Mình lập ra chủ đề này nhằm đăng tải các bài tập của chuyên ngành hóa Vô Cơ và các bài tập khác nếu có liên quan đến Vô Cơ. Mục tiêu của nó là giúp đỡ sinh viên hiểu hơn Hóa Học Thông qua việc giải bài tập. Bài tập minh hoạ: Sắt (III) dithiocarbamate có moment từ phụ thuộc vào nhiệt độ. Vận dụng thuyết trường tinh thể, giải thích các vấn đề sau: a. Viết cấu hình điện tử của phức ở nhiệt độ thấp (100 K). Có bao nhiêu điện tử không ghép đôi. b. Tại sao khi nhiệt độ tăng, moment từ của phức tăng. c. Moment từ của phức thay đổi thế nào khi thay đổi áp suất ở điều kiện đẳng nhiệt. Giải thích.
Bài tập vô cơ tiếp theo: a. Vẽ cấu hình điện tử của các nguyên tử trung tâm trong các phức chất:[Pd(NH3)4]2+, [Zn(NH3)4]2+, [Co(NH3)6]3+ theo thuyết trường phối tử. Dự đoán màu của các phức chất này trong dung dịch. b. Dung dịch sắt sulfate trong nước có tính thuận từ (paramagnetic). Khi cho Natri cyanua vào dung dịch sắt sulfate trên thì dung dịch lại có tính nghịch từ (diamagnetic). Vận dụng thuyết trường phối tử giải thích hiện tượng trên. c. Ion [M(CN)(NO2)(H2O)(NH3)]+ có hoạt tính quang (nghĩa là có thể bị kích thích bởi bức xạ). Hãy nêu nhận xét về cấu trúc hình học của phức chất trên. d. Dung dịch [Ni(H2O)6]2+ có màu xanh trong khi dung dịch của [Ni(CN)4]2- lại không màu. Giải thích dựa trên thuyết trường phối tử.
Em tra BHTTH thấy cấu hình e của Pd:(3d10)(4p6) như vậy trong phức ion Pd mất 2e cấu hình còn lại là :(3d10)(4p4). Nếu đặt nó trong trường phối tử sự tách suy biến diễn ra ở orbital 4p trong các trường lực các AO_p ứng xử giống nhau đối với ảnh hưởng tách của trường lực nên cấu hình trong phức vẫn là 4p4.
Tương tự sự tách suy biến ở orbital d của Zn2+ sẽ diễn ra ở bộ 4d10, nếu biết trường lực có thể viết được ở hai mức năng lượng e (eg) hoặc t2 (t2g) đều bão hòa electron. Riêng Co3+ có cấu hình 3d7 nên trong trường bát diện (trường hợp này là chắc chắn dựa vào số phối trí, hic nhưng lỡ xui nó thành lăng trụ đáy tam giác thì chắc cũng pó tay) sẽ tách thành 2 mức eg và t2g, cấu hình electron: (t2g)6 (eg)1 Em nghĩ với Pd và Zn sự kích thích điện tử có thể phải cần năng lượng lớn (không có chuyển mức d-d) thành ra trong vùng khả kiến sẽ tối hù, cho nên phức phải trong suốt. Ngược lại ở Co3+ có chuyển mức d-d có thể có màu trong vùng khả kiến
b. Dung dịch sắt sulfate trong nước có tính thuận từ (paramagnetic). Khi cho Natri cyanua vào dung dịch sắt sulfate trên thì dung dịch lại có tính nghịch từ (diamagnetic). Vận dụng thuyết trường phối tử giải thích hiện tượng trên.
Em nghĩ cái này có thể giải thích nhờ dãy phổ hóa học. Trong đó, trường lực của CN- rất mạnh so với SO4)2- do đó mà năng lượng tách trường tinh thể rất lớn cấu hình electron ưu tiên trong phức sắt cianur là electron điền vào mức năng lượng thấp, nghĩa là xu hướng ghép đôi electron tăng lên làm giảm từ tính.
c. Ion [M(CN)(NO2)(H2O)(NH3)]+ có hoạt tính quang (nghĩa là có thể bị kích thích bởi bức xạ). Hãy nêu nhận xét về cấu trúc hình học của phức chất trên.[\quote] Hic cái này em bó tay
[quote] d. Dung dịch [Ni(H2O)6]2+ có màu xanh trong khi dung dịch của [Ni(CN)4]2- lại không màu. Giải thích dựa trên thuyết trường phối tử.
Em nghĩ cái này giải thích giống từ tính, nhưng thay vì sự ghép electron trường hợp này nhấn mạnh tới mức độ tách cao tới nổi sự kích thích electron trong chuyển mức d-d phải cần tới photon có tần số nằm trong vùng tử ngoại quá?
Chỗ nào sai thầy gợi ý cho em với he thầy
nhờ các bro giúp mình bài nhiễu xạ tia X này!!! mình đang vướng ở chỗ quy về góc θ có đơn vị bằng độ" “Một kĩ thuật viên đã đo các độ dài S1 (mm) trên các tấm phim chụp từ buồng Debye của một mẫu vật liệu (đa được biết có cấu trúc lập phương) và ghi kết quả trong bảng sau theo thứ tự các vạch nhiễu xạ: 36 41.5 60.5 72 76 90.5 101.5 105 121 biết bán kính buồng Debye là 57.35 mm và tia X sử dụng phát ra từ bia bằng crom có bước sóng lamđa = 2.2909 angstron. Từ kết quả này, xác định kiểu cấu trúc lập phương và thông số mạng a?” Thanks mọi ng nhìu lắm!!!
Cho em hỏi cách giải mấy bài điện li chút ạ 1/Tính pH trong hệ gồm succinic acid 3.10-3 M, Na2C2O4 2.10-3M, NaHC2O4 10-1M, pKa1 = 4,207, pKa2 = 5,636. 2/Tính pH của hh A: CH3COOH 0,01M (pKa = 4,76), succinic acid 0,05M, citric acid 0,005M (pK1 = 3,128 , pK2 = 4,761, pK3 = 6,936).
1/ Một nguyên tử X có tổng số hạt trong nguyên tử là 58. Số khối của nó nhỏ hơn 40.Hãy tính số P, N,e của X 2/Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị . Đồng vị X1 có tổng số hạt là 18. Đồng vị X2 có tổng số hạt là 20. Biết phần trăm các đồng vị trong X bằng nhau và các loại hạt trong X1 cũng bằng nhau. Tính nguyên tử khối trung bình của X.
1/ biện luận là ra liền 2/Nguyên tử khối trung bình của X là 13
thanks you