280 + 0.01232)/(0.032 + 0.012)]/2 = 33.5

M + CuSO4 = MSO4 + Cu

7.72 g chất rắn là gồm có M dư và Cu đc tạo thành, chỗ này bạn lưu ý lâp luận bằng dữ kiện thứ 2 :" A td vs HCl thì thoát khí, Cu ko thể td, chứng tỏ hỗn hợp còn dư M"

KHi cho td vs HCl, thì chỉ có M td thôi M + 2HCl = MCl2 + H2

nH2 = 0.01 mol => nM( trong 1.93 g A) =0.01 mol Theo quy tắc tam suất thì ta có thế này 0.01 mol ----- 1.93 g ?? mol --------7.72 g => nM(trong 7.72 g A) = 0.04 mol

Đọc tiếp đề bài : CHo hh A td vs AgNO3 dư, ở đây thì ta có thứ tự phản ứng xảy ra

M + 2AgNO3 = M(NO3)2 + 2Ag (1) 0.03------------------------------0.06mol Cu + 2AgNO3 = Cu(NO3)2 + 2Ag (2)

Sử dụng lại quy tắc tam suất nhé 0.01mol ----- 1.93 g ?? mol --------5.79g => nM( trong 5.79g A) = 0.03 mol

mAg (2) = 19.44 - 0.06*108 = 12.96 g => nAg(2) = 0.12mol => nCu(trong 5.79g) = 0.06 mol Theo quy tắc tam suất => nCu(trong 7.72) =0.08 mol

Ta đã có dữ kiện đầy đủ để tính toán ra kết quả cuối cùng nCu ( trong 7.72g) = nCuSO4 = 0.08 mol => V CuSO4 = 0.4 l = 400ml mM = 7.72 - 0.08*64 =2.6 g nM ( trong 7.72 g A) = 0.04 mol ( tính tương tự bằng quy tắc tam suất) = 0.04 mol => M= 65 đvC ( Zn )

cho em hỏi bài này với ạ Nung 8,08g 1 muối A, thu được các sản phẩm khí và 1,6g 1 hợp chất rắn ko tan trong nc. Nếu cho sp khí đi qua 200g dd natri hidroxit nồng độ 1,2% ở đk xác định thì tác dụng vừa đủ và được 1 dd gồm 1 muối có nồng độ 2,47%. Viết công thức phân tử của muối A nếu khi nung số oxi hóa của kl ko biến đổi. ( ĐẠi học Y dược TPHCM năm 1992)

:014:

m hh khí =6,48 . nNaOH=0,06 mol. m Muối = (200+6,48).0,0247=5,1 gam. Gọi muối là NaxA. -> mA^x- = 3,72 gam. Xét x=1 -> M A- =62 gam. NO3- Xét X=2 -> MA2- =124 gam. loại Xét x=3 -> MA3- =186 gam. loại. Gọi Muối bị phân hủy là M(NO3)n n<=3. Nếu n=1 -> nM2O=0,03 -> M oxit=53,3 loại. nếu n=2 -> nMO = 0,03 -> M oxit = 53,3 loại. nếu n=3 -> nM2O3=0,01 -> M oxit =160 gam. -> M=56 là Fe: Vậy CTHH của muối là Fe(NO3)3.

dY/H2 = [(0.03280 + 0.01232)/(0.032 + 0.012)]/2 = 33.5 theo em nghĩ nó phải là 0,112 chứ.

chị ơi giúp em chỗ này em chưa hiểu
sao công thức lại là NaxA được A là muối mà cả khối kg nữa ạ từ cái nào ra đấy ạ

tại sao các loại phân bón như NaNO3 và Ca(NO3)2 được dùng để bón cho đất chua làm giảm độ chua của đất ? Làm hộ em cái

À đó là tớ gọi muối thôi , không nhìn nên trùng với A trên đề, bạn có thể gọi muối là NaxY cũng được. Ở trên m muối NaxY=5,1 gam, với nNa=nNaOH=0,06 mol, từ đó -> mY^x- = 5,1-0,06.23=3,72 gam. Chắc đến đây bạn hiểu rồi.

Theo tớ khi vào dd thì có sự phân li thành ion; NaNO3 -> Na+ + NO3- Ca(NO3)2 -> Ca2+ + NO3- NO3- + H+ -> HNO3 HNO3 được cây hấp thụ còn lại các cation Na+; Ca2+ trong đất kết hợp với gốc axit có trong đất chua. Vì vậy mà làm cho đất giảm độ chua của đất. Hi chỉ là sự suy luận theo đầu bài không biết đúng không mong mọi người thông cảm.

Hòa tan hoàn toàn 7,2 gam hỗn hợp kim loại kiềm A và kim loại kiềm thổ B vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí H2 . Xác định hai kim loại

Hòa tan hoàn toàn 7,2 gam hỗn hợp kim loại kiềm A và kim loại kiềm thổ B vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí H2 . Xác định hai kim loại

Gọi số mol A và B lần lượt là x,y (mol ).Ta có hệ phương trình sau : Ax+By=7.2 0.5x+y=0.25 –> 14.4 < A,B < 28.8 Vậy kim loại kiềm A là Natri, kim loại kiềm thổ B là Magie

Bài này làm theo cách tính hóa trị trung bình cho dễ. Gọi 2 kim loại chung là M hóa trị n ta có: M + nHCl -> MCln + 0,5nH2 1…0,5n 1/2n…0,25 M =14,4n . với n>=1 ; n<=2 -> M[14,4;28,8] : Vậy hai kim loại là Na, Mg.